Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong quả gấc có rất nhiều vitamin A và E, đặc biệt là rất giàu Beta – carotene, lycopene là các vi chất thiên nhiên rất cần thiết cho cơ thể con người. Lycopene và beta- carotene được chứng minh là chất chống oxy hóa, có khả năng trung hòa các gốc tự do, chống lại sự già của tế bào cơ thể, giúp trẻ hóa làn da, sửa chữa những tổn thương trong cấu trúc cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh về gan, mật.
Lycopene là carotenoid duy nhất có khả năng ngăn ngừa được chứng nhồi máu cơ tim, bảo vệ gen khỏi bị tổn thương và có khả năng hạn chế những biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, phần ăn được của gấc chứa lượng Beta-carotene(chiếm ½ tổng carotenoid có trong dầu gấc) cao gấp hai lần so với dâu gan cá thu và khoảng 10 lần so với cà rốt.
Nhìn thấy giá trị của cây gấc, để giúp quý bà con có thể trồng được cây gấc trong vườn nhà chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc gấc sau đây:
Hình ảnh giàn gấc trĩu quả của người dân (hình ảnh minh họa)
Mục lục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc gấc
Chọn giống
1.1. Nhân giống bằng hạt:
- Chọn những trái to, đẹp, trái gấc đã ngã màu đỏ cam, cắt xuống và để thêm một đến hai ngày cho trái gấc chín sinh lý hoàn toàn.
- Tách ra lấy hạt rửa sạch bằng nước cho sạch cơm và chọn những hạt tròn đều, mẩy để làm giống có thể gieo ngay vào bầu nilong khi hạt đang tươi cho tỷ lệ nảy mầm khá cao hoặc phơi khô bảo quản kín
- Khi gieo ngâm trong nước ấm từ 55 – 60 độ C, khoảng 10 – 15 tiếng sau đó vớt ra để ráo đem gieo trong bầu nilong sau gieo cây phát triển được 20 – 25 ngày thì đem trồng.
1.2. Nhân giống bằng hom(dây gấc):
- Chọn những cây gấc cho trái to, ổn định, không sâu bệnh, để làm giống cắt hom giống thành từng đoạn có độ dài từ 20 đến 40cm (chú ý: phải để đầu ra đầu, ngọn ra ngọn)
- Sau đó bôi đầu ngọn bằng vôi hoặc tro cắm đầu gốc xuống đất khoảng 10 – 15cm nghiêng 15 độ và tưới giữa ẩm thường xuyên (phải làm lưới che nắng cho gấc)
- Sau hơn một tháng từ nách lá bật chồi để chồi vươn dài và ổn định sau đó đem trồng.
Thời vụ trồng
Để cây gấc phát triển tốt và nhanh nên trồng vào đầu mùa mưa ở miền nam trồng 15/5 – 10/6 dương lịch. Đối với các tỉnh phía bắc nên trồng vào tháng 2 tháng 3 dương lịch.
Khoảng cách trồng
Thông thường để cây gấc phát triển tốt nên trồng khoang cách 5 x 5 m hoặc 5 x 4 m.
Kích thước hố trồng
Trước khi khoan hố đất phải được dọn sạch cỏ dại cày chảo 3 một lần, sau đó khoan hố với kích thước 60 x 60 x 60 cm.
Phân bón
Trước khi trồng nên bót lót tất cả các loại phân trước 1 tháng lượng phân bón cho một cây là: 1 kg super lân + 0,5 kg vôi + 10 kg phân chuồng + 0,5 kg NPK (16-16-8) + 40gram diazan để phòng trừ mối và sâu. Tất cả trộn đều và cho xuống hố lấp đất lại và dùng bàn chân dặm mạnh một cái ở giữa hố để sau trồng cây cho đúng hố.
Làm giàn
Nếu trồng với số lượng ít thì có thể tận dụng bờ rào để cho gấc leo còn trồng với quy mô vừa và lớn thì nên làm giàn cho gấc leo.
