Chè vằng có vị hơi đắng, chát, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh. Nhân dân nhiều tỉnh thường dùng lá vằng phơi khô nấu hay pha nước uống hằng ngày hay cho phụ nữ sau khi đẻ uống nhằm đem lại tác dụng lợi sữa và phòng các nhiễm khuẩn sau đẻ.
Mục lục
- Thông tin khoa học
- Mô tả cây
- Công dụng
- Chữa mất ngủ, biếng ăn
- Dùng cho người cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
- Lợi sữa, giúp phụ nữ sau sinh hồi phục nhanh hơn
- Chữa áp xe vú
- Chữa kinh nguyệt không đều
- Làm lành vết thương, trị mụn trứng cá
- Giảm béo, giảm mỡ máu – công dụng điển hình của chè vằng
- Cách sử dụng chè vằng trong chữa bệnh
- Lưu ý khi sử dụng
Thông tin khoa học
- Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume
- Họ: Nhài (Oleaceae)
- Tên gọi khác: chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ.
Mô tả cây
- Cây chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn.
- Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5mm và vươn dài tới 15-20m, thân và cành đều nhẵn.
- Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm.
- Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng.
- Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hột ngô). Khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc.
- Mùa hóa-quả tháng 7-10.
Công dụng
Bộ phận có thể dùng làm thuốc là cành và lá chè vằng. Người ta thường phơi khô cành lá rồi hãm lấy nước uống. Ngoài ra một số nơi còn dùng lá chè vằng nấu cô đặc lại thành cao, gọi là cao chè vằng.
- Theo y học hiện đại, chè vằng có chứa chất alcaloid, nhựa, flavonoid. Đây là những chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, giúp vết thương nhanh lành, lợi tiểu, bảo vệ gan.
- Glycozit đắng kích thích sự ngon miệng, cải thiện tiêu hóa ở mức độ vừa phải. Ancaloid có tác dụng hạ huyết áp, chống ung thư, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
Dưới đây là những công dụng phổ biến của loại chè này:
Chữa mất ngủ, biếng ăn
- Tác dụng của chè vằng trong việc chữa mất ngủ và chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng chính là nhờ vào chất Glycozit đắng. Chất này tạo nên vị đắng khó uống của chè vằng, nhưng thật khó tin là nó lại kích thích vị giác của chúng ta, giúp các bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Dùng cho người cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Trong Đông y, các thầy thuốc thường chỉ định cho người cao huyết áp sử dụng chè vằng. Lý do là vì chè vằng chứa chất chống oxy hóa, làm giảm áp lực máu vào thành mạch, phòng ngừa cao huyết áp và chứng xơ vữa động mạch, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
- Chè vằng có khả năng kích thích tiêu hóa và đốt cháy mỡ thừa. Do đó uống chè vằng mỗi ngày là cách rất tốt để phòng ngừa bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
Lợi sữa, giúp phụ nữ sau sinh hồi phục nhanh hơn
Chất glycosit đắng có trong chè vằng giúp kích thích sự ngon miệng, giúp chị em phụ nữ sau sinh ăn uống ngon hơn, cơ thể tiết nhiều sữa hơn. Nếu chị em nào bị tắc sữa, mất sữa sau sinh cũng có thể sử dụng chè vằng để có sữa trở lại.
- Ngoài tác dụng lợi sữa, chè vằng còn chứa các chất alcaloid và flavonoid giúp kháng viêm, làm vết mổ nhanh lành, hạn chế viêm nhiễm phụ khoa, kích thích tử cung co bóp giúp đẩy máy huyết bên trong tử cung ra ngoài, phòng tránh hậu sản hiệu quả.
Chữa áp xe vú
- Chè vằng còn được ông bà ta sử dụng để chữa áp xe vú hiệu quả. Chè vằng tươi đem giã nát với cồn 50 độ, sau đó đắp lên phần ngực bị áp xe. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần trong 1 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn.
Chữa kinh nguyệt không đều
- Những bạn gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có kinh nguyệt thất thường có thể dùng chè vằng để điều hòa kinh nguyệt và giảm khả năng mắc các bệnh viêm phụ khoa.
Làm lành vết thương, trị mụn trứng cá
- Người ta hay lấy rễ cây chè vằng đem ngâm với giấm thanh để đắp lên nốt mụn giúp xẹp và khô cồi mụn rất nhanh. Đối với những người bị ngã, trầy xước, đứt tay,… thì có thể lấy lá chè vằng đun sôi, chắt lấy nước rửa vết thương. Điều này giúp cho vết thương mau lành và chống nhiễm trùng.
Tham khảo thêm: Các bài thuốc dân gian trị mụn bằng cây chó đẻ
Giảm béo, giảm mỡ máu – công dụng điển hình của chè vằng
Theo các chuyên gia, trong chè vằng chứa chất Glycozit đắng. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hủy lượng mỡ thừa và tiêu hóa thức ăn. Do đó chè vằng có tác dụng giảm béo rất tốt, nhất là đối với những người có lớp mỡ dày ở vùng bụng.
- Từ xa xưa nhiều chị em đã lựa chọn cách uống chè vằng để giảm béo và đã thành công.
- Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và cơ địa của từng người khác nhau mà khi uống chè vằng giảm béo sẽ cho những kết quả khác nhau.
- Một số người chỉ dùng mỗi chè vằng mà không chịu kết hợp với tập luyện và có chế độ ăn kiêng hợp lý, thì thường than trách sao mãi chả thấy giảm béo.
==> Trong khi đó, một số người uống chè vằng kết hợp với tập luyện thể thao thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ thì chỉ sau 2 tuần là đã cảm thấy cơ thể không còn nặng nề, lượng mỡ thừa giảm bớt đáng kể.
Bên cạnh tác dụng giảm béo tuyệt vời thì chè vằng còn được ví như “linh dược” cho người bệnh mỡ máu. Loại cây này giúp tăng cường quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Các hoạt chất có trong chè vằng thúc đẩy chuyển hóa mỡ thành năng lượng, kích thích một loại Enzym chuyển hóa từ Lipid sang Glycogen, sang Glucose. Đồng thời, ức chế Enzym chuyển hóa Glucose thành Glycogen thành mỡ. Đây là lý do vì sao việc sử dụng chè vằng vừa giảm béo, giảm mỡ máu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, không hề hư hao năng lượng của người bệnh.
Cách sử dụng chè vằng trong chữa bệnh
Sử dụng cao chè vằng
- Mỗi ngày cắt 1 miếng cao chè vằng khoảng 10 gam hòa với 2 lít nước sôi. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Sử dụng chè vằng khô:
- Mỗi ngày lấy khoảng 20 – 30 gam lá chè vằng khô đem đun với 2 lít nước trong 15 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
- Phụ nữ có thai không được uống chè vằng. Bởi chè vằng hỗ trợ co bóp cổ tử cung, nếu đang mang thai mà uống vào sẽ có thể bị sinh non, sảy thai.
- Chè vằng còn làm hạ huyết áp. Chính vì vậy chè vằng được liệt vào danh sách chống chỉ định với những bệnh nhân thường xuyên bị tụt huyết áp hoặc có huyết áp thấp. Nếu sử dụng sẽ bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
- Một số người bị dị ứng với các thành phần trong chè vằng cũng không nên dùng.