Cao Hà thủ ô là sản phẩm được đánh giá cao không chỉ bởi sự tiện lợi trong sử dụng mà còn vì khả năng bảo toàn những tinh chất của nguyên liệu gốc. Hãy cùng tìm hiểu quy trình nấu cao cũng như các phương pháp sử dụng sao cho hiệu quả nhất, để từ đó, khai thác triệt để những lợi ích mà Cao Hà thủ ô mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp.
Mục lục
Cao Hà thủ ô là gì?
Cao Hà thủ ô là một dạng của dược liệu Hà thủ ô, được cho là dạng tiện lợi dễ sử dụng, dễ mang đi phù hợp cho nhiều đối tượng muốn sử dụng Hà thủ ô nhưng ngại việc đun sắc, nấu thuốc.
Cao Hà thủ ô là dạng thuốc cao lỏng, dùng nước để nấu dược liệu rồi cô lại đến mức độ nhất định. Bào chế dạng thuốc cao này phải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu nấu lấy nước; giai đoạn hai cô lại các nước nấu; giai đoạn cuối thêm đường hay mật hoặc rượu để làm ra thành phẩm.
Hà thủ ô ở dạng cao vẫn giữ nguyên được các hoạt chất quý và mang đầy đủ công dụng của Hà thủ ô.
Thành phần
Tùy vào mỗi nơi mà cao Hà thủ ô có thành phần khác nhau. Nhưng thành phần chính vẫn là Hà thủ ô. Chẳng hạn như:
- Một số nơi chế cao Hà thủ ô với mục đích chính là làm đen tóc, chống rụng tóc có gia tăng thêm các vị như: Đương quy, Huyền sâm.
- Cao Hà thủ ô cũng được làm nguyên chất với thành phần 100% Hà thủ ô và chỉ thêm mật ong.
- Một số nơi chế cao Hà thủ ô từ cả Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với tỷ lệ 50:50 do công dụng của 2 loại này cũng tương tự nhau.
Các thành phần này đều được ghi rõ trên bao bì sản phẩm đóng lọ với tỉ lệ rõ ràng.
Ưu điểm của cao Hà thủ ô
- Sử dụng cao Hà thủ ô sẽ dễ uống và dễ sử dụng hơn so với sắc nước hoặc ngâm rượu Hà thủ ô.
- Khi Hà thủ ô được nấu thành cao thường có thêm mật ong, vị đắng khó uống giảm đi mà thành phần dưỡng chất của Hà thủ ô không thay đổi.
- Cao Hà thủ ô có thể pha nước và dùng trực tiếp đều được.
- Dễ dàng lưu trữ và bảo quản.
Công dụng của cao Hà thủ ô
Cao Hà thủ ô vẫn giữ nguyên tinh chất và mang đầy đủ công dụng mà Hà thủ ô đem lại. Cụ thể như sau:
Được coi là một loại thảo dược lâu đời ở phương Đông, Hà thủ ô là một thảo mộc tăng cường máu, gan, và thận. Nó còn được sử dụng để làm đen tóc, nhờ vào khả năng dưỡng huyết và bồi bổ can thận.
Ngày nay, Hà thủ ô chế chủ yếu được sử dụng như thuốc bổ sung cho gan và thận. Đối với hệ cơ xương khớp, Hà thủ ô được chỉ định cho đau lưng và đau đầu gối, yếu đầu gối, tê ở chân, suy nhược chung và suy nhược thần kinh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cây Hà thủ ô chữa bệnh gì
Quy trình chế biến cao Hà thủ ô
Cây Hà thủ ô thu hái lấy phần củ riêng. Phần củ này được đem về sơ chế loại bỏ các độc chất sau đó đem nấu cao cho tiện dụng.
Nấu cao Hà thủ ô là theo đúng quy trình như sắc thuốc đun thuốc và thêm bước cô đặc từ dạng nước thuốc thành dạng cao để tiện cho việc uống của người dùng. Bước sơ chế và nấu thuốc được thực hiện như việc đun nấu thuốc hàng ngày của người dùng, tuy nhiên với nấu cao thì lượng làm sẽ thường nhiều hơn để cho ra thành phẩm cô đặc cho 1 liệu trình thuốc.
Cụ thể quy trình chế biến cao Hà thủ ô như sau:
Sơ chế
Khác với các loại dược liệu khác, bước sơ chế loại bỏ độc chất trong củ Hà thủ ô rất quan trọng và làm rất phức tạp. Cụ thể:
Hà thủ ô thu hái về rửa sạch, cạo vỏ, cắt miếng bỏ lõi, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm.
Ngoài Hà thủ ô còn có đỗ đen, cũng đem phơi khô để chuẩn bị chưng cùng Hà thủ ô. Đỗ đen xanh lòng rất cần thiết cho việc chế biến loại bỏ độc tố trong Hà thủ ô cũng như tăng cường bổ trợ hoạt chất của Hà thủ ô.
