Hà thủ ô là một vị thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt củ Hà thủ ô đỏ khi kết hợp sử dụng và chế biến cùng với một số vị thuốc nam sẽ tạo nên một loại thuốc quý giúp da dẻ hồng hào, giúp tóc bạc chuyển tóc đen, điều trị được bệnh tóc bạc sớm.Vậy đâu là cách đơn giản để cho ra 1 vị thuốc chữa tóc bạc hiệu quả nhất?
Hà thủ ô kết hợp với đậu đen trị tóc bạc sớm
Mục lục
Giới thiệu về hà thủ ô
Tên gọi
- Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb.
- Tên khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
- Họ: Rau răm Polygonaceae.
- Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, multiflorous knotweed (Anh); renouée multiflorée (Pháp)
Mô tả
- Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
- Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.
Phân bổ
- Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô
Tác dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe
Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.
Giải nhiệt, lợi tiểu:
Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.
Trị ngoài da:
Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch:
Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Giải độc, tiêu viêm:
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.
Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng:
- Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và khi hà thủ ô kết hợp với 1 số loại dược liệu khác còn có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu,.
- Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.
Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe
Vì sao hà thủ ô có thể trị tóc bạc sớm
Nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm
- Yếu tố di truyền: Đây là yếu tố không thể thay đổi được mang tính chất quyết định cho thời điểm và tóc độ bạc tóc.
- Lối sống: Sinh hoạt, ăn uống không điều độ, mất ngủ, lo âu, suy nghĩ nhiều…làm tăng tốc độ bạc tóc.
- Thể trạng nang tóc: Tóc bạc sớm là biểu hiện thiếu hụt melanin ở nang tóc. Khi lượng sản sinh Melanin ở nang tóc giảm đồng nghĩa với cấu tạo. Sức khỏe chân tóc đang có vấn đề và đây cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
- Tinh thần: Căng thẳng tinh thần dẫn đến u uất mà phát hoả. Xuất hiện hiện tượng bệnh máu nóng trong đông y, suy nghĩ lao lực từ đó dẫn đến khí huyết thiếu hụt, tóc bị mất đi sự nuôi dưỡng.
Vì sao hà thủ ô trị được tóc bạc sớm
Cách chế biến hà thủ ô điều trị tóc bạc sớm
Hà thủ ô đỏ và đậu đen trị chứng tóc bạc, giúp đen tóc hiệu quả nhất
Cách chế biến Hà thủ ô với đậu đen (cách này đơn giản nhất)
Chuẩn bị:
- Hà thủ ô đỏ: 1Kg loại tươi hoặc khô đều được
- Đậu đen: 2 kg
Cách chế biến:
- Đậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước
- Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.
Cách dùng:
- Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê bột hà thủ ô (Hà thủ ô có vị chát vì vậy ta nên cho thêm đường vào quấy với bột hà thủ ô để uống cho ngon).
- Bài thuốc trên vừa tốt cho tóc lại rất bổ máu nữa. Nhưng phải kiên trì vì ăn hà thủ ô trong 1 thời gian dài khoảng 5-6 tháng tóc mới đen được nhé.
Cách chế biến Hà thủ ô hoàn
Chuẩn bị:
- Hà thủ ô đỏ: 1,8Kg
- Ngưu tất: 0,6Kg
- Đậu đen : 2Kg
Cách làm:
- Hà thủ ô và ngưu tất thái miếng mỏng, hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen (Khoảng 2kg) đãi sạch
- Cho các vị thuốc và chõ, cứu một lượt thuốc lại một lượt đậu
- Đồ chín đậu đen, lấy thuốc ra phơi khô, cứ làm như vậy 3 lần rồi lấy thuốc ra tán bột
- Lấy thịt đại tạo và mật ong trộn với bột làm thành viên nhỏ 0.5gram
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên.
Cách ngâm rượu hà thủ ô
Ngoài ra Hà thủ ô cũng có thể dùng để ngâm rượu mà không cần qua khâu chế biến. bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu hà thủ ô như sau:
Chuẩn bị:
- Hà thủ ô đỏ khô: …… 1Kg
- Đường phèn: ………… 0,5kg
- Rượu trắng: ………….. 3-4 lít
- Bình thủy tinh
Cách làm:
- Hà thủ ô khi đã ngâm, rửa sạch đất cát bám bạn nên gọt sạch vỏ hà thủ ô và thái miếng mỏng, bỏ đi phần lõi cứng.
- Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo trong 1-2 ngày. Trong quá trình ngâm nên thay nước vo gạo 2 lần/ ngày. Khi ngâm nước vo gạo sẽ làm giảm nóng, giảm chat của hà thủ ô.
- Để hà thủ ô ráo nước, phơi khô và sấy thơm để làm cô đọng lecithin – chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
- Đỗ đen rang xanh lòng bằng lửa nhỏ cho thơm.
- Cho hà thủ ô và đỗ đen xanh lòng vào bình thủy tinh ngâm rượu và đổ rượu vào ngập nguyên liệu. Dùng 2 phần hà thủ ô, 1 phần đỗ đen. Ngâm trong 3-6 tháng là có thể sử dụng được.
Cách dùng:
Ngày dùng 1-2 chén nhỏ.
Liên đã bình luận
Xin tư vấn về cách dùng hà thủ ô
Lê Đào đã bình luận
Chào chị Liên, Hà thủ ô có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, bổ can thận, cảm sốt, khí hư bạch đới… Hà thủ ô để pha chè, sắc nước uống, ngâm rượu hay hầm với gà, nấu cháo. Chị lưu ý sơ chế Hà thủ ô cẩn thận trước khi dùng ạ. Để xem chi tiết hơn cách dùng, chị có thể tham khảo đường link dưới đây ạ. http://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-ha-thu-o-don-gian-hieu-qua.html
Phạm Hoài đã bình luận
Hà thủ ô tán bột cho cả bột đậu đen lòng xanh vào cùng được không
Lê Đào đã bình luận
Chào Hoài, Hà thủ ô tán bột có dùng thêm được với đậu xanh. Bạn có thể tham khảo cách sau: Hà thủ ô (1,8kg) và ngưu tất (0,6kg) thái miếng mỏng, hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen (Khoảng 2kg) đãi sạch. Sau đó, cho các vị thuốc vào chõ, cứ một lượt thuốc lại một lượt đậu. Đồ chín đậu đen, lấy thuốc ra phơi khô, cứ làm như vậy 3 lần rồi lấy thuốc ra tán bột.
(K14_HL) Nguyen Trung Hieu đã bình luận
hay
Phương hạnh đã bình luận
Hà thủ ô chế uống chung với các thuốc đông y thành phẩm có được không ạ
Vũ Kim Anh đã bình luận
Chào Phương hạnh, Hà thủ ô có thể làm giảm các tác dụng điều trị của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông,.. Bạn nên Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô khi đang trong quá trình điều trị một bệnh lý khác.