Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Nguy hiểm khôn lường khi sử dụng cây hà thủ ô đỏ sai cách

Nguy hiểm khôn lường khi sử dụng cây hà thủ ô đỏ sai cách

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Hà thủ ô đỏ có công dụng giúp bổ Can, dưỡng huyết, ích thận, trừ phong, mạnh gân xương, chủ trị các chứng huyết hư, suy nhược thần kinh, chóng mặt nhức đầu, lưng đau gối mỏi, làm đen râu tóc. Tuy nhiên khi dùng dược liệu này chúng ta rất cần lưu ý và cẩn thận.

Nguy hiểm khôn lường khi sử dụng cây hà thủ ô đỏ sai cách 1

Hà thủ ô đỏ là loại thảo dược có tiếng bồi bổ tốt và chữa nhiều bệnh

Hà thủ ô

  • Hà thủ ô còn được gọi với tên dân gian khác như thủ ô, giao đằng, dạ hợp; là loại cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ. Lá mọc theo kiểu so le, hình mũi tên, gốc lá dạng hình tim, thuôn nhọn ở đầu, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, gân lá có khoảng 3 – 5 cái, xuất phát từ gốc lá; cuống lá dài khoảng 2 cm, phủ lông tơ, bẹ chìa ngắn mỏng, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, mọc thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hình 3 cạnh, bóng nhẵn, nằm trong bao hoa.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 – 2.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, có tác dụng chữa thận suy, gan yếu gây ra di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các trường hợp thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa).

máu, tốt cho tim mạch:

Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu và các bệnh về máu khác đồng thời ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

Làm đen râu tóc, trị tóc bạc sớm:

Khi hà thủ ô kết hợp với một số loại dược liệu khác có tác dụng làm tóc đen mượt, sợi tóc khỏe mạnh, có hiệu quả rất rốt trong việc trị tóc bạc sớm.

Lợi tiểu, nhuận tràng:

Hà thủ ô có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng, chữa bệnh táo bón ( thường gặp ở người già và phụ nữ sau khi sinh).

Tăng cường khả năng miễn dịch:

Hà thủ ô có công dụng giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da:

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, tiêu ung thủng, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, các chứng viêm và tăng lipid máu.

Tăng sức đề kháng của cơ thể, làm chậm lão hóa:

Hà thủ ô còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là khả năng chịu rét, bên cạnh đó còn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp trẻ hóa da và phòng bệnh teo tuyến ức ở người già.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe

Những nguy hiểm khi dùng hà thủ ô sai cách

Những nguy hiểm khi dùng hà thủ ô sai cách 1

Khi dùng hà thủ ô không nên ăn thức ăn tươi sống, thức ăn tanh để giảm nguy cơ tiêu chảy

Không nên dùng hà thủ ô sống (hà thủ ô chưa qua chế biến):

  • Hà thủ ô sống chứa anthraquinone kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy ngay cả đối với người khỏe mạnh.
  • Vì vậy, những người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa, đau dạ dày không nên dùng hà thủ ô, đặc biệt loại chưa qua chế biến.

Không nên sử dụng hà thủ ô khi ăn thức ăn sống, các thức ăn có vị tanh:

  • Thức ăn tươi sống và các loại thực phẩm có vị tanh ( tiết canh, tiết gà, tiết vịt luộc, cá da trơn…)  vốn đã dễ gây tiêu chảy, vì vậy khi dùng hà thủ ô càng phải kiêng những nhóm thực phẩm này giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Không nên uống hà thủ ô trước 7 giờ sáng bởi vì thời điểm này là lúc ruột dễ bị kích thích nhất.

Không nên dùng cùng các thực phẩm, gia vị cay nóng

  • Những gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng sẽ làm giảm công dụng bổ can thận của hà thủ ô, làm giảm tác dụng bồi bổ cơ thể và trị bệnh. Ngoài ra Đông y cũng khuyên cần kiêng ăn củ cải khi đang dùng hà thủ ô.

Hà thủ ô có thể gây ngủ ly bì

  • Ở một số người, uống hà thủ ô có thể ngủ ly bì, điều này có thể do cơ địa hoặc tiêu chảy do ngộ độc gây ra, gây ảnh hưởng bất lợi đến gan, thận.

Những người tiền sử ung thư và u không nên sử dụng

  • Hoạt tính estrogen thực vật trong hà thủ ô tương đối cao, do vậy dễ kích thích khối u tăng trưởng và tái phát ung thư, đó là lý do không nên sử dụng hà thủ ô cho người có tiền sử ung thư hoặc đang điều trị ung thư vú hoặc tử cung không nên sử dụng hà thủ ô.

Những người hạ đường huyết, huyết áp thấp, người vừa trải qua phẫu thuật không nên dùng

  • Hà thủ ô có công dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, vì vậy nếu dùng cho người đường huyết thấp, huyết áp thấp hoặc các bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật sẽ khiến cho các chỉ số này xuống thấp hơn nữa, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tác giả: admin - 14/02/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Chữa bệnh, làm đẹp bằng cách dùng hà thủ ô và mật ong

  • Các khắc phục một số nhược điểm khi dùng Giảo cổ lam

  • Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi

  • Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà

  • Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu