Hà thủ ô là một loại dược liệu có vị chát, đắng, có chút ngọt và thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Khi chế biến loại củ này người ta thường ngâm với nước vo gạo. Vậy liệu bạn có biết, hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nhất qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Tác dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, hà thủ ô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể kể đến như:
Tốt cho tiêu hoá
Hà thủ ô có chứa thành phần anthranoid như emodin. Một nhóm hoạt chất có tác dụng co bóp và kích thích nhu động đường ruột, nhuận tràng và tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn,… Không chỉ vậy, hà thủ ô còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Chính vì thế, với những người đang gặp các vấn đề về đường tiêu hoá, táo bón thì có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bồi bổ thận
Trong Đông y, hà thủ ô là một trong những thảo dược hàng đầu được sử dụng để bồi bổ thận. Các thành phần chính như anthraquinone, phospholipid, và resveratrol giúp cải thiện chức năng thận bằng cách hỗ trợ quá trình thải độc và bảo vệ thận khỏi tổn thương.
Resveratrol, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào thận khỏi tác động của gốc tự do và cải thiện lưu thông máu đến thận, đảm bảo thận hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hà thủ ô còn có tác dụng kiểm soát mỡ máu, giúp ổn định đường huyết và giảm đau nhức gân cốt.
Nếu sử dụng nước sắc hà thủ ô theo thời gian được hướng dẫn, người bệnh sẽ thấy được sự thay đổi đáng kể.
Tốt cho hệ thần kinh
Thành phần Lecithin có trong hà thủ ô là dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, chống suy nhược thần kinh, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp giảm căng thẳng và lo âu, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chống oxy hóa mạnh
Khả năng chống oxy hóa của hà thủ ô chủ yếu đến từ các hợp chất như resveratrol và flavonoid. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự to gây hại cho cơ thể.
Loại dược liệu này có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và chống lão hóa hiệu quả. Từ đó còn giúp cải thiện làn da, giữ cho da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.
Giảm khả năng phát triển vi khuẩn lao
Hà thủ ô có khả năng kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt là đối với virus gây bệnh lao. Các thành phần như emodin và các hợp chất phenolic khác trong hà thủ ô có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lao. Điều này làm cho hà thủ ô trở thành một thảo dược quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.
Nhờ những tác dụng đa dạng và mạnh mẽ này, hà thủ ô được coi là một trong những thảo dược quý giá góp phần quan trọng vào việc cải thiện và duy trì sức khỏe.
Hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì?
Trong Đông y, hà thủ ô được biết đến là một loại dược liệu có tính ôn, đắng ngọt và chát. Theo y học hiện đại, hà thủ ô tươi chứa khoảng 7,68% tannin; 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do và 0,805% các antraglycozid.
Tannin là một chất có khả năng làm săn se, cố sáp, cầm tiêu chảy nhưng sẽ gây táo bón. Các antraglycozid là những hoạt chất giúp nhuận tràng, thông tiện và tăng nhu cầu động ruột, gây tiêu chảy nên sẽ thường được sử dụng cho những người bị táo bón kinh niên. Hai thành phần này có tác dụng trái ngược nhau.
Đồng thời, khi dùng củ tươi mới khai thác sẽ có rất nhiều độc tố. Vì thế, việc ngâm nước vo gạo nhằm đào thải các độc tố, nhựa và mủ của hà thủ ô cũng như có thể khử đi vị chát vốn có của nó.
Ngoài ra, hà thủ ô ngâm nước vo gạo và chế biến đúng cách sẽ loại bỏ hết các thành phần tannin để tránh bị táo bón. Vì vậy, nếu không sơ chế đúng cách sẽ gây ra tình trạng vừa táo bón, vừa lỏng phân. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Cách ngâm hà thủ ô với nước vo gạo đúng
Hiện nay, hà thủ ô được bán tại nhiều hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc và có thể sử dụng ngay mà không cần chế biến. Tuy nhiên, với một số trường hợp người dùng tự thu hoạch hà thủ ô thì cần biết cách chế biến trước khi sử dụng. Dưới đây là cách ngâm hà thủ ô với nước vo gạo để loại bỏ các độc tố có trong loại củ này:
- Rửa sạch hà thủ ô rồi cạo lớp vỏ bên ngoài.
