Giảo cổ lam 7 lá là một trong 3 loại cây giảo cổ lam chính tại Việt Nam với cành lá có 7 lá chét. Cây dạng thảo mộc, thuộc họ bầu bí, dây leo, thân và lá có màu xanh nhạt, lá hình răng cưa. Giảo cổ lam 7 lá mọc hoang dại và phát triển mạnh ở các vùng đồi, ven đường, bụi rậm,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về loại dược liệu này nhé.
Mục lục
Đặc điểm của giảo cổ lam 7 lá
Giảo cổ lam 7 lá là một loại cây dây leo lớn, đặc trưng với cành mang 7 lá chét. Cây có khả năng thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam và phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai và Điện Biên.
Khi còn tươi, cây có vị rất đắng và thường mọc mạnh mẽ ở các khu vực như vùng đồi, bụi rậm, ven đường hay dọc bờ rào. Đặc biệt, ở Sapa, giảo cổ lam 7 lá phát triển hoang dã dày đặc như cỏ dại. Khi được phơi khô, cây không có mùi thơm đặc trưng, và khi pha trà, giảo cổ lam 7 lá mang lại hương vị đắng khó uống, khiến nó ít được ưa chuộng.
Một số hình ảnh của giảo cổ lam 7 lá
Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số hình ảnh về giảo cổ lam 7 lá giúp bạn có thể hình dùng rõ hơn về loại thảo dược này. Cụ thể:
Phân biệt giảo cổ lam 7 lá với các loại giảo cổ lam khác
Hiện nay tại Việt Nam, giảo cổ lam có 3 loại chính là giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. Để phân biệt được từng loại cây giảo cổ lam, người dùng có thể nhận biết qua các đặc điểm của cây khi tươi, phơi khô hoặc pha (hãm) trà và các tác dụng của nó. Cụ thể:
Giảo cổ lam 3 lá
- Đặc điểm: Cây có 3 lá chét, dây khá lớn, khi tươi nhấm có vị ngọt, không đắng.
- Khi phơi khô: Giảo cổ lam 3 lá không dậy mùi thơm, pha trà có vị nhạt, không đắng.
- Tác dụng: Khả năng điều trị bệnh của loại thảo dược này không cao, ít được áp dụng trong y học và đang được nghiên cứu thêm.
Giảo cổ lam 5 lá
- Đặc điểm: Cây giảo cổ lam có 5 lá chét mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển. Loại thảo dược này không mọc ở các loại đất thông thường.
- Khi phơi khô: Có dậy mùi thơm đặc trưng.
- Khi pha (hãm) trà với nước sôi: Trà có vị đắng, nhưng rất dễ uống và hậu ngọt, trà có mùi thơm đặc trưng.
- Tác dụng: Đây là loại thảo dược có nhiều nghiên cứu bài bản, chuyên sâu và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới vì có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Giảo cổ lam 5 lá được dùng để làm trà để thay nước cực tốt. Tại các nước Nhật Bản và Trung Quốc họ chỉ dùng loại giảo cổ lam 5 lá.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Lý do nên dùng Giảo cổ lam 5 lá
Giảo cổ lam 9 lá
- Đặc điểm: Cây có 9 lá chét, lá mỏng, đầu nhọn, có răng cưa đều nhau ở mép lá.
- Khi phơi khô: Sử dụng cả lá lẫn cây để hãm trà uống.
- Tác dụng: Ít được ứng dụng trong y học.
☛ Xem thêm: Có nên sử dụng giảo cổ lam 9 lá không?
Giảo cổ lam 7 lá có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng của giảo cổ lam 7 lá:
Đối với đông y
Giảo cổ lam 7 lá còn được gọi là thất diệp đởm, được Đông y đánh giá cao nhờ những công dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe. Loại thảo dược này có những tác dụng như :
- 3 giảm (giảm mệt mỏi, giảm béo và giảm căng thẳng).
- 3 giúp (giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa).
- 3 chống (chống viêm nhiễm, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa).
Đặc biệt, cây thảo dược này mang lại 6 tốt (ăn cơm ngon, nhuận tràng, cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng làm việc, duy trì sự trẻ trung và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục).
Giảo cổ lam 7 lá còn có tính thanh nhiệt mạnh, rất hiệu quả trong các trường hợp sốt cao, cảm nắng, nóng bức hay ngộ độc rượu.
Đối với y học hiện đại
Về phía y học hiện đại, giảo cổ lam 7 lá vẫn đang được nghiên cứu và hiện chưa có công bố cụ thể về tác dụng của nó. Tuy nhiên, tiềm năng của loại thảo dược này vẫn được đánh giá cao.
Cách sử dụng và lưu ý về giảo cổ lam 7 lá
Giảo cổ lam 7 lá không độc và có thể uống hàng ngày với cách sử dụng như sau:
- Dùng 20 – 30g giảo cổ lam để hãm trà. Có thể để lạnh uống giải khát, sử dụng mọi lúc để tăng cường sức khỏe.
Song, như đã nói tác dụng của giảo cổ lam 7 lá vẫn đang được nghiên cứu thêm. Chính vì thế, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên uống giảo cổ lam 7 lá vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Tuyệt đối không uống vào buổi tối hay trước khi đi ngủ bởi loại thảo dược này có tác dụng hoạt huyết, làm tỉnh táo. Chính vì thế, nó sẽ gây khó ngủ tương tự với tác dụng của nhân sâm.
- Đối với những người hay bị hạ đường huyết, huyết áp thấp nên uống lúc ăn no hoặc có thể thêm vài lát gừng vào trà. Tuy nhiên, nếu người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống để giảm độ đắng của trà.
- Loại thảo dược này có tác động vào quá trình chuyển hoá lipid và tiêu mỡ dư thừa, đặc biệt là vùng bụng và đùi nhưng lại có khả năng kích thích tiêu hoá gây đói bụng và ngủ ngon hơn. Vì thế, nếu muốn giảm béo thì không nên ăn quá dư thừa năng lượng.
- Giảo cổ lam 7 lá cũng giúp tăng chuyển hoá cơ thể, tăng lực co cơ. Vì thế, khi uống xong có cảm giác nóng bức, trong một số trường hợp huyết áp sẽ tăng nhẹ, khát nước và khô miệng. Do đó, người dùng cần uống nhiều nước, sau một thời gian cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại và hết các triệu chứng trên.
- Giảo cổ lam 7 lá có chứa thành phần saponin nhân sâm. Chính vì thế, không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, đang bị chảy máu và các đối tượng đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép.
Lời kết
Có thể nói, giảo cổ lam là một vị thuốc quý tương tự như nhân sâm tự nhiên bởi có nhiều thành phần quý hiếm, trong đó có chứa hợp chất chống ung thư mạnh mẽ. Tuy nhiên, giảo cổ lam 7 lá đang cần được phân tích, nghiên cứu thêm. Vì thế, để sử dụng hiệu quả an toàn nhất, người dùng cần phải tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.