Viêm họng là hiện tượng khi các vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc họng và gây viêm. Chúng ta có thể bị viêm họng bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thường gặp nhất là khi thời tiết thay đổi gây đau họng nhức đầu mệt mỏi,… Để làm giảm tình trạng này dân gian thường dùng các loại cây cỏ tự nhiên có sẵn xung quanh ta.
Mục lục
Một số bệnh liên quan đến viêm họng
Viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng bệnh khi các amidan bị sưng to sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn hoặc virus gây đau họng cùng các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi. Một số biểu hiện khác:
- Cổ họng đau
- Khi nuốt có cảm giác vướng víu, đau trong cổ họng
- Cơ thể mệt mỏi
- Cổ và hàm đau do sự sưng lên của hạch bạch huyết
- Khám thấy amidan có màu đỏ, sưng, xuất hiện các đốm mủ trắng hoặc vàng
Viêm amidan cũng là một dạng bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là vào những ngày tiết trời thay đổi. Ngoài ra, trẻ em, người có sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc có sự bất thường ở cấu trúc amidan… là những đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này.
Viêm thanh quản
Sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bị trào ngược dạ dày, hít phải khói độc, hét hoặc nói với âm lượng lớn… có thể dẫn đến bệnh viêm thanh quản.
Đặc trưng của chứng bệnh này là dây thanh âm trong họng bị viêm, khiến cho người bệnh khản tiếng hoặc mất giọng. Khi bị viêm thanh quản, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng sau:
- Mất giọng, khàn giọng
- Đau họng
- Ho
- Sốt nhẹ
- Hắng họng thường xuyên
- Ho, đau họng, khàn tiếng là triệu chứng bệnh viêm thanh quản
Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, thường trở nên nặng hơn sau khoảng 2 – 3 ngày. Khi những biểu hiện kéo dài trên 3 tuần, viêm thanh quản có thể đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngoài ra, nó có thể đi kèm với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan.
Cảm lạnh
Đôi khi cảm lạnh, chúng ta cũng có thể bị viêm họng. Bệnh thường do các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra, do đó nó có khả năng lây nhiễm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau họng
- Nhức đầu
- Hắt xì, đau cơ
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau nhức nhẹ
- Ho
- Sổ mũi, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh lá cây
- Ăn không ngon, chán ăn
- Sốt nhẹ
Những triệu chứng viêm họng thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Thời gian dễ lây nhiễm là trong 3 ngày hoặc tuần đầu tiên bị bệnh. Vì thế, không chỉ người bệnh mà những người xung quanh cũng cần phải chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây bệnh cho bản thân.
Chữa viêm họng bằng cây cỏ tự nhiên
Để khắc phục các triệu chứng đau họng nhức đầu mệt mỏi, bệnh nhân có thể áp các cách điều trị sau:
- Bài 1: Lá nụ áo (hay cây lu lu) nghiền nát cùng với chút muối, ngậm nuốt nước dần, ngậm 2 – 3 lần một ngày, liên tục 3 – 5 ngày. Trị các chứng cổ họng sưng đau, nuốt vướng…
- Bài 2: Lá mướp 2 – 3 lá, lá tỏi hoặc củ tỏi đem giã, chiết lấy nước cốt chia uống dần 2 – 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Bài 3: Quất hồng bì thêm chút muối ngậm nuốt nước dần cho tới khi khỏi, bài thuốc có tác dụng trị viêm họng, họng sưng đau, rát…
- Bài 4: Ô mai 2g, sài đất 4g, húng chanh 2g. Sắc ngậm nuốt dần, hoặc giã sống ngậm nuốt dần. Bài thuốc có tác dụng trị viêm đau họng, nói khó, nuốt vướng, khàn tiếng…
- Bài 5: Củ hoặc lá rẻ quạt, gừng tươi mỗi thứ 1 lát, nhai ngậm nuốt nước dần. Ngày 1 – 2 lần, bài thuốc có tác dụng trị viêm họng, họng sưng đau, thở khó, nuốt vướng, ăn uống không được…
- Bài 6: Đậu đen một lượng vừa phải sắc nước thật đặc, ngậm nuốt nước dần, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trị chứng sưng đau họng không nói được.
- Bài 7: Cỏ roi ngựa 1 nắm, cắt bỏ đầu giã nát, đổ vào bát nước, chiết lấy dịch uống 1 – 2 lần trong ngày. Trị chứng phong táo, viêm đau họng sưng lan ra má, ăn uống, cười nói khó khăn…
- Bài 8: Rau hẹ 1 nắm giã nát, có thể xào với giấm đắp ngoài cổ băng lại 5 – 6 tiếng, ngày thay thuốc 1 lần. Làm liên tục tới khi cải thiện được triệu chứng, trị chứng họng sưng đau, ăn uống khó khăn, khạc ra đờm, mủ…
Chú ý
Muốn điều trị viêm họng nhanh khỏi, tránh biến chứng, ngoài phát hiện sớm để điều trị kịp thời, triệt để, hằng ngày cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, hầu họng sau khi ăn, sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm bằng cách súc miệng nước muối nhạt thường xuyên.
Theo: Sức khỏe và đời sống