- Thải hà thủ ô thành từng miếng mỏng và loại bỏ phần lõi củ.
- Chuẩn bị sẵn nước vo gạo, có thể dùng nước vo gạo nếp để hà thu ô thơm hơn (nếu có).
- Ngâm hà thủ ô với nước vo gạo phải đủ 7 ngày 7 đêm hoặc tối thiểu 5 ngày và thay nước 2 lần/ ngày.
- Trước khi thay nước vo gạo mới thì vớt hà thủ ô rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, đổ sâm sấp nước vo gạo mới lên hà thủ ô.
☛ Đọc thêm: Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất
Các lưu ý khác khi chế biến và dùng hà thủ ô
Sau khi ngâm hà thủ ô với nước vo gạo, nhiều đơn vị chế biến dược liệu sẽ tiếp tục bào chế bằng phương pháp “cửu chưng cửu sái”.
“Cửu” có nghĩa là chín, “chưng” là đun cách thủy, “sái” là vớt bỏ bã. Như vậy, phương pháp này ám chỉ việc đun một vị thuốc với rượu, gừng, sa nhân qua chín lần, mỗi lần vớt bỏ bã và tiếp tục đun.
Tác dụng của “cửu chưng cửu sái” là làm giảm tính nhớt của hà thủ ô giúp các thành phần hoạt chất trong loại dược liệu này hấp thu vào cơ thể tốt hơn. Bên cạnh đó, có thể làm giảm độc tính của thuốc, thích hợp cho hầu hết các bạn thể chất ăn uống.
- Hà thủ ô sau khi ngâm với nước vo gạo sẽ được vớt ra và cho vào nồi, cho cùng với dậu đen. Với 1kg hà thủ ô dùng ½kg đậu đen. Không nên cho quá nhiều đậu đen sẽ khiến hà thủ ô bị chát, ngược lại nếu cho không đủ sẽ không đủ để khử độc.
- Ninh đậu đen với hà thủ ô ở nhiệt độ 100 độ C và trên 32 giờ. Nếu nấu nồi áp suất thì ninh ở nhiệt độ 120 độ C và nấu trong 6 giờ.
- Khi ninh xong, vớt hà thủ ô ra rửa sạch và mang đi phơi nắng. Nếu còn nước thì tẩm – phơi cho đến khi nước đậu đen ngấm hết vào hà thủ ô mới thôi. Thực hiện 9 lần nấu – tẩm – phơi như trên thì sẽ được hà thủ ô đảm bảo chất lượng. Quá trình này hay còn được gọi là “cửu chương cửu sái”.
Dưới đây còn có một số điều cần lưu ý khi dùng hà thủ ô như:
Theo nhiều tài liệu ghi chép Đông y cổ xưa, khi sử dùng hà thủ ô, người dùng cần kiêng “3 thứ màu trắng” bao gồm củ cải, hành và tỏi. Đồng thời, nhiều chuyên gia y học cổ truyền cũng khuyến cáo nên kiêng thêm gừng, ớt, tiêu,…
Bởi tất cả các nguyên liệu này đều có tính nóng sẽ làm phân tán hết các thành phần dinh dưỡng có trong hà thủ ô. Việc này làm mất tác dụng của loại dược liệu này trong điều trị bệnh hay làm đen tóc.
- Nếu bạn sử dụng hà thủ ô với mục đích làm đen tóc thì cần kiên trì 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, thời gian này sẽ có sự khác nhau tùy vào từng người. Vì thế, cần sử dụng thuốc kiên trì và đều đặn.
- Do hà thủ ô có tính ôn nên khi uống, người dùng sẽ có cảm giác hơi nóng trong. Chính vì thế, người dùng không nên kết hợp dược liệu này với những thực phẩm có tính nóng.
- Với một số đối tượng như người đang điều trị ung thư, người có vấn đề về tiêu hoá, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi không nên sử dụng hà thủ ô.
- Những người đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng,… cũng nên kiêng kỵ khi sử dụng hà thủ ô.
- Không sử dụng hà thủ ô trước khi phẫu thuật.
- Không uống hà thủ ô lúc bụng đói.
☛ Tìm hiểu thêm: Hà thủ ô trắng có tác dụng tốt như hà thủ ô đỏ không?