Bưởi là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó có nhiều vùng trồng lâu năm làm nên thương hiệu bưởi danh tiếng như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Da xanh, bưởi Năm roi. Bưởi là nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu hiện nay nên được sử dụng trong chăm sóc da căng khỏe, ngoài ra bưởi còn được sử dụng để chữa cảm cúm, ho, sốt, gội đầu,…
Mục lục
Thông tin khoa học
Mô tả
- Bưởi là loại cây to cao 10-13m, vỏ thân màu vàng nhạt, đôi khi ở kẽ nứt thân chảy ra một thứ gôm nhựa. Cành có gai dài, nhọn.
- Lá hình trứng, dài 11-12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.
- Hoa đều, to, mọc thành chùm 6-10 hoa, rất thơm.
- Quả hình cầu to, có khi to bằng đầu người lớn, vỏ dầy, màu thay đổi tùy theo giống.
Bộ phận dùng
- Lá, hoa, dịch ép múi bưởi, vỏ quả và hạt
Thu hái
- Người ta trồng chủ yếu để lấy quả ăn, lấy hoa ướp thơm thức ăn, bánh trái hoặc cất nước hoa bưởi. Người ta còn hái lá làm thuốc, thường chỉ dùng lá tươi.
- Người ta còn dùng vỏ quả và hạt bưởi sau khi đã ăn quả.
Một số giống bưởi nổi tiếng hiện nay
Bưởi Năm roi
Bưởi Năm roi là đặc sản của vùng đất Vĩnh Long nổi tiếng trên cả nước
Đây là giống đặc sản của tỉnh Vĩnh Long, vào những năm thuộc thập niên 1920, giống này lần đầu tiên được nhà vườn ở Bình Minh – Vĩnh Long đem đấu xảo và trở nên nổi tiếng từ đó.
- Bưởi Nam roi có mùi thơm, tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi và nhiều nước, thịt quả mềm, vị ngọt chua nhẹ
- Trọng lượng quả:1,2kg – 1,4kg
Bưởi Da xanh
Bưởi Da xanh đặc sản của tỉnh Bến Tre và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
Bưởi Da xanh có tên gọi như vậy là xuất phát từ đặc tính của quả khi chín vỏ quả vẫn giữ màu xanh. Bưởi Da xanh được xếp vào loại ây ăn quả đặc sản của tỉnh Bến Tre và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long từ những năm cuối thập niên 1990. Giống này có màu thịt quả đẹp, phẩm chất ngon.
- Quả thuộc loại quả khá to, có trọng lượng 1,6-2,0 kg, có 13-14 múi, thịt quả giòn, màu hồng, đỏ.
Bưởi Diễn
Bưởi Diễn được trồng lâu đời ở xã Phú Diễn – Từ Liêm nước tiếng cả miền Bắc
Có nguồn gốc từ giống bưởi ngọt Đoan Hùng, được trồng lâu đời ở xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội song chín muộn hơn, mã quả đẹp hơn và trở thành giống đặc sản của địa phương.
- Quả tròn hơi dẹt, khối lượng trung bình 0,8 – 1,2 kg/quả, có vỏ quả mỏng khi chín có màu vàng nhạt, múi bưởi dày, mọng nước, tép quả màu hung vàng, ăn có vị vị ngọt thanh mát.
Công dụng của quả bưởi
Theo Đông y, lá bưởi có vị đắng, thơm, tính ấm; tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm trừ đờm, hoạt huyết tiêu sưng. Vỏ quả vị đắng cay, tính bình; tác dụng trừ phong hóa đờm, tiêu tích, tiêu phù, hòa huyết giảm đau.
Múi bưởi vị ngọt, chua, mát; vào tỳ, vị, phế; tác dụng kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải tửu.
- Dùng tốt cho người bị đầy trướng đau tức vùng ngực bụng rối loạn tiêu hóa, nôn ói do nhiễm độc thai nghén, nôn ói do say tàu xe, viêm khí phế quản, viêm họng ho nhiều đàm, say bia rượu…
Pectin – vị thuốc quý có trong cùi bưởi, vỏ hạt bưởi
Pectin là chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín. Bản chất của nó là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt.
- Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin (khô), nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin (khô).
- Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin (khô), khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin (khô).
Pectin được tìm thấy trong bưởi đặc biệt là ở hạt và vỏ bưởi
Tác dụng dược lý của pectin:
Pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước. Nó không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều giá trị phòng, chữa bệnh như:
- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
- Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu.
- Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường.
- Sát trùng.
Bài thuốc chữa bệnh với quả Bưởi
Bài 1: hạt bưởi 15g giã nát sắc uống để chữa thoát vị, sa ruột, sa dạ dày tử cung, bôi ngoài để chữa lang ben bạch điến (theo kinh nghiệm dân gian).
Bài 2: xâu các hạt bưởi vào sợi dây thép, đốt trên ngọn lửa cho thành than, nghiền nhỏ; gội rửa nơi chốc bằng nước ấm, chấm khô, rắc bột thuốc. Ngày 1 – 2 lần; làm liên tục 5 – 7 ngày. Chữa chốc đầu trẻ em.
Bài 3: lá bưởi tươi kết hợp với nhiều lá thơm khác, nấu xông chữa cảm cúm, nhức đầu hoặc để gội đầu làm sạch gàu, tóc thơm bóng mượt, phòng trị nấm tóc và ngứa da đầu.
Bài 4: vỏ bưởi khô 4 – 12g, sắc uống hay kết hợp với các thuốc khác. Chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho.
Bài 5: vỏ bưởi đào 20 – 30g, mộc thông 20 – 30g, bồ hóng bếp 20 – 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g. Sắc uống ngày 2 lần, vào lúc đói, trước và sau khi uống ăn một khẩu mía. Chữa thũng trướng. Lưu ý: kiêng muối và chất mặn.
Bài 6: vỏ bưởi đào 600g, cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, bích ngọc đơn 400g, hồi hương 200g, quế thanh 200g, phèn phi 200g, phèn chua 100g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 20g. Tác dụng làm tiêu phù.
Tham khảo thêm:
- Bưởi là bài thuốc quý giúp giã rượu
- Hoa Bưởi ướp trà rất thơm ngon, giúp thanh nhiệt
- Lá và Vỏ quả bưởi cùng bồ kết đun nước tắm, gội đầu rất tốt
- Ăn bưởi tốt cho người giảm béo, người bệnh tim mạch.
Xem thêm: Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ
Nguồn: Sưu tầm