Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Giới thiệu chung về cây xáo tam phân

Giới thiệu chung về cây xáo tam phân

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Mục lục

  • 1. Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Nguồn gốc xáo tam phân
  • 2. Thành phần dược tính
  • 3. Công dụng
  • 4. Đối tượng sử dụng
  • 5. Cách sử dụng
    • Sắc nước uống
    • Ngâm rượu
    • Bài thuốc kết hợp
    • Lưu ý

1. Thông tin khoa học

Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera, thuộc họ Cam (Rutaceae). Tên gọi khác là đơn diệp đẳng thích, cây rễ mọi, cây thần xạ, cây thần dược…

Mô tả

  • Là loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ nâu vàng, đặc biệt cả thân và cành đều phủ ít gai nhọn.
  • Lá đơn, mọc so le phiến dày có hình thoi hẹp, lá dài chừng 6-10 cm có màu xanh đậm ở mặt trên, màu nhạt hơn ở mặt dưới và bên trong chứa nhiều tinh dầu.
  • Rễ cây màu vàng đậm, bên trong màu nhạt hơn, có một lớp vỏ nhung mỏng, rất dễ bị trầy xước.
    Cây mọc trên núi đất đỏ, rải rác khắp vùng Nam Trung Bộ, và chủ yếu ở khu vực Ninh Hòa – Khánh Hòa.

Bộ phận dùng làm thuốc: là phần rễ của cây.

Mô tả 1

Hình ảnh cây xáo tam phân

Nguồn gốc xáo tam phân

Những công dụng thần kỳ của xáo tam phân trong hỗ trợ điều trị ung thư được phát hiện đầu tiên là ở vùng đất Ninh Vân – Khánh Hoà.

  • Năm 2011, một bệnh nhân ở Ninh Vân – Khánh Hòa bị ung thư gan sau thời gian dài điều trị và được bệnh viện trả về, trong lúc đang tuyệt vọng được người dân chỉ dùng rễ xáo tam phân sắc lấy nước uống.
  • Bệnh nhân này cũng dùng thử và thật bất ngờ bệnh tình đã thuyên giảm nhanh chóng. Sau một thời gian kiên trì sử dụng bệnh nhân này đã khỏi bệnh hẳn.

==> Từ đó, thông tin về loại cây này đã được lan truyền nhanh chóng và vùng Ninh Vân – Khánh Hòa trở thành “căn cứ địa” của xáo tam phân, mọi người đặt tên cho loại cây này là cây tiên dược, cây thần dược.

2. Thành phần dược tính

Theo các nghiên cứu đã được công bố thì cây có thành phần chủ yếu là các chất flavonoid và coumarin, ngoài ra còn có alkaloid, saponin, triterpenoid.

  • Cây chứa nhiều tinh dầu, vì thế cây thường toả ra mùi thơm nhẹ, đặc biệt là ở phần rễ.
  • Rễ có vị đắng, ngọt nhẹ và hơi chát, có tính qui hàn và không độc.

3. Công dụng

Theo y học cổ truyền thì xáo tam phân là một thảo dược mang nhiều tác dụng rất tốt cho gan và có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

Các kết quả nghiên gần đây của Viện dược liệu – Bộ Y tế đã chứng minh được những công dụng rất tốt cho sức khoẻ của xáo tam phân như:

  • Hỗ trợ điều trị 5 loại bệnh ung thư phổ biến: Ung gan, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú
  • Bảo vệ và tăng cường chức năng gan, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
  • Giảm đau, hỗ trợ điều trị đau tê nhức chân tay, đau khớp…
  • Hoạt huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
  • Tăng cường sức khoẻ, giảm mệt mỏi, căng thẳng, kéo dài tuổi thọ.

4. Đối tượng sử dụng

Là một vị thuốc quý trong từ tự nhiên giúp tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật cho mọi người và đặc biệt có tác dụng tốt đối với:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư ung thư đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú…
  • Người mắc các bệnh về gan như xơ gan cổ trướng, viêm gan…
  • Người thường xuyên uống rượu bia khiến chức năng gan suy yếu
  • Người bị tê thấp, viêm khớp, đau lưng, nhức mỏi tay chân
  • Người hay bị mất ngủ, tiêu hoá kém, người mệt mỏi.

5. Cách sử dụng

Thân hoặc rễ Xáo tam phân đều có thể được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên người ta thường dùng rễ hơn vì phần rễ vẫn có tác dụng mạnh hơn cả.

Cách sử dụng xáo tam phân chủ yếu và mang lại hiệu quả nhất là sắc nước hoặc ngâm rượu.

Sắc nước uống

Trường hợp đang hỗ trợ trị bệnh ung thư:

  • Dùng rễ khô xắt lát cỡ 3-4cm, sau đó đem sao vàng rồi hạ thổ.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 100gr sắc với 1,5 lít nước, sắc lại còn 1 lít, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Uống hết có thể sắc lại thêm một nước nữa với 0,7 lít cho đỡ phí.

Trường hợp phòng bệnh:

  • Dùng sắc 30gr rễ hoặc thân xáo tam phân đã sao vàng hạ thổ sắc với 1 lít nước, uống thay nước lọc hàng ngày.

Ngâm rượu

Ngâm rượu 1

Thân về rễ cây Xáo tam phân

Bên cạnh cách dùng phổ biến là sắc nước, nếu bạn uống được rượu thì cũng có thể dùng ngâm rượu uống theo cách sau:

Nguyên liệu:

+ Rễ xáo tam phân khô: 1kg
+ Rượu trắng (40 độ): 3 lít

Cách ngâm:

  • Đem rễ xáo tam phân (loại lát mỏng) sao vàng hạ thổ, rồi cho vào bình ngâm với rượu.
  • Ngâm sau 1 tháng là có thể dùng được. Lúc này rượu sẽ chuyển sang màu vàng tươi và có mùi thơm, uống vào sẽ có vị đắng nhẹ.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể để nguyên phần rễ xáo tam phân mà không cần phải sắt lát để ngâm rượu tạo độ thẩm mỹ cao hơn nhưng thời gian ngâm phải kéo dài hơn để hoạt chất trong xáo tam phân được tan ra hết.

Cách dùng:

  • Mỗi lần uống 1 ly nhỏ sau mỗi bữa ăn, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần.

Bài thuốc kết hợp

Ngoài ra, có thể kết hợp với lá mãng cầu xiêm và nấm lim xanh để hỗ trợ trị xơ gan, u gan theo bài thuốc sau:

  • Rễ xáo tam phân: 100g
  • Nấm lim xanh: 30g
  • Lá mãng cầu: 20g

Cách dùng:

  • 3 vị trên đem rửa sạch, sắc với 2 lít nước, dùng uống hàng ngày, đồng thời dùng thêm sinh tố mãng cầu thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ trị bệnh tốt hơn.

Lưu ý

  • Đối với bệnh viêm gan B, xơ gan cổ trướng, men gan chưa chuyển qua mãn tính thì xáo tam phân sẽ hỗ trợ điều trị mang lại hiệu quả cao.
  • Tuy nhiên, trường hợp mãn tĩnh cần dùng thuốc trên 2 năm để tiêu diệt hết các vi rút gây bệnh.

Tác giả: Lê Đào - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Chuẩn hóa từ nguyên liệu tới sản xuất vùng dược liệu Tuệ Linh

  • Hà thủ ô đỏ – chế sao cho đúng?

  • Cây mặt quỷ có tác dụng thế nào

  • Phúc bồn tử là gì? Công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử

  • Cây Chó đẻ răng cưa- những lưu ý khi sử dụng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