Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hà thủ ô – chú ý khi chọn mua và sử dụng

Hà thủ ô – chú ý khi chọn mua và sử dụng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

​​​Hà thủ ô là một vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y, không chỉ bổi bổ cơ thể, “người già hóa trẻ”, tóc bạc hóa đen mà còn chữa được nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, việc sử dụng Hà thủ ô sao cho có hiệu quả, không độc thì không phải ai cùng biết, nếu dùng không đúng không chỉ gây tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, tê bì chân tay mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến gan và thận.

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ chế

Theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết:

“Nhiều người đã dùng hà thủ ô không chỉ để chữa rụng tóc, tóc bạc sớm mà cả đau lưng, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch, tăng cường miễn dịch, tiểu đường… mà không biết hà thủ ô là một vị thuốc có chất độc, nếu không biết cách chế biến, dễ ngộ độc và tử vong.“

  • Hiện ngoài thị trường, chủ yếu Hà thủ ô được bán với dạng tươi nguyên củ hoặc loại đã qua sơ chế nhưng rất khó phân biệt thật giả với củ nâu và không nắm rõ được cách chế của các cơ sở kinh doanh này nên việc tùy ý mua và sử dụng là điều rất nguy hiểm.

Theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng:

“ Hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt các chất độc có sẵn trong dược liệu. Chẳng hạn, hà thủ ô sống có những hợp chất chứa anthraquinone kích ứng nhu động ruột, thông đại tiện gây ỉa chảy. Vì vậy, nhiều người khoẻ uống bị đau bụng ỉa chảy. Các chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng không tốt tới gan, thận.

Đặc biệt, theo sách “Hiện đại thực dụng trung dược học”, liều độc uống 50g hà thủ ô sống lúc đói bụng có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm…“

Hà thủ ô tươi

Hà thủ ô chưa chế được giao bán tràn lan với giá rẻ

Sau khi chế biến, chất độc trong Hà thủ ô bị phân giải khá nhiều, hàm lượng anthraquinone giảm đến 62 lần và được đưa vào sử dụng.

Nhưng hiện nay việc kiểm soát chất lượng Hà thủ ô chế là khá khó khăn khi mà chưa có một cơ quan nào đứng ra đánh giá chất lượng của thành phẩm. Mặt khác, việc chế biến Hà thủ ô cũng tốn rất nhiều công sức và thời gian nên các cơ sở nhỏ lẻ thường bỏ bớt công đoạn để tận thu lợi nhuận.

  • Đơn của như theo phương pháp chế biến của Hải thượng lãn ông, Hà thủ ô về rửa sạch, cạo vỏ, ngâm với nước gạo trong 1 đêm.
  • Sau đó đồ với đỗ đen 9 lần, “cửu chưng cửu sái”, ngày đem đồ mền với đỗ, đêm đem phơi.
  • Tổng quá trình cũng mất gần nửa tháng, nên việc Hà thủ ô chế có giá rẻ là điều cần xem xét rất kĩ trước khi mua, việc sử dụng tùy tiện là rất nguy hiểm.  

Cửu chưng cửu sái

Cửu chưng cửu sái Hà thủ ô

Lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô

Theo BS Cao Hồng Phúc, Học viện Quân y 103:

Những người bị huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa như đau dạ dày… thì không nên dùng, nhất là hà thủ ô chưa qua chế biến. Bởi thành phần anthraglucosid gây nhuận tràng mạnh trong hà thủ ô có thể gây ra tiêu chảy mạnh, làm giảm hấp thụ kali, gây rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu, thần kinh cảm giác bị rối loạn, người bệnh có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, chân tay không thật…

  • Đặc biệt, tuy chưa rõ cơ chế nhưng thực tế nhiều nhiều trường hợp viêm gan cấp do dùng hà thủ ô chưa qua chế biến đã được ghi nhận. Do đó, khi dùng nếu có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, vàng da thì nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan cần phải ngừng dùng.
  • Hơn nữa, trong hà thủ ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Vì thế, những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thu vú hoặc tử cung không nên dùng.
  • Ngoài ra, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không được dùng vì nó gây hạ đường huyết, đến đến tử vong

Tác giả: admin - 28/06/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Hà thủ ô

Bài viết liên quan

  • Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất

  • Cách dùng hà thủ ô đơn giản, hiệu quả

  • Tác hại không ngờ từ việc dùng KHÔNG ĐÚNG hà thủ ô?

  • Cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên đúng chuẩn

  • Cách nấu nước hà thủ ô để uống tốt cho sức khỏe

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu