Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi và những người thường xuyên lao động nặng nhọc. Tuy nhiên bệnh thoát vị đĩa đệm cũng gặp ở những người trẻ tuổi từ 25-35 bởi tác hại của thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Vậy người bệnh nên lưu ý ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.
Mục lục
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng dịch nhầy di chuyển theo những vết rách/nứt của bao xơ, phình (lồi) ra bên ngoài. Sau đó chèn ép lên rễ dây thần kinh, ống sống tạo ra cảm giác khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau thắt lưng, cột sống cổ và tê bì chân tay.
2. Nguyên nhân gây bệnh từ đâu?
- Yếu tố di truyền: Ở những người có tiền sử gia đình bị thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, đĩa đệm cùng xương khớp càng bị thoái hóa, suy giảm chức năng. Điều này khiến bao xơ dễ dàng bị rách, nứt, tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong thoát khỏi vị trí ban đầu, chèn ép và gây đau.
- Hoạt động sai tư thế: Một số hoạt động sai tư thế như nâng và vác vật không đúng cách, thường xuyên ngồi hoặc nằm vẹo sang một bên… là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
- Tai nạn, chấn thương: Chấn thương do tai nạn xe cộ, tai nạn thể thao hay tai nạn lao động đều là những nguyên nhân gây tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị.
- Thừa cân, béo phì: Cột sống có tác dụng nâng đỡ phần thân trên của cơ thể, vì thế chúng sẽ chịu nhiều áp lực khi bệnh nhân bị thừa cân béo phì. Điều này khiến xương, cơ cùng các đĩa đệm bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến rách bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài.
3. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
3.1. Nhóm thực phẩm chứa Omega 3 và Vitamin C
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra axit béo omega 3 là liệu pháp hiệu quả cho tiến trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Loại axit béo này gây tiết chế axit arachidonic, một trong những tác nhân gây viêm. Điều này cho việc phục hồi thoát vị đĩa đệm diễn ra nhanh hơn. Cá hồi là thực phẩm điển hình chứa hàm lượng lớn axit béo omega 3. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này cũng có trong các loại rau có màu xanh đậm như rau cải, rau bina,..
3.2. Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Canxi được xem là một dưỡng chất không thể thiếu đối với xương khớp. Nó là nền tảng duy trì sự chắc khỏe cho xương và giúp quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi. Vitamin D thường song hành cùng canxi, nó làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.
- Sữa, bơ và phô mai là các thực phẩm đều có chứa canxi và vitamin D. Ngoài ra, các loại thực vật như súp lơ, bắp cải cũng rất giàu canxi và các loại cá béo lại chứa nhiều vitamin D.
Thực phẩm giàu canxi giúp quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi
3.3. Thực phẩm có nhiều chất sắt và magie
Sắt ngoài có chức năng sản xuất ra nhiều collagen, cũng làm sản sinh ra nhiều protein giúp xương phát triển. Điều này rất cần cho việc hồi phục của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Còn magie là một thành phần trong cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa bị viêm khớp.
Sắt có nhiều trong hải sản, nhất là các loài động vật thân mềm như hàu, sò và bạch tuộc. Trong khi đó, gạo và lúa mì là 2 thực phẩm rất giàu magie.
4. Thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh xa
Theo chuyên gia, ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần tránh một số thực phẩm không lành mạnh như:
4.1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ làm xúc tác phản ứng viêm, khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng và mức độ đau nhức dữ dội hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ mà người bệnh cần kiêng bao gồm: Mỡ động vật, đồ rán, chiên xào, xúc xích, thức ăn nhanh…
Thực phẩm dầu mỡ khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng và mức độ đau nhức dữ dội hơn
4.2. Thực phẩm chứa nhiều purin
Khi purin được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây dư thừa, làm giảm sự chuyển hóa canxi vào xương, khiến cột sống, đĩa đệm càng yếu và tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Thực phẩm chứa nhiều purin mà người bệnh cần tránh là: Nội tạng động vật, thịt chó, thịt đỏ, cá trích…
4.3. Bia, rượu và đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn sẽ làm giảm hàm lượng canxi trong cơ thể, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe nói chung. Chúng là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
4.4. Hạn chế thức ăn cay, nóng
Những thực phẩm hay gia vị cay, nóng có thể làm tăng khả năng gây ra các dấu hiệu đau nhức, đặc biệt là đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh sẽ tiến triển nhanh theo chiều hướng xấu do lượng canxi và khoáng chất có trong cơ thể bị hao hụt.
Trên đây là những thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên cẩn trọng khi sử dụng để hạn chế cơn đau. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý các bài tập trị liệu phù hợp để giúp mau lạnh bệnh.
Nguồn: Tham khảo