Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng Hà thủ ô để tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh. Có nhiều phương pháp chế biến Hà thủ ô để dùng hiệu quả nhất trong đó có cách chế biến thuốc Hà thủ ô dạng viên rất tiện dụng. Dưới đây là cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên đúng chuẩn và đảm bảo chất lượng.
Mục lục
Viên Hà thủ ô là gì?
Trong đông y, Hà thủ ô được chế biến với nhiều hình thức như sắc uống, tán bột pha uống, nấu cao Hà thủ ô và làm thành viên hoàn. Dạng viên hoàn, Hà thủ ô được chế biến như những viên thuốc nhỏ với kích thước đều nhau nhỏ bằng hạt ngô. Dạng này thường được gọi với tên Hà thủ ô hoàn hay viên hoàn Hà thủ ô. Được dùng phổ biến do tính tiện lợi và được gói trọn công thức chữa bệnh.
Viên hoàn này có thể là bột Hà thủ ô độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác theo đơn thuốc kê sẵn, cũng tán bột trộn đều với nhau, thêm chút mật ong để vo viên thành các viên nhỏ đều nhau. Dạng này tiện cho sử dụng nhưng thời gian bảo quản có hạn chế hơn.
Các thành phần thêm cùng có thể là:
Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng với tỷ lệ 50:50. Hà thủ ô đỏ tính năng ưu việt hơn Hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ có củ lõi bên trong màu hồng hơi đỏ, còn Hà thủ ô trắng ruột màu trắng. Hai loại này cũng thường được kết hợp với nhau trong các đơn thuốc đông y để thay thế hay bổ trợ tác dụng.
Ngưu tất cũng thường được cho vào cùng với bước sơ chế Hà thủ ô để khử độc và gia tăng tác dụng cho Hà thủ ô.
Cụ thể công thức viên hoàn Hà thủ ô theo ghi chép đông y có 2 loại như sau:
- Viên hoàn Hà thủ ô theo bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn
- Hà thủ ô hoàn theo Hòa tễ cục phương ghi lại
Ngày nay, thuốc viên Hà thủ ô này có công thức thuốc mà nhiều nơi gia giảm các thành phần để phù hợp hơn với thể trạng và mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên cùng xem công thức chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên đúng chuẩn theo Hòa tễ cục phương và tích thiện đường phương ghi chép lại như bên dưới nhé.
Xem đầy đủ: Cây Hà thủ ô chữa bệnh gì
Chế biến thuốc Hà thủ ô dạng viên theo Thất bảo mỹ nhiệm đơn
Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn là bài thuốc làm cho tóc râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu. Đây là bài thuốc chế Hà thủ ô cùng các vị thuốc khác nữa dưới dạng viên hoàn. Dưới đây là ghi chép cụ thể theo Tích thiện đường phương về cách chế biến này.
Nguyên liệu
- Hà thủ ô đỏ: 600g
- Hà thủ ô trắng: 600g
- Đỗ đen: 2kg
- Xích và bạch phục linh mỗi vị 600g
- Ngưu tất: 320g
- Đương quy: 320g
- Câu kỷ tử: 320g
- Thỏ ty tử: 320g
- Bổ cốt chi 100g
Chế biến
Sơ chế 2 loại Hà thủ ô:
- Bước 1: Đem 2 loại Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ trên ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm.
- Bước 2: Sau đó cạo sạch bỏ vỏ cả 2 loại Hà thủ ô đã ngâm này. Tiếp đến thái lát mỏng.
- Bước 3: Đỗ đen đãi sạch
- Bước 4: Cho Hà thủ ô và đỗ đen vào chõ (loại dùng như đồ xôi): xếp từng lượt, một lượt Hà thủ ô, một lượt đậu đen. Bỏ lên bếp, đồ đến khi đỗ đen chín.
- Bước 5: Bỏ đỗ đen đi rồi lấy Hà thủ ô phơi khô
- Bước 6: Rồi lại lấy Hà thủ ô ở bước 5 và thêm đỗ đen mới vào chõ cũng xếp từng lượt, đồ đến khi đỗ đen chín lại bỏ bỏ đỗ đen, phơi khô Hà thủ ô. Làm lại 9 lần như thế.
- Cuối cùng lấy Hà thủ ô phơi khô đó đem tán bột.
Sơ chế các vị thuốc khác:
- Xích và bạch phục linh mỗi vị 600g, cạo bỏ vỏ tán bột, đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người phơi khô.
- Ngưu tất 320 g tẩm rượu 1 ngày, thái mỏng trộn với Hà thủ ô, đồ với đậu đen vào lần thứ 7, 8 và 9 đem ra phơi khô.
- Đương quy 320g tẩm với rượu phơi khô
- Câu kỷ tử 320g tẩm với rượu phơi khô
- Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô
- Bổ cốt chi 100g trộn cùng với vừng đen (hắc chi ma) sao cho mùi bốc thơm.
Trộn các vị thuốc trên đem trộn đều, tán bột. Thêm mật ong vào làm thành viên 0,5g (bằng hạt ngô).
