Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Đặc điểm hình thái và cấu trúc phân tử của loài Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.) tại tỉnh Gia lai, Việt Nam.

Đặc điểm hình thái và cấu trúc phân tử của loài Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.) tại tỉnh Gia lai, Việt Nam.

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Danh ,Trần Minh Đức

Trường Trung cấp lâm nghiệp Tây Nguyên, P. Chi Lăng, Pleiku, Gia Lai, Việt Nam

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Gia Lai, 98B Phạm Văn Đồng, Plei Ku, Gia Lai, Việt Nam ,Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam

Mục lục

  • Tóm tắt
  • Đặt vấn đề
  • Đối tượng và phương pháp
    • 1. Đối tượng
    • 2. Phương pháp
  • Kết quả và thảo luận
    • 3.1. Hình thái
    • 3.2.Cấu trúc di truyền
  • Kết luận

Tóm tắt

Thông qua các thông số về hình thái lá, hoa, quả, và rễ củ, các tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus). Mặt khác, để tăng độ tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc phân tử của loài thực vật này để xác định các thông số về di truyền học thực vật gồm:

(1) Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự ITS1, mẫu phân tích (Analysis sample-AS) xếp gọn giữa taxa Asparagus racemosus GU474426 và taxa A. racemosus KR215620 đã được công bố trên GenBank với độ tin cậy (bootstrap) 99%; mẫu AS và taxa Asparagus cochinchinensis JN171595 và taxa A. Cochinchinensis JN171599 xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau;

(2) Trong cây phả hệ vùng trình tự matK, mẫu AS xếp chung nhóm với loài Asparagus rcemosus KR215620 với độ tin cậy (bootstrap) 64%; mẫu AS và loài Asparagus cochinchinensis xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau. Như vậy, loài thực vật thuộc chi Măng tây phân bố tự nhiên tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.).

Đặt vấn đề

Thiên môn chùm là một loài thảo dược quan trọng của Ấn Độ và vùng cận nhiệt đới. Việc sử dụng loài này để làm thuốc đã được trình bày trong Dược điển Ấn Độ, Vương quốc Anh và trong các hệ thống y học truyền thống như Ayurveda, Unani và Siddha .

Thiên môn chùm có hiệu quả cao trong điều trị các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản nữ, điều trị rối loạn sức khoẻ phụ nữ, tăng sinh lý, khả năng sinh sản và đặc biệt tăng tuyến sữa và điều hòa kinh nguyệt; ngăn ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ, truyền miễn dịch, cải thiện chức năng tâm thần, sức sống và sự dẻo dai cho cơ thể, điều trị rối loạn thần kinh, chứng khó tiêu, khối u, viêm, đau dây thần kinh, bệnh gan .Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ Thiên môn chùm liên tục gia tăng, dẫn đến nạn khai thác hủy diệt, môi trường sống tự nhiên bị đe dọa… Do đó, hoạt động bảo tồn và phát triển loài này là cấp bách và rất cần thiết.

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Thiên môn chùm từ Ấn Độ về để chế biến dược phẩm , trong khi loài thảo dược quý này có phân bố tự nhiên tại nước tanhưng chưa được nghiên cứu để sử dụng vì chưa có nghiên cứu sâu về phân loại để nhận diện chính xác loài Thiên môn chùm. Trong thực tế, một số loài thuộc chi Măng Tây có đặc điểm hình thái rất dễ nhầm lẫn với nhau. Điển hình là đặc điểm về cành dạng lá (diệp chi), cho nên nhiều thầy thuốc ngộ nhận loài Thiên môn chùm là Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis).

Từ những lý do trên, tác giả đã nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, đồng thời tiến hành phân tích cấu trúc phân tử nhằm cung cấp cơ sở khoa học để giám định chính xác loài thảo dược quý hiếm này, phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng, bảo tồn và phát triển tại Việt Nam

Đối tượng và phương pháp

1. Đối tượng

Loài Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.) có phân bố tự nhiên tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam.

2. Phương pháp

Mô tả đặc điểm hình thái:

  • Định tính: Quan sát, mô tả màu sắc, hình dạng các bộ phận thân, cành lá, hoa, quả, rễ củ của loài Thiên môn chùm.
  • Định lượng đo đếm chi tiết về số lượng, kích thước các bộ phận gồm thân, cành lá, hoa, quả, rễ củ của loài Thiên môn chùm. Sử dụng thước Panme để đo kích thước thân, lá, rễ củ và cân điện tử cỡ nhỏ để xác định khối lượng quả và hạt. Số lượng mẫu đảm bảo độ tin cậy trong xử lý thống kê (n ≥ 30).