Giàn cho gấc có thể tận dung cây tre hoặc trụ bê tông cao khoảng 2,5 m (10 vuông để làm trụ) sau đó căng kẽm 2 li loại mềm cho dễ căng đan ô lưới 50 x 50 cm.
Kỹ thuật chăm sóc gấc
- Sau trồng cây gấc bén rể và bắt đầu phát triển khi dây gấc vươn dài khoảng 40 – 50 cm thì dùng que rào cho gấc bò lên giàn và thường xuyên bắt các ngọn gấc bò đều trên giàn.
- Đánh bồn xung quanh gốc bán kính rộng 60 cm.
- Thường xuyên xới xáo làm cỏ trong bồn cho cây gấc phát triển tốt.
- Cần ủ rơm vào bồn (nếu có điều kiện) ở mùa khô để hạn chế cỏ dại và thoát hơi nước và phải xa gốc 10 cm.
- Thường xuyên tưới nước khi trời nắng hạn, đặc biệt là giai đoạn ra hoa đậu trái.
Phân thúc phân:
- Sau trồng cân bón thúc phân cho cây phát triển tốt mỗi năm nên bón 3- 4 lần hoặc căn cứ theo tình hình phát triển của cây mà bón.
- Thời gian bón: Đầu mùa mưa khoảng 15/5, giữa mùa mưa vào tháng 8 – 9 và cuối mùa mưa tháng 10 – 11 hàng năm.
- Loại phân giai đoạn cây chưa ra hoa đậu trái thì bón phân NPK(16-16-8), sau khi ra hoa đậu trái thì có thể dung phân NPK(20-20-15).
- Lượng bón mỗi gốc 100- 200 g/gốc.
- Cách bón đào xung quanh gốc và cách gốc khoảng 25 – 30 cm rộng 10 cm, sâu 10 cm sau đó bỏ phân xuống và vùi đất lại. Nếu có phân chuồng hoặc phân vi sinh thì hàng năm bón bổ sung cho cây khoảng 5 – 10 kg/gốc.
- Sau mỗi năm thu hoạch dây gấc sẽ tàn cần cắt bỏ những dây sâu bệnh, không cho trái, những dây còi cọc.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu hại
Cây gấc thường gặp một sâu hại chính sau: như bọ dừa, rầy mềm, nhện đỏ, sâu ăn lá.
Để phòng sậu hại cần thường xuyên dọn vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối cho cây phát triển tốt. Khi mật độ sâu hại cao có thể dung một số thuốc hóa học sau xịt cho cây như padan 95 sp, vibasu 50ND, actara…
Bệnh hại
Cây gấc thường gặp một số bệnh hại sau:
Đốm lá:
Mặt trên lá bị bệnh có nhiều chấm vàng, mặt dưới lá có chất xám. Dây gấc bị bệnh sẽ phát triển kém không cho trái hoặc cho trái ít. Phòng bệnh dùng thuốc benlat C, ridomil…
Bệnh cháy lá gấc:
Bệnh làm cho lá gấc cháy thành đốm hoặc cháy khô cả lá phòng bệnh dùng cacbenzim, benlat C, rovral…
Bệnh hoa lá:
Cây gấc bị bệnh hoa lá thường bị đốm vàng xoắn lại, dây còi cọc không cho trái.bệnh do vi trùng gây nên chưa có thuốc đặc trị. Để hạn chế thường xuyên xịt thuốc phòng bọ dừa, rệp. Khi cây bị bệnh thì nên nhổ bỏ để hạn chế lây lan.
Bệnh tuyến trùng:
Dây gấc bị bệnh tuyến trùng thường làm tổn thương bộ rễ, làm cây còi cọc, kém phát triển và vàng. Phòng bệnh trước khi trồng cần rãi Furadan 34, diazan, mocap để phòng.
Thu hoạch
Sau trồng khoảng 9 tháng đến 12 tháng cây gấc bắt đầu cho trái.
Gấc ra hoa vào tháng 6, trái gấc cho thu hoạch lai rai không tập trung chính vị vậy, khi quan sát trái chín khoảng ½ và có màu đỏ là thu được.