Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Đặc điểm thực vật cây Bù Dẻ Lá Lớn thu hái tại Rừng quốc gia Đền Hùng

Đặc điểm thực vật cây Bù Dẻ Lá Lớn thu hái tại Rừng quốc gia Đền Hùng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mục lục

  • Đặt vấn đề
  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    • Đối tượng nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu
    • Xác định tên khoa học của loài
    • Đặc điểm hình thái
    • Sinh học và sinh thái
    • Cấu tạo giải phẫu
  • Bàn luận
  • Kết luận

Đặt vấn đề

Chi Uvaria L. (bù dẻ, bồ quả) là một trong những chi lớn nhất của họ Na (Annonaceae), phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới ẩm của Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Số lượng dao động 100-175 loài. Ở Việt Nam chi Uvaria có khoảng 16-17 loài , trong đó lại Rừng Quốc gia Đền Hùng có 2 loài được biết là U. macrophylla và U. boniana.

Cây bù dẻ, lá lớn hay bồ quả lá to (Uvaria littoralis (Blume) Blume, tên đồng nghĩa: Uvaria macrophylla Roxb.) được người dân địa phương gọi là dây dắt lá to, dất lông. Trên thế giới loài này phân bố Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, tới độ cao dưới 900 m, từ Thái Nguyên, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang.

Theo kinh nghiệm dân gian, bù dẻ lá lớn được dùng làm thuốc rễ có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt; lá có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho. Tại Trung Quốc, rễ cây được sử dụng làm thuốc an thần, chống nôn và chữa thấp khớp. Lá được sử dụng để giảm đau và sưng tấy. Theo các nghiên cứu gần đây, bù dẻ lá lớn có tác dụng gây độc đối với tế bào ung thư trên thử nghiệm in vitro.

Đặt vấn đề 1

Một số nơi ở tỉnh Phú Thọ, bù dẻ lá lớn còn được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh viêm gan. tuy nhiên hiện nay cây này chưa có chuyên luận trong Dược điển Việt Nam cũng như Dược điển một số nước khác. Ở trong nước chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống về thực vật, cấu tạo giải phẫu của bù dẻ lá lớn. Để góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu và kiểm nghiệm dược liệu, bài báo này công bố kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu, xác định tên khoa học của cây bù dẻ lá lớn thu hái tại Rừng Quốc gia Đền Hùng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được thu hái tại Rừng Quốc gia Đền Hùng (thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng) – xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vào tháng 4/2013 và tháng 01/2018. Các mẫu tiêu bản Có hoa, quả được lưu trữ tại: Bộ môn Dược liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ (số hiệu tiêu bản: nguyenmainam-BD01); Phòng Thực vật – Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật (số hiệu tiêu bản: TAM01).

Phương pháp nghiên cứu

  • Mẫu cây thu hái trong thời kỳ mang hoa, quả làm tiêu bản cây khô.
  • Mô tả đặc điểm thực vật bằng cách quan sát mắt thường, kính lúp, chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Xác định tên khoa học loài: so sánh, đối chiếu đặc điểm hình thái với bản mô tả và khóa phân loại thực vật trong các tài liệu chuyên khảo về thực vật: đối chiếu với các mẫu tiêu bản thực vật của Phòng Tiêu bản thực vật – Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp (Muséum national d’histoire naturelle).

Mô tả giải phẫu: Các tiêu bản giải phẫu (lá, thân. rễ) được làm theo phương pháp nhuộm kép (đỏ carmin và xanh methylen). Quan sát dưới kính hiển vi quang học và chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Kết quả nghiên cứu

Xác định tên khoa học của loài

Tiến hành phân tích, nghiên cứu đặc điểm hình thái của lá, thân, rễ; cấu tạo giải phẫu của hoa, quả và hạt của các mẫu. So sánh, đối chiếu với các tài liệu chuyên khảo mô tả về đặc điểm thực vật và các khóa phân loại thực vật của chi Uvaria L. và loài U. macrophylla Roxb. trong các tài liệu [1, 2, 4, 5]. Song song đối chiếu các mẫu tiêu bản thuộc vật số hiệu: MNHN-P-P00247989, MNHN-P-P00247991, MNHN-P-P00260058, MNHNP-P00260066, MNHN-P-P00260070 lưu trữ trong website của Phòng Tiêu bản thực vật – Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp, khẳng định các mẫu tiêu bản do nhóm tác giả thu thập tại Rừng Quốc gia Đền Hùng thuộc loài Uvaria macrophylla Roxb., họ Na (Annonaceae).

