Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Những cây cảnh, cây thuốc nam quý không thể không trồng trong nhà của bạn

Những cây cảnh, cây thuốc nam quý không thể không trồng trong nhà của bạn

Có những cây cảnh giúp làm xanh, làm đẹp cho ngôi nhà của bạn, ngoài ra nó còn được dùng để bổ sung thêm cho hương vị món ăn, giúp chữa bệnh hàng ngày. Những loại cây cảnh đồng thời là cây thuốc nam có tác dụng thần kỳ mang lại rất nhiều điều kì diệu cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Cây hoa oải hương
  • Cây xạ hương
  • Cây dương xỉ
  • Cây đinh lăng
  • Cây xô thơm
  • Cây bạc hà
  • Cúc la mã
  • Cây trà

Cây hoa oải hương

Oải hương hay còn có tên gọi là larvender đó là cái tên vