Trong tự nhiên có 3 loại Giảo cổ lam khác nhau là:
- Giảo cổ lam 3 lá
- Giảo cổ lam 5 lá
- Giảo cổ lam 7 lá
Trong đó Giảo cổ lam 5 lá có hàm lượng hoạt chất cao nhất trong 3 dạng nên được dùng chế biến làm thuốc chữa bệnh.
1. Các dạng Giảo cổ lam trong tự nhiên
Giảo cổ lam thuộc chi Gynostemma, họ Cucurbitaceae (Bầu bí), là loại cây dây leo sống lâu năm.
- Lá kép mọc so le, gồm 3-7 lá chét hình bầu dục-thuôn hoặc mũi mác, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông.
- Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy; hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5, bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.
- Quả mọng, nạc, hình cầu, khi chín màu đen.
- Cây ra hoa vào tháng 7-8 và cho quả trong tháng 9-10.
Trong tự nhiên có 3 loại Giảo cổ lam khác nhau là Giảo cổ lam 3 lá (Gynostemma laxum), Giảo cổ lam 5 lá (Gynostemma pentaphyllum) và Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens).
Về đặc điểm mô tả
- Giảo cổ lam 3 lá (Cổ yếm) là cây khá lớn, lá mọc so le gồm 3 lá chét, có vị đắng, tính hàn. Khi phơi khô giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm.
- Giảo cổ lam 5 lá (Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm) là cây mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi, lá mọc so le có 5 lá chét. Khi phơi khô cây dậy mùi thơm đặc trưng, uống có vị đắng lúc đầu, sau ngọt hậu, trà rất thơm.
Giảo cổ lam 5 lá có hàm lượng hoạt chất cao nhất trong 3 dạng
- Giảo cổ lam 7 là dây lớn, lá mọc thành khóm 7 lá trên 1 nhánh, khi tươi có vị đắng. Khi phơi khô: cây không có mùi thơm đặc trưng, trà khó uống, đắng nhất trong 3 loại.
Về công dụng chữa bệnh
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần – Bệnh Viện Tuệ Tĩnh Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền VN cho biết:
“Cây Giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học hiện nay chủ yếu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (theo tiếng la tinh từ pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như Gynostemma pubescens có 7 lá chét hay cây Gynostemma laxum có 3 lá chét.”
Theo Đông y, Giảo cổ lam vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt (tiền khổ hậu cam cam). Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… Đặc biệt Trung Quốc, Giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường sinh được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.
Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ – Nguyên hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội phát hiện và nghiên cứu cây Giảo cổ lam. Ông đã nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước kết hợp với Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội.
2. Giảo cổ lam làm hạ cholesterol trong máu
Cholesterol là thành phần chính của lipid máu. Chỉ số HDL-Cholesterol (Cholesterol tốt) được xem như yếu tố rất quan trọng để bảo vệ thành mạch khỏi tác nhân gây xơ vữa mạch máu. Do đó cũng đồng nghĩa chỉ số cholesterol tốt trong máu cao là tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
- Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã được GS. Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu. Kết quả cho thấy uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu.
- Một nghiên cứu khác của Samer Megalli (2005) cũng cho thấy Giảo cổ lam làm giảm 35% lượng cholesterol xấu trong máu.
Sử dụng Giảo cổ lam là lựa chọn thảo dược ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay đặc biệt là người cao tuổi.
3. Giảo cổ lam làm ổn định đường huyết
Những năm gần đây, bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang gia tăng nhanh chóng dẫn đến nhu cầu cao đối với những lựa chọn mới trong điều trị.
Một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam.
- Các nhà khoa học đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.
- Nghiên cứu còn chỉ ra Phanosid còn có hoạt tính kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần so với Glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng hiện nay.
Nghiên cứu này đã cung cấp thêm các hợp chất tiềm năng cho sự nghiên cứu và phát triển của các thuốc trị đái tháo đường.
Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ – Nguyên hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội phát hiện và nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của ông đã chứng minh Giảo cổ lam thu hái ở Việt Nam có tác dụng tăng lực, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, làm giảm đường huyết, ổn định huyết áp, tăng cường đáp ứng miễn dịch, hạn chế sự phát triển khối u.
Vào năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hoạt chất mới trong Giảo cổ lam đặt tên là Phanoside. Hoạt chất này có khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy, làm nồng độ đường trong máu giảm, đồng thời giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường. Chính phát hiện này đã mở ra nhiều hướng đi mới triển vọng trong việc đưa Giảo cổ lam vào hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiện nay.
4. Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp
Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin khác nhau, số lượng saponin cao nhất được tìm thấy trong bất kỳ loại cây nào trong tự nhiên. Bên cạnh đó, Giảo cổ lam còn chứa các acid amin, các vitamin có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh huyết áp.
- Trong một nghiên cứu mới đây tại trung tâm y tế Đại học ở Mỹ cho kết luận rằng: Khi uống trà giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxi nitric, một loại hợp chất có khả năng giãm mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức an toàn.
- Một thử nghiệm lâm sàng khác trên 223 bệnh nhân được chia thành ba nhóm: Nhóm 1 dùng nhân sâm, nhóm 2 dùng giảo cổ lam và nhóm 3 dùng thuốc huyết áp Indapamide. Kết quả thu được, nhân sâm chỉ giảm chỉ số huyết áp 46%, Giảo cổ lam là 82% và thuốc Indapamide là 93%.
Như vậy, sử dụng Giảo cổ lam có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
5. Giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt
GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã phát hiện nhiều hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam và tiến hành nhiều thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến ở chuột đều cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
- Trong năm 2016, nhóm nghiên cứu của Yantao Li và cộng sự cũng đã đưa ra kết luận rằng nhiều hợp chất saponin trong Giảo cổ lam có tác động ức chế đối với sự tăng sinh của các tế bào ung thư.
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy các công thức có Giảo cổ lam có tiềm năng chữa bệnh ung thư như làm ngừng chu kỳ tế bào, ức chế xâm lấn và di căn tế bào ung thư.
Những nghiên cứu này ngày càng làm sáng tỏ các hoạt chất có tác dụng kháng ung thư của Giải cổ lam và tính khả thi để phát triển các loại dược phẩm chưa ung thư mới từ cây Giảo cổ lam trong tương lai gần.
6. Giảo cổ lam giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn giấc ngủ như thần kinh căng thẳng, lo âu, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc điều trị bệnh. Người bị mất ngủ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ủ rũ, tinh thần kém, làm việc không hiệu quả vào ban ngày. Hiện nay việc sử dụng các trà thảo dược giúp dễ ngủ được ưu tiên hơn cả vì chúng an toàn và dễ dùng.
Một cốc trà Giảo cổ lam nóng sẽ giúp bạn thư giãn và ổn định các giác quan hưng phấn để có một giấc ngủ ngon
Giảo cổ lam dùng như thế nào?
Bạn có thể sử dụng Giảo cổ lam hàng ngày như một loại trà với liều lượng 60-70g. Có thế dùng Giảo cổ lam kết hợp với một số dược liệu khác để điều trị bệnh tốt hơn.