Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải nỗ lực để chống lại đại dịch COVID – 19. Chính phủ của các nước đã huy động mọi nguồn lực, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động quyết liệt nhằm mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi được đại dịch này.
Mục lục
Tiềm năng sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh
Cây thuốc là thực vật được con người dùng làm thuốc. Những cây này có khả năng tổng hợp các hợp chất hóa học hết sức đa dạng được dùng cho các chức năng sinh học quan trọng của cây hoặc được dùng để chống lại côn trùng, nấm và động vật ăn thực vật.
Bao thế kỷ qua con người đã dùng cây để làm thuốc và ghi chép hiểu biết vào sách vở. Ngành thực vật dân tộc học nghiên cứu về các cách thức truyền thống trong sử dụng cây đã được công nhận là con đường hiệu quả để khám phá thêm các phương thuốc mới trong tương lai. Năm 2001, các nhà nghiên cứu nhận diện được 122 hợp chất trong thuốc tây mà bắt nguồn từ các loại cây được nói đến trong sách vở thực vật dân tộc học. 80% số hợp chất này được ghi chép là dùng theo một cách thức giống hệt hoặc có mối quan hệ với cách dùng của y học hiện đại. Nhiều dược phẩm hiện nay đã từ lâu được dùng dưới dạng thuốc làm từ cây, bao gồm aspirin, mao địa hoàng, quinine và thuốc phiện.
Theo tổ chức y tế thế giới, có trên 80% dân số thế giới sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu rất phong phú và đa dạng. Cho đến nay đã ghi nhận được 5.117 loài thực vật và nấm lớn; nhiều loài động vật và khoáng vật có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2016). Chính nguồn tài nguyên dược liệu này sẽ cung cấp nguyên liệu để nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, nguyên liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội.
Bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2
Chủng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 trên toàn cầu năm 2019
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất – nhập khẩu đều bị tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi “COVID-19” là “Đại dịch toàn cầu”.
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến.
Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Ứng dụng Y học cổ truyền trong điều trị dịch bệnh
Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời phát huy thế mạnh của y học cổ truyền trong việc phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus SAR-CoV-2 gây ra, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1306/BYT-YDCT về việc hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị.
- Nội dung dưới đây giới thiệu một số bài thuốc, vị thuốc, cây thuốc sử dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị và phòng bệnh.
- Nhằm góp phần vào việc sử dụng đúng các vị thuốc, cây thuốc trong các bài thuốc này, nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu) đã tổng hợp dữ liệu về hình ảnh một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc để giới thiệu cho những ai quan tâm sử dụng.
Hy vọng rằng, đây là những hoạt động thiết thực góp phần vào công cuộc phòng chống và điều trị dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Việt Nam.
Danh sách một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc
1. Bạc hà (Herba Menthae)
2. Bạc chỉ (Radix Angelicae dahuricae)
3. Bạch linh, phục linh (Poria)
4. Bạc thược (Radix Paeoniae lactiflorae)
5. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
6. Bán hạ chế (Rhizoma Pinelliae praeparata)
7. Bản lam căn (Radix Isatisis)
8. Bưởi (Folium et Exocarpium Citri grandis)
9. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae)
10.Cát căn (Radix Puerariae thomsonii)
11.Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
12.Chỉ xác (Fructus Aurantii)
13.Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)
14. Đại hoàng (Rhizoma Rhei)
15. Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
16. Đại thanh diệp (Folium Clerodendri cyrtophylli)
17. Đạm đậu xị (Semen Vignae praeparata)
18. Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)
19. Đan bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
20. Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
21. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
22. Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)
23. Đương quy (Radix Angelicae)
24. Hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)
25. Hoắc hương (Herba Pogostemi)
26. Hoài sơn (Tuber Dioscoreae persimilis)
27. Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
28. Hoàng kỳ chích (Radix Astragali membranacei praeparata)
29. Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)
30. Hương nhu (Herba Ocimi)
31. Huyền sâm (Radix Scrophulariae)
32. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)
33. Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)
34. Kinh giới tuệ (Herba Elsholtziae ciliatae)
35. Lá lốt (Herba Piperis lolot)
36. Liên kiều (Fructus Forsythiae)
37. Long não (Lignum et Folium Cinnamomi camphorae)
38. Ma hoàng (Herba Ephedrae)
39. Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
40. Màng tang (Radix, Ramulus, Folium et Fructus Litseae)
41. Mộc hương (Radix Saussureae lappae)
42. Mùi (Herba Coriandri sativi)
43. Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
44. Ngưu bàng (Fructus Arctii lappae)
45. Nhân sâm (Rhizoma et radix Ginseng)
46. Nhục quế (Cortex Cinnamomi)
47. Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)
48. Sả chanh (Herba Cymbopogonis citrati)
49. Sa sâm (Radix Glehniae)
50. Sài hồ (Radix Bupleuri)
51. Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae)
52. Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens)
53. Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
54. Thanh cao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)
55. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
56. Tiền hồ (Radix Peucedani)
57. Tô diệp (Folium Perillaei)
58. Tỏi (Bulbus Allii sativi)
59. Trà xanh (Folium Camelliae)
60. Trạch tả (Rhizoma Alismatis)
61. Tràm (Folium et Cortex Melaleucae)
62. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)
63. Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae)
64. Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae)
65. Viễn chí (Radix Polygalae)
66. Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirrhosae)
67. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
68. Xuyên tâm liên (Herba Andrographis)
69. Thủy ngưu giác (Cornu Bubalus bubalis)
70. Mang tiêu (Natrii Sulfas)
Nguồn: Viện dược liệu