Thực hiện bước chế Hà thủ ô loại bỏ độc tố cùng đỗ đen xanh lòng như sau:
Cho miếng Hà thủ ô (đã ngâm nước vo gạo) cùng đỗ đen xanh lòng vào xoong. Cứ 1 lớp Hà thủ ô kế tiếp là lớp đỗ đen xanh lòng, liên tiếp đến hết. Đồ như đồ xôi. Thực hiện tối đun để sáng hôm sau vớt ra phơi khô dưới nắng. Lặp lại 9 lần kéo dài trong 9 ngày 9 đêm gọi là cửu chưng cửu sái – 9 lần chưng 9 lần phơi. Thành phẩm thu được gọi là Hà thủ ô chế.
☛ Xem đầy đủ: Cách chế biến Hà thủ ô
Nấu thuốc
Cho Hà thủ ô chế ở bước trên vào bình lớn đun sắc thuốc. Cho nước ngập 4-6 lần trọng lượng Hà thủ ô. Cần lưu ý cho lượng nước vừa đủ, nếu dùng nhiều nước quá thì thời gian cô phải kéo dài, sức nóng và không khí làm hỏng phẩm chất thuốc.
Thời gian đun cũng tùy theo dược liệu. Với củ Hà thủ ô thuộc dạng cứng cần đun 6 – 8 giờ cho một lần nấu 20 kg dược liệu.
Nấu xong để nồi nấu ở bước trên ủ om tầm 2 ngày.
Cô đặc cao
Thành phẩm thu được ở bước trên đem thực hiện cô đặc tạo cao.
- Chắt lấy nước, lọc qua vải, để lắng 3 – 4 giờ, gạn lấy nước thứ nhất. Cô dần nước này lại.
- Bã còn lại, đổ ngập nước đun sôi trong 4 giờ: chắt, lọc, để lắng, gạn lấy nước thứ hai.
Dồn 2 nước lại, lấy ra 2 lít để riêng, rồi đem cô chỗ còn lại cho đến khi còn 4 lít cao nước (1ml = 5g dược liệu khô).
Cho thêm đường kính vào, đun sôi, quấy cho tan, lọc kỹ, lấy nước đường này cho vào 4 lít cao nói trên, để nguội rồi pha vào 4 lít rượu trắng để lắng.
Cô đặc cao là dùng nồi đun với nhiệt độ thấp, cần theo dõi trong quá trình đun, đảo quấy tránh bị lắng đọn cháy thuốc. Bước này có thể dùng nồi cô đặc cao chuyên dụng sẽ căn chỉnh nhiệt độ thời gian cô đặc cao chính xác.
Thành phẩm thu được là cao thể chất lỏng sánh như mật đặc, hàm lượng nước trong cao khoảng 20-25%. Để nguội đóng lọ (đã tiệt trùng) để bảo quản.
Hướng dẫn sử dụng cao Hà thủ ô
Cách dùng
Hướng dẫn sử dụng cao Hà thủ ô luôn được ghi rõ trên nhãn mác kèm với lọ cao. Đây là quy định đóng gói bao bì được kiểm duyệt trước khi xuất ra thị trường. Vì thế bạn nên chọn mua cao Hà thủ ô ở những nơi đã qua kiểm duyệt này như nhà thuốc đông y có giấy phép hành nghề buôn bán, đóng gói thuốc.
Bạn có thể tham khảo cách dùng cao Hà thủ ô như sau:
- Dùng cho thiếu niên và người lớn
- Ngày dùng 5-9gram chia 2-3 lần/ ngày (tương đương với 1 thìa cà phê)
- Mỗi lần pha với 200ml nước ấm nóng.
Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Lưu ý
Dùng cao Hà thủ ô cần tuân thủ đúng liều lượng và những khuyến cáo của thầy thuốc. Cụ thể:
- Không dùng Hà thủ ô cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ đang cho con bú.
- Không dùng cho người đại tiện lỏng, đàm thấp, tỳ hư.
- Không dùng cho những người nhạy cảm với hormone.
- Người có đường huyết, huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng.
- Ngưng sử dụng Hà thủ ô trước khi phẫu thuật.
- Không uống Hà thủ ô lúc bụng đói.
- Không dùng chung Hà thủ ô với những thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, gừng, hành…
- Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
- Khi sử dụng cao Hà thủ ô để điều trị bệnh nên tham khảo qua thăm khám, nghe tư vấn của bác sĩ, và tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện thể dục.
- Nên tìm mua cao Hà thủ ô ở địa chỉ được cơ quan chức năng cấp phép kinh doanh và hành nghề buôn bán dược liệu như Phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhà thuốc đông Y. (☛ Tham khảo: Hà thủ ô mua ở đâu? Giá bao nhiêu?)
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cao Hà thủ ô, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những tác dụng khác của loại dược liệu Hà thủ ô hoặc những cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 hoặc hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.