Long nhãn là thịt quả nhãn được phơi sấy khô, được sử dụng phổ biến làm thực phẩm. Ngoài công dụng là thực phẩm, trong y học cổ truyền long nhãn được sử dụng như một vị thuốc để kích thích tiêu hóa, tạo giấc ngủ êm ái,…
Long nhãn được sử dụng như một vị thuốc để kích thích tiêu hóa, tạo giấc ngủ êm ái
Mục lục
Long não (tên gọi khác là Lệ chi nô, Á lệ chi). Theo ghi chép cổ: Tên gọi Lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (Lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận)
1. Cách chế biến long não
- Đem những quả nhãn thu hoạch được nhúng vào nước sôi khoảng 1 – 2 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn, để diệt men rồi vớt để ráo và đem phơi nắng.
- Khi những quả héo dần, đem đi sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ trong khoảng thời gian từ 30 – 40 giờ.
- Sau khi sấy xong, tách bỏ vỏ và hạt chỉ lấy phần cùi nhãn và tiếp tục đem sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ cho đến khi khô, các cùi không còn dính vào nhau thì được.
2. Thành phần hóa học
Trong cùi nhãn khi tươi có 77,15% nước, độ tro 0,01%, chất béo 0,13%, protit 1,47%, hợp chất có nitơ tan trong nước 20,55%, đường sacaroza 12,25%, vitamin A và B.
Cùi khô (long nhãn nhục) chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axit taetric 1,26%. Chất có nitơ 6,309%.
3. Tính vị, công năng
Theo Y học cổ truyền, Long nhãn vị ngọt, tính bình, không độc; có công năng bổ tâm tỳ, ích khí huyết,…
- Long nhãn được dùng cho các trường hợp lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, sau đẻ mất sức, thiếu máu; bỏng nước sôi, bỏng lửa, chấn thương xuất huyết, sa thoát, lở ngứa ngoài da.
- Ngày dùng 40g-80 hoặc hơn bằng cách ăn sống, nấu chè,….
4. Công dụng của Long não
Tốt cho hệ thần kinh
Quả nhãn được xem là điều kỳ diệu với những chứng bệnh liên quan tới hệ thần kinh, đặc biệt là trầm cảm. Chúng giúp các dây thân kinh thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động. Do vậy, chứng mất ngủ cũng theo đó mà tan biến.
- Ngoài ra, uống nước đun sôi để nguội với long nhãn sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức.
Long nhãn giúp các dây thân kinh thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động
Cải thiện tuần hoàn máu
Nhãn có tác dụng tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể, giúp hạn chế chứng bệnh thiếu máu, tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lá lách và tim. Ngoài ra, nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy, và tốt cho các cơ quan sinh sản.
Bổ sung năng lượng dồi dào
Ăn nhãn thường xuyên đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể, chữa trị chứng mất ngủ, giảm trí nhớ. Hơn nữa, nhãn có lượng calo, chất béo thấp nên teen muốn giảm cân cũng yên tâm lựa chọn loại quả này để ăn mỗi ngày.
5. Bài thuốc về Long nhãn
Nhị long ẩm: Trị chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc
- Cao ban long 40g, long nhãn 50g. sắc long nhãn với nước.
- Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng.
- Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.
Ngọc linh cao: Dùng làm thực đơn bồi bổ tăng lực (đại bổ nguyên khí)
- Long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, sâm 3g.
- Cho vào bát, miệng bát đậy kín bằng giấy bản hoặc vải xô mỏng, hấp cách thủy hoặc hấp trên nồi cơm. Mỗi lần ăn 1 thìa với nước sôi.
Long nhãn tửu:
- Long nhãn xào qua rượu, thêm rượu tùy ý (khoảng 10 %) ngâm 100 ngày, hằng ngày uống vài ba lần, mỗi lần 20ml. Dùng như rượu bổ thường ngày để bổ ích tinh thần, bổ khí huyết.
Long nhãn hoa sinh:
- Long nhãn 10g, lạc hạt (cả vỏ hạt đập vụn) 15g. Cho ít muối, ít nước, nấu chín cho ăn. Dùng cho trường hợp thiếu máu, chảy máu dưới da.
Bài thuốc từ Long nhãn chữa tỳ hư ăn uống không tiêu, ăn không ngon miệng:
- Dùng Long nhãn, Hoài sơn, Phục thần, Bạch truật mỗi vị 12 gram; Ý dĩ nhân và Liên nhục mỗi vị 10 gram cùng với 8 gram Cam thảo.
- Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng, dùng khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc từ Long nhãn chữa mất ngủ, rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi trộm về đêm, ho khan, ho có đờm:
- Dùng Long nhãn và Kỷ tử mỗi vị 20 gram cùng với 30 gram Yến sào. Đem các nguyên liệu trên cho vào nồi để nấu nhừ, rồi cho thêm một ít đường phèn (tùy vào sở thích của mỗi người).
- Người bệnh có thể sử dụng để ăn trị bệnh mỗi ngày.
Cháo hạt sen long nhãn:
- Long nhãn 16-30g, hạt sen 16-30g, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo. Dùng cho trường hợp cơ thể suy nhược, thiếu máu.
Cháo hạt sen, long não giúp bồi bổ cơ thể suy nhược, thiếu máu
Bài thuốc từ Long nhãn giúp an thần, bổ Tỳ và Vị:
- Dùng một lượng Long nhãn phù hợp, đem ngâm cùng với rượu trắng, ngâm trong khoảng thời gian là 100 ngày. Mỗi dùng sử dụng một ít để uống.
Bài thuốc từ Long nhãn có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng tâm:
- Dùng 300 gram Long nhãn tươi và 500 gram Đường cát trắng. Đem hai nguyên liệu trên chưng trong khoảng 30 – 40 phút rồi cắt vào trong hũ thủy tinh để sử dụng dần.
- Mỗi lần sử dụng 12 – 16 gram, mỗi ngày dùng hai lần.
Một số lưu ý khi dùng
Những đối tượng thuộc các trường hợp dưới đây không được sử dụng Long nhãn và một số bài thuốc từ dược liệu này như:
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Long nhãn
- Có đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu (theo Trung Dược Học)
- Bên trong có uất hỏa, ăn uống đình trệ, đầy bụng, bên ngoài bị cảm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
- Trướng bụng, nôn thổ, ho, nấc, sốt nhiều đờm dịch xuân tiết: Không dùng