Cây ráy là một loại dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Bề ngoài của củ ráy thường dễ bị nhầm lần với những loại củ khác nên nhiều người không phân biệt được. Vậy củ ráy có ăn được không? Chúng thường được sử dụng để chữa những bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Củ ráy có ăn được không?
Cây ráy hay còn được biết đến với tên khoa học Alocasia macrorrhiza thuộc họ Araceae (Ráy), chúng còn có tên gọi khác là dạ vu, ráy dại. Cây ráy là một loại thực vật tự nhiên mọc hoang ở những vùng đất ẩm thấp, phổ biến ở nhiều quốc gia như Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam. Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, củ ráy thường bị nhầm lẫn với cây dọc mùng (bạc hà). Điều này đã dẫn tới nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc, sưng lưỡi, méo miệng sau khi ăn nhầm củ ráy.
Vậy củ ráy có ăn được không? Câu trả lời là KHÔNG.
Cây ráy là loại cây thân mềm, đại độc, thường mọc dại quanh khu vực đất ẩm ướt. Ngay cả khi sơ chế sạch phần thân rễ củ cây này, một số phản ứng như gây tê môi, lưỡi và sưng miệng vẫn có thể xảy ra. Củ ráy có chứa canxi oxalat hay còn gọi là raphite – là một tinh thể không hòa tan. Chất này có trong nhựa cây gây kích ứng, bỏng da, sưng khi tiếp xúc, đặc biệt là ở phần lưỡi, miệng, môi… khi ăn phải.
Theo đông y, củ ráy là loại củ có tính hàn và chứa nhiều độc tố. Nếu bạn ăn củ ráy chưa được chế biến có thể gây ngứa trong miệng và cổ họng. Từ những vết bỏng rát vùng lưỡi, miệng đến bỏng niêm mạc họng miệng, thậm chí nặng hơn có thể gây phù nề thanh quản, ngừng hô hấp và tử vong.
Vì thế củ ráy không được ăn tươi sống mà cần phải chế biến kĩ và chỉ sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc chế biến các vị thuốc y học cổ truyền từ củ ráy cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để giảm thiểu tình trạng kích ứng. Nếu bạn có ý định dùng củ ráy để chứa bệnh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để sử dụng nguyên liệu đúng cách, nâng cao hiệu quả hơn.
Cây ráy thường dùng để làm gì?
Cây ráy dại thường được dùng để làm nguyên liệu trong các bài thuốc Đông y. Từ thân, rễ, lá cây đều được sử dụng để chế biến thành thuốc. Quy trình thu hái và bào chế cụ thể là đào về, gọt bỏ vỏ, thái mỏng và ngâm trong nước sạch từ 5 đến 7 ngày, thay nước thường xuyên, phơi khô dưới ánh mặt trời, sau đó cho lên bếp sao vàng rồi đem cất bảo quản dùng dần.
Nghiên cứu cho thấy rằng củ ráy chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như coumarin, saponin, flavonoid. Cùng với các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali và vitamin A, D2, retinol. Do đó, củ ráy có thể được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh như:
Chữa bệnh xương khớp
Sử dụng củ ráy để chữa viêm da cơ địa là cách dân gian được nhiều người áp dụng. Để sử dụng phương pháp này thì bạn cần chuẩn bị lá lốt khô, củ ráy khô và chuối hột khô.
Đem tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc nước để uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa bệnh gout
Củ ráy là dược liệu có tính hàn và tác dụng thanh nhiệt giải độc. Cùng với các thành phần hóa học khác, được cho là có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn. Theo y học dân tộc, có một phương pháp chữa trị phổ biến cho bệnh gout là sử dụng củ ráy kết hợp với chuối hột.
Để sử dụng, hãy pha một thìa cà phê của hỗn hợp bột củ ráy và chuối hột với nước ấm. Theo kinh nghiệm y học dân tộc, việc duy trì liệu pháp này trong khoảng 1 đến 2 tháng có thể giúp bệnh gout dần dần thuyên giảm.
Tham khảo bài: Cách sử dụng củ ráy chữa gout
Chữa viêm da cơ địa
Củ ráy có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên hay được dùng để chữa viêm da cơ địa. Nguyên liệu cần sử dụng là củ ráy tươi, hồng đơn, dầu trẩu.
Củ ráy thái mỏng đun sôi cùng với dầu trẩu cho đến khi cháy đen thì bỏ bã và cho hồng đơn vào. Khuấy đều rồi vặn nhỏ lửa đên khi hồng đơn chảy hết. Khi cao đang nóng thì phun thêm nước vào, vừa phun vừa khuấy để khử độc. Làm sạch vùng da cần điều trị và bôi cao lên vùng da đó 1 lần/ ngày.
Chữa mụn nhọt
Phương pháp tự nhiên để chữa trị bệnh này là sử dụng củ ráy kết hợp với nghệ vàng tươi. Bạn có thể bắt đầu bằng cách giã nhuyễn củ ráy và nghệ tươi, sau đó đun nhừ cho đến khi hỗn hợp trở nên mịn.
Sau đó, áp dụng kem bôi này trực tiếp lên vùng da có mụn nhọt. Hỗn hợp này không chỉ giúp điều trị mụn mà còn giúp làm dịu da và hút mụn mủ, giúp da trở nên sạch sẽ và khỏe mạnh hơn
Chữa cảm sốt
Củ ráy đã được chứng minh là có công dụng hỗ trợ giảm sốt vật lý một cách hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể sử dụng củ ráy tươi, cắt đôi và chà sát lên vùng mu bàn tay để kiểm tra phản ứng của cơ thể.
Nếu không có biểu hiện dị ứng, bạn có thể tiếp tục sử dụng củ ráy để chà sát toàn bộ vùng lưng và phần sống lưng. Phần còn lại của củ ráy thái mỏng cho vào ấm và đun sôi với nước để tạo thành một loại nước củ ráy, người bệnh có thể uống trực tiếp.
Xem thêm: Củ ráy đánh cảm – mẹo dân gian hay tin đồn?
Những lưu ý khi sử dụng củ ráy để đảm bảo an toàn
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi chữa bệnh, bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:
- Khi chế biến củ ráy tươi hãy đeo bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp hạn chế nguy cơ kích ứng.
- Chế biến củ ráy cần thực hiện kỹ lưỡng và đảm bảo chín trước khi sử dụng để ngăn chặn tác động của canxi oxalat.
- Những người có cơ địa yếu hoặc dễ cảm giác lạnh nên hạn chế sử dụng củ ráy, vì nó có tính hàn.
- Bài thuốc từ củ ráy thường mất thời gian để có hiệu quả, vì vậy cần kiên trì trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên nặng nề, nên chuyên gia y tế để có phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.
- Các bài thuốc dân gian từ củ ráy chỉ thích hợp với các bệnh nhẹ và giai đoạn đầu của bệnh.
- Do cơ địa mỗi người khác nhau, phản ứng với củ ráy cũng sẽ khác nhau nên tốt nhất bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng.
- Tuyệt đối không nên ăn củ ráy tươi mà chưa được chế biến kỹ, vì điều này có thể gây ngứa rát miệng và cổ họng.
- Hãy phân biệt rõ giữa cây dọc mùng, cây khoai nước và cây ráy, để tránh nhầm lẫn gây ra ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.