Cây mật nhân là loại mọc hoang, được mọi người biết đến với khả năng chữa bách bệnh. Chính vì vậy, nhiều người muốn tự trồng cây mật nhân để sử dụng cho mục địch chữa bệnh của mình. Vốn dĩ cây mật nhân sống tốt trên vùng núi, đồi, vậy kĩ thuật trồng cây mật nhân đơn giản ở vùng đồng bằng, trong vườn là như thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Cây mật nhân
Mục lục
Mô tả cây mật nhân
- Cây mật nhân có tên khoa học Eurycoma longifolia Jack.
- Cây mật nhân còn được gọi là mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh hay cây hậu phác nam, cây mật nhân có tính mát, vị đắng, quy vào kinh thân và can.
- Cây mật nhân mọc dưới tán của những cây lớn, cây cao khoảng 15m. Lá cây mật nhân dạng lá kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau.
- Lá trên mật nhân màu xanh, mặt dưới lá có màu trắng. Cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa có màu nau đỏ mộc thành chùm. Mỗi hoa có 5-6 cánh nhỏ.
- Hoa nở vào tháng 3-4 kết quả vào tháng 5-6. Quả mật nhân có hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5 – 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn, khi còn non có màu xanh, già đi sẽ có màu đỏ thẫm.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt cây mật nhân và mật gấu
Tác dụng của mật nhân
- Khi nhắc đến cây mật nhân không thể không nhắc đến khi nói về tác dụng của cây mật nhân đó là giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, chống lão hóa sinh lý nam, tăng tiết hocmoon giới tính nam một cách tự nhiên. Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng trạng thái cương và hỗ trợ điều trị những bệnh về sinh lý: mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm….
- Cây mật nhân điều trị những bệnh về đường tiêu hóa, đau bụng, ăn uống khó tiêu, kiết lị, đi ngoài
- Tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, phòng ngừa những bệnh về gan , thanh nhiệt và giải độc cơ thể…
- Tác dụng của cây mật nhân giúp hỗ trợ điều trị những bệnh xương khớp: đau lưng, đay khớp chân. Chân tay tê bì, tê mỏi, gân xương khớp yếu. Những bệnh như đau khớp do gút…
- Dùng cây mật nhân có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giúp đào thải acid uric ra ngoài, làm giảm các triệu chứng của bệnh gout, giúp bệnh thuyên giảm hơn, chất ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút, giúp giảm những triệu chứng đau đớn của bệnh gut mang lại.
- Ngoài ra cây mật nhân còn dùng để giải rượu, tẩy giun, chữa sốt….
Xem thêm: Cây mật nhân và những tác dụng không ngờ
Kĩ thuật trồng mật nhân đơn giản nhất
Có 2 cách trồng cây mật nhân
- Trồng bằng hạt giống
- Trồng bằng cây con
Trồng cây mật nhân bằng hạt giống
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống
- Ngâm hạt giống tronng dung dịch thuốc tím KmnO4 nồng độ 0,1 % nửa tiếng. Ngâm như vậy để diệt khuẩn cho hạt giống.
- Vớt hạt giống ra rổ, giá cho ráo nước rồi tiếp tục ngâm trong nước nóng 55 độ C, ngâm khoảng 3- 4 tiếng.
- Chuẩn bị lớp vải mỏng, vớt hạt giống ra để ráo nước và ủ trong lớp vải mỏng ở nhiệt độ 30 độ C.
- Mỗi ngày mang hạt giống ngâm vào nước lạnh 1 tiếng đồng hồ cho đến khi thấy hạt giống nứt nanh thì mang ra gieo.( Chú ý không để hạt mọc mầm quá dài mới gieo thì dễ bị gãy)
Bước 2: Gieo hạt
Chuẩn bị đất:
- Làm tơi đất
- Tạo bầu nhỏ, sâu khoảng 0,5cm
- Bón thêm phân vào bầu để trực tiếp gieo hạt vào bầu
- Ngâm vào nước vôi 1 ít rơm rạ để khử trùng
Gieo hạt vào bầu
- Gieo 1 hạt giống đã nảy mầm vào bầu đất đã chuẩn bị rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên trên
- Đậy lớp rơm rạ đã chuẩn bị lên trên bầu
Chăm sóc hạt giống
- Ngày tưới 2 lần nước lên để tạo độ ẩm cho hạt giống
- Khoảng 5 ngày sau cây con sẽ mọc lên ( mầm cây đội mũ)
- Khi mầm cây mọc lên bạn nên dỡ lớp rơm rạ bên trên ra cho cây hít thở, quang hợp.
- Chú ý làm giàn để che nắng cho bầu, không để cây non tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mật trời.
Bước 3: Chăm sóc cây con
- Trong 20 ngày đầu bạn nên tưới nước cho cây liên tục để đảm bảo độ ẩm
- Sau 20 ngày bạn chỉ nên tưới cho cây khi đất trên bề mặt cây khô
- Không nên bón phân trong 20 ngày đầu moiw trồng
- Trong 10 ngày đầu nếu hạt giống không mọc thành cây, bạn nên lập tức thay thế bằng hạt giống khác. Tuy nhiên cũng nên chú ý, chỉ thay thế hạt giống khi thời tiết mát mẻ, tưới nước đủ cho hạt giống để tạo đổ ẩm.
- Nếu nhiều hạt giống không mọc thành cây, ta nên xếp riêng những bầu đó sang chỗ khác để thay hạt giống mới cho tiện chăm sóc.
Cây mật nhân con
Trồng cây mật nhân bằng cây mật nhân con
Chọn cây con:
- Chọn cành hoặc cây không bị sâu bệnh,
- Có độ tuổi từ 1 năm trở lên và chu vi cành là từ 4 – 6 cm.
Chuẩn bị hố trồng cây:
- Đào hố sâu khoảng 50x50cm
- Cho đất hỗn hợp vào để lấp đầy hố.
- Ban đầu, nên trồng cây ở chỗ mát hoặc dưới những tán cây to để tránh ánh nắng trực tiếp.
Chuẩn bị đất trồng:
- Cây mật nhân đang quen sống ở vùng rừng núi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt nên khi vừa di chuyển cây về nhà bạn cũng cần tạo môi trường sống thích hợp cho cây bằng cách:
- Pha đất cho thích hợp bằng cách pha thêm 20% phân gia cầm vào đất trồng để cây có thêm dinh dưỡng.
- Hoặc lấy trực tiếp đất ở vùng có cây mật nhân con mọc, cho vào bao mang về và trồng cây mật nhân trực tiếp vào đất đó.
Cách trồng:
- Khi vừa mang cây côn về, bạn không nên trồng xuống hỗ đã chuẩn bị mà bạn nên để nguyên cây trong bao ươm khoảng 15-20 ngày giúp cây bén rễ và ra lá non
- Tưới nước cho cây ngày 2 lần sáng và chiều.
- Sau khoảng 20 ngày, bạn chuyển cây con ra vị trí trồng mong muốn
- Đặt bầu cây non xuống
- Lấp đất đã chuẩn bị lên
Chú ý trồng cây chỗ mát, dưới những tán cây to để tránh ánh nắng trực tiếp vào cây con
Trên đây là kĩ thuật gieo trồng cây mật nhân mà các bạn có thể tham khảo, tự trồng cây mật nhân trong vườn nhà mình. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu về các loại cây dược liệu cũng như công dụng và cách gieo trồng các loại cây dược liệu khác, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 180061190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.