Kết quả nghiên cứu này được giám định bởi TS. Trần Thế Bách – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Với tiêu bản số TAM01 ngày 10/5/2013.

Đặc điểm hình thái

Dây leo thân gỗ cao trên 10 m. Cành non có lông tơ hình sao màu nâu.

Lá: Lá lớn, mọc cách, cỡ 10-28 x 5-10,5 cm, hình bầu dục hẹp hoặc hình trứng ngược, chóp lá có mũi nhọn ngắn đến dài, cỡ 6-30 mm; gốc lá hình tim, mặt trên nhẵn, gân chính có lông, mặt dưới có lông nhất là các gân; gân bên hình lông chim, 10-17 đội, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 2-8 mm, có lông tơ (hình 1-1); mặt dưới màu xanh lợt, mặt trên xanh thẫm.

Hoa: Hoa màu đỏ thẫm mọc đơn độc hoặc tập hợp 2-3 chiếc (hình 1-2 và 1-3); cuống hoa dài 1-2 cm, Có 3 lá bắc nhỏ ở gốc, hình trứng đến bầu dục rộng, mặt ngoài có lông màu hung, cỡ 2,5-6 x 3-4 mm.

  • Lá đài 3 chiếc hợp ở gốc thành đấu, mặt ngoài có lông tơ (hình 1-4). Hoa đều, lưỡng tính, 6 cánh, xếp lợp thành 2 vòng (hình 1-3).
  • Cánh hoa vòng ngoài hình trái xoan, vòng trong hình trứng ngược, Xòe ra khi hoa nở, 1,5- 1,6 x 1,3-1,4 cm, thường hợp nhau ở gốc, cả 2 mặt đều có lông (hình 1-5 và 1-6).
  • Nhị nhiều xếp thành 6-8 vòng; nhị lép xếp thành 1-2 vòng ở phía ngoài; kích thước nhỏ 6-8 x 1,5-2,5 mm, không có chỉ nhị; mào trung đội hình thìa hoặc hình lưỡi rộng bằng bao phấn (hình 1-7).
  • Bầu trên có nhiều lông; lá noãn nhiều, rời, hơi ngắn hơn nhị.
  • Đế hoa hình trụ, lồi.

Quả: Quả tú, mọng, gồm nhiều phân quả (20-50 quả) khi chín có màu đỏ cam. Phân quả hình cầu, thuôn, đường kính 10-15 mm, dài 10-22 mm, nhăn; cuống phân quả dài 15-20 mm; Vỏ quả dày 1-2 mm.

Hạt: Hạt hình bán cầu ở hai đầu quả, hạt ở giữa hình trụ dẹt lệch, đường kính 7-10 mm, màu nâu cánh gián, nhẵn bóng thường có 1-8 hạt xếp một hàng hoặc 2 hàng so lo dọc theo chiều quả

Đặc điểm hình thái 1

1. Cành mang lá; 2. Cụm hoa; 3. Hoa; 4. Đài hoa; 5. Cánh hoa vòng ngoài 6. Cánh hoa vòng trong; 7. Nhị 8. Bầu và lá noãn; 9. Lá noãn; 10. Quả; 11. Hạt

Sinh học và sinh thái

Cây mọc rải rác trong rừng, ven đường đi, trên đồi thấp trong Rừng Quốc gia Đền Hùng. Cây ra hoa tháng 3 – 11, có quả tháng 5 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Cấu tạo giải phẫu

Vi phẫu lá

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới đều được cấu tạo bởi một lớp tế bào mỏng, biểu bì trên còn mang lông che chở và không có lỗ khí. Nằm sát lớp biểu bì trên là mô giậu trên gồm một lớp tế bào hình trụ có thành hơi dày. Mô khuyết nằm giữa phần thịt lá, được cấu tạo bởi những tế bào không đều nhau, để hở những khoảng trống chứa đầy khí.