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng, tối dùng nước muối (trích theo Tích thiện đường phương)
Xem thêm: Hà thủ ô công dụng và cách dùng
Chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên theo Hòa tễ cục phương
Cũng với công dụng như bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn, theo Hòa tễ cục phương viên hoàn Hà thủ ô được chế biến ít vị hơn như sau:
Nguyên liệu:
- Hà thủ ô đỏ: 1,8kg
- Ngưu tất: 0,6kg
- Đậu đen: 1 đấu to
Chế biến:
- Hà thủ ô thái mỏng
- Ngưu tất thái lát mỏng
- Đậu đen đãi sạch
- Trộn 3 vị thuốc trên vào chõ, lần lượt 1 lượt thuốc, 1 lượt đậu
- Đem đồ chín ở chõ trên
- Khi chín bỏ các vị thuốc trên phơi khô
- Làm như vậy 3 lần rồi tán bột
- Lấy thịt táo đen trung quốc trộn với bột trên làm thành viên nhỏ 0.5gram
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Mỗi lần uống, dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc.
Mục đích của việc bào chế Hà thủ ô
Trong 2 cách chế biến viên Hà thủ ô nói trên đều nói việc bào chế sơ chế Hà thủ ô trước khi dùng rất quan trọng. Đây là cách ngâm nước vo gạo hay đồ cùng đỗ đen để loại bỏ độc tính có trong củ Hà thủ ô. Cụ thể như sau:
- Làm giảm độc tính, tác dụng phụ gây nên từ vị thuốc.
- Tăng cường khả năng hòa tan, chuyển hóa, hấp thu các hoạt chất từ vị thuốc vào cơ thể
- Đảm bảo chất lượng thuốc “an toàn khi sử dụng và hiệu quả trong điều trị”.
- Giảm tính táo, sáp (do tanin) nếu ngâm với nước vo gạo;
- Tăng tác dụng nhuận tràng (ngâm);
- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận (chế với Đậu đen).
- Giải độc và bổ can thận, bổ huyết
- Bỏ các tạp chất lộn trong dược liệu: mốc, sâu mọt.
- Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tinh khiết thêm lên (Bỏ lõi Hà thủ ô vì không có lợi cho sức khỏe).
- Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước, để dễ đồng hoá, dễ thấm hút
Đây là điểm lưu ý trong việc chế biến vị thuốc Hà thủ ô không chỉ ở dạng viên mà ở dạng khác nữa để dùng chữa bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách chế biến Hà thủ ô đỏ
Sự tiện lợi khi sử dụng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên
Vị thuốc Hà thủ ô dạng viên sử dụng vô cùng tiện lợi cu thể như sau:
- Trong viên đã có đủ thành phần, vị thuốc kết hợp không cần pha chế nhiều. Chỉ cần chế biến 1 lần, dùng được nhiều ngày
- Tiện lợi khi dùng vị thuốc Hà thủ ô mang đi xa
- Thuốc tan chậm do đó thuốc ngấm dần làm cho thuốc có tác dụng trị bệnh mãn tính (hoàn có nghĩa là hoãn sự thẩm hút).
- Làm dễ uống đối với các vị thuốc có mùi vị khó chịu (A nguỳ, Hắc phàn…)
- Mỗi viên thuốc đã hoàn đúng liều lượng, nên rất dễ khi sử dụng đúng liều.
- Có thể đưa thuốc xuống tận ruột, tránh tác dụng phá huỷ của dịch vị.
- Thuốc ít bị ảnh hưởng của không khí và hơi nước nên dễ bảo quản hơn thuốc tán.
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của Hà thủ ô đỏ lưu truyền dân gian
Những lưu ý khi dùng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên
Hà thủ ô là loại thuốc bổ máu, bổ thận làm cho đen tóc, chống bạc rất tốt, dễ sử dụng. Tuy nhiên cần chế cho đúng cách để giảm độc tính của Hà thủ ô, nếu không có thể bị đi ngoài, tiêu chảy. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý các điều sau:
Bảo quản viên hoàn Hà thủ ô
- Vị thuốc Hà thủ ô dạng viên bảo quản sẽ không được lâu như Hà thủ ô dạng bột, không nên để quá lâu tránh ẩm mốc…
- Để sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất, quý khách cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm, đóng kín nắp sau khi sử dụng.
- Khi Hà thủ ô có hiện tượng mốc, không dùng sản phẩm
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Ngoài ra, khi sử dụng Hà thủ ô cần chú ý
- Không nên sử dụng viên hoàn Hà thủ ô khi chưa ăn, hoặc khi đói
- Khi dùng viên Hà thủ ô không nên dùng thực phẩm sống, thực phẩm tanh bởi rất dễ gây tiêu chảy.
- Kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), củ cải, cá không có vẩy, không nên sử dụng gừng, tỏi, hành hay chế phẩm từ các sản phẩm này…
- Không nên sử dụng thực phẩm, gia vị cay nóng: gừng, tỏi, hành hay chế phẩm từ các sản phẩm này khi dang sử dụng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên nói riêng và Hà thủ ô nói chung.
- Khi uống Hà thủ ô gặp tác dụng phụ như là tiêu chảy, lúc này bạn nên tạm ngưng sử dụng viên viên Hà thủ ô và sử dụng thuốc chống tiêu chảy. Khi cơ địa đã thực sự ổn định bạn có thể sử dụng lại Hà thủ ô.
- Hiệu quả viên hoàn Hà thủ ô có thể cao hơn hoặc thấp hơn là khác nhau, tùy cơ địa mỗi người.
☛ Tìm hiểu: Hà thủ ô mua ở đâu, giá bao nhiêu
Trên đây là cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên chữa tóc bạc sớm và tốt cho sức khỏe. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.
Tài liệu tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả : Đỗ Tất Lợi, Tr 835.