Giám định:

  • Phương pháp hình thái so sánh: đối chiếu hình thái mẫu thực vật được cung cấp theo Phạm Hoàng Hộ, Flora of China, theplantlist.org.
  • Phương pháp sinh học phân tử: Phân tích di truyên từ mẫu lá loài Thiên Môn, sử dụng makers ITS 1, matK, so sánh trên ngân hàng gene chùm.

Kết quả và thảo luận

3.1. Hình thái

Thân cây:

Thân cây dạng thân leo dài 2 – 3m, đường kính 1,5 – 4.5mm ( trung bình 2,89mm), có gai nhọn, cứng, dài 2 – 5mm, hơi uốn cong về phía dưới. Thân và cành non nhẵn, màu xanh khi đang non và chuyển sang màu vàng xanh khi về già.

Lá:

Lá dạng vảy nhỏ ở phần thân sát gốc, sớm rụng . Lá giả do cành nhỏ phân hóa thành, thực hiện chức năng, sinh lý của lá màu xanh chụm 2 – 3, hay 2 – 6 thường là 3 (có khi lên đến 8) hơi cong, mặt cắt lá có 3 cạnh, dài 10 – 40mm, rộng 0,5 – 0,8mm.( Hình 1)

3.1. Hình thái 1

Hình 1. A. Thân chính mang hoa; B. Cành dạng lá của loài Thiên môn chùm

Hoa:

Hoa lưỡng tính, màu trắng kem, có mùi thơm dịu, mọc thành chùm đơn dài 1 – 4cm, cuống hoa dài 1.5 – 3mm; có 6 lá đài và 6 cánh hoa, 6 tiểu nhụy đều nhau, dài 0,7 mm; vòi nhụy ngắn, chẻ ba. Bầu noãn 3 buồng, không lông (Hình 2)

3.1. Hình thái 2

Hình 2. A. Cành mang hoa; B. Chùm hoa của loài Thiên môn chùm

Quả:

Phì quả có 3 mùi hơi tròn, có 3 ngăn, nhưng 1 – 2 ngăn thường không mang hạt.

Kích thước quả: Phần rộng nhất đạt 7,8 – 12,1 mm( trung bình 9,3mm); Phần hẹp nhất 6,7 – 11,7mm (trung bình 8,02 mm); chiều cao quả đạt 6,1 – 9 mm (trung bình đạt 7,2 mm). Quả khi chín có  màu đỏ, chứa 1 – 3 hạt [2], có khi 5 – 7 hạt; hạt màu đen bóng, hình elip hoặc hơi dẹt, đường kính  3,5 – 5,5 mm. Khối lượng 1.000 hạt khô (trong điều kiện bảo quản) là 64,25 gam, tương đương 1,0kg với 15.564 hạt (Hình 3).

3.1. Hình thái 3

Hình 3. A. Mặt cắt ngang quả; B. Hạt; C. Quả của loài Thiên môn chùm

Rễ củ:

Rễ củ thon đều dạng đũa, màu vàng nhạt, dài 10-40cm, cá biệt dài 100cm, đường kính 6-10mm, có tim ruột và ít rễ con.( Hình 4)

3.1. Hình thái 4

Hình 4 .A và B. Rễ củ của loài Thiên môn chùm

3.2.Cấu trúc di truyền

Giải trình tự ITS1 được mô phỏng lại

Chiều xuôi

3.2.Cấu trúc di truyền 1

Chiều ngược

3.2.Cấu trúc di truyền 2

Kết luận

Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, đồng thời tiến hành phân tích cấu trúc phân tử cung cấp cơ sở khoa học để giám định chính xác loài Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.) để phục vụ nhu cầu khai thác và sử dụng, bảo tồn và phát triển tại Việt Nam.

Mặt khác, các tác giả đã chỉ rõ sự khác biệt về di truyền cũng như đặc điểm hình thái của loài Thiên môn chùm so với loài Thiên môn đông đang được gây trồng và sử dụng rộng rãi, góp phần bổ sung vào danh mục tập đoàn cây thuốc bản địa có giá trị dược liệu và thương mại cao tại Việt Nam.

Tác giả: Vũ Kim Anh - 07/12/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Tầm gửi gạo Taxillus chinensis (DC) Dans. sống trên cây gạo

  • Câu chuyện về cây Trinh nữ hoàng cung

  • Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam

  • Cây mộc tặc

  • Tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