Phần gân lá gân giữa: Gân giữa lồi lên ở mặt dưới còn mặt trên hơi lõm. Biểu bì trên và biếu bì dưới đều được cấu tạo bởi một hàng tế bào, biểu bì trên còn mang lông che chở đa bào. Sát với lớp biểu bì trên và biểu bì dưới là mô dày: gồm 1-2 lớp tế bào mỏng. Sau đó là mô mềm gồm nhiều tế bào hình tròn, hình đa giác có kích thước không đều nhau, có màng mỏng bằng cellulose. Hệ thống dẫn là bó libe gỗ hình cung xếp xít nhau thành vòng nằm ở vị trí trung tâm của gân giữa. Vòng gỗ bắt màu xanh ở trong gồm 3 bó gỗ nhỏ đều có định hướng vào tâm, còn libe bắt màu đỏ ở phía ngoài xung quanh các bó gỗ thành một vòng cung lớn. Phía ngoài libe là các đám sợi libe hóa gỗ bắt màu xanh xếp liền nhau tạo thành vòng xung quanh bó libe – gỗ.

Cấu tạo giải phẫu 1

Vi phẫu thân

Ngoài cùng là lớp biểu bì cấu tạo bởi 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào. Màng tế bào hóa bần, bắt màu xanh. Mô mềm vỏ cấp một gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác không đều có thành mỏng.

Bó libe cấp một gồm những lớp tế bào bị ép bẹp màu đỏ sẫm, không nhìn rõ hình dạng tế bào, nằm trong mô mềm vỏ cấp một. Libe cấp hai bắt màu đỏ được cấu tạo xen kẽ giữa các đám sợi libe bắt màu xanh (libe kết tầng). Nằm xen kẽ giữa các đám libe và sợi libe cấp hai là tia ruột, được cấu tạo bởi 1-3 hàng tế bào có thành mỏng. Nằm ngay giữa libe và gỗ cấp hai là tầng phát sinh libe – gỗ gồm vài lớp tế bào có màng mỏng. Tiếp theo là gỗ cấp hai cấu tạo bởi những mạch gỗ có kích thước to, nhỏ khác nhau. Trong cùng là mô mềm ruột với những tế bào hình tròn to, nhỏ kích thước không đều nhau, có màng mỏng bằng cellulose.

Cấu tạo giải phẫu 2

Vi phẫu rễ

Ngoài cùng là lớp bần gồm vài hàng tế bào bần bắt màu xanh, xếp đều đặn thành những vòng tròn đồng tâm. Tiếp theo là mô mềm vỏ gồm một vài lớp tế bào có màng mỏng, xếp không đều, có các khoảng gian bào nhỏ.

Bó libe gỗ cấp hai gồm các bó mạch lớn, xếp theo lối chồng chất, libe bắt màu hồng nằm bên ngoài, gỗ nằm phía trong bắt màu xanh. Ở giữa là tầng phát sinh libe gỗ. Mỗi bó gỗ có 3-5 mạch gỗ lớn. Giữa các bó libe gỗ là các tia ruột. Tầng phát sinh libe gỗ nằm giữa libe cấp hai và gỗ cấp hai gồm nhiều lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, có màng mỏng, xếp thành dãy đều đặn. Trong cùng là mô mềm ruột với những tế bào hình tròn, có màng mỏng bằng cellulose, kích thước không đều nhau.

Cấu tạo giải phẫu 3

Bàn luận

Uvaria littoralis (Blume) Blume là tên khoa học hiện nay được chấp nhận (accepted name), Uvaria macrophylla Roxb. là tên đồng nghĩa, ngoài ra còn có 23 tên đồng nghĩa khác. Các tài liệu về thực vật và một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam chưa cập nhật, hầu hết sử dụng một trong hai tên đồng nghĩa Uvaria macrophylla Roxb. hoặc Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston dẫn đến sự chưa thống nhất tên khoa học của loài và có thể gây khó khăn cho việc theo dõi các công bố. Thực vật chí Trung Quốc (tập 19, năm 2011) không có tên loài Uvaria littoralis (Blume) Blume. Trong nghiên cứu này, tên khoa học của cây bù dẻ lá lớn được sử dụng là Uvaria macrophylla Roxb. theo kết quả giám định của Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật.

So với các tài liệu trong nước mô tả về đặc điểm thực vật của bùi dẻ lá lớn, công trình này đã mô tả chi tiết hơn các đặc điểm hình thái của thân, lá, hoa (nhị, nhụy), quả, hạt và lần đầu tiên cấu tạo giải phẫu của các bộ phận lá, thân, rễ được mô tả. Các kết quả phân tích được thể hiện, lưu trữ dưới dạng hình ảnh số rõ ràng, sắc nét, đẹp, giữ nguyên màu sắc tự nhiên thay cho những ảnh vẽ trong các tài liệu đã công bố.

Trong quá trình mô tả đặc điểm hình thái của cây bù dẻ lá lớn thu hải tại Rừng Quốc gia Đền Hùng và đối chiếu với một số tài liệu đã công bố thấy còn một số đặc điểm chưa phù hợp hoặc có sự khác biệt:

Về lá:

Mẫu nghiên cứu có kích thước 10-28 x 5-10,5 cm, phiến lá hình bầu dục hẹp, hoặc trứng ngược, chóp lá có mũi nhọn ngắn đến dài, gân bên thường có 10-17 đội. Thực vật chí Việt Nam mô tả kích thước lá lớn hơn (10-30 x 10-16 cm), phiến lá biến đổi Có cả hình tròn, không có hình trứng ngược, chóp lá có mũi nhọn ngắn, gân bên nhiều hơn (16-23 đôi). Thực vật chí Trung Quốc ghi nhận hình dạng phiến lá tương tự như mẫu nghiên cứu, phiến lá thường to và số lượng gân lượng gân bên thường ít hơn.

Về hoa:

Hoa 6 cánh, xếp thành 2 vòng giống như tài liệu 1, 43. Riêng tài liệu mô tả hoa 5 cánh đều có lông ở hai mặt.

Về hạt:

Quan sát thây mậu quả nghiên cứu đa Số các tài liệu không mô tả số lượng và hình dáng hạt. Theo 1 quả CÓ 8-10 hạt; Thực vật chí Trung Quốc mô tả hạt hình cầu, đường kính 6,5-7,5 mm. Mẫu nghiên cứu cho thấy quả thường có 1-8 hạt, hạt ở hai đầu quả hình bán cầu, ở giữa quả hình trụ dẹt lệch, nhẵn bóng, đường kính 7-10 mm.

Từ những kết quả nghiên cứu trong công trình này | bổ sung dữ liệu về thực vật học của bù dẻ lá lớn – một cây thuốc sẵn có tại nước ta.

Kết luận

Nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm hình thái bên ngoài và khẳng định tên khoa học của mẫu bù dẻ lá | lớn (Uvaria macrophylla Roxb., họ Na (Annonaceae)) thu hái tại Rừng Quốc gia Đền Hùng.

Đây là lần đầu tiên đặc điểm cấu tạo giải phẫu các bộ phận lá, thân. rễ của cây bù dẻ lá lớn tại Việt Nam được mô tả chi tiết, cụ thể. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần phân loại loài U. macrophylla, xây dựng tiêu chuẩn và kiểm nghiệm cây thuốc, dược liệu bù dẻ lá lớn tại nước ta.

 

Tác giả: admin - 10/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Kết quả bước đầu khảo sát thành phần hóa học cây Bồ công anh (Taraxacum officinale WIGG)

  • Tỏi tía – Theo góc nhìn khoa học

  • Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống

  • Hình ảnh nhận dạng cây ráy gai

  • Đánh giá độc tính của chiết xuất từ loài Celastrus hindsii Benth ở Việt Nam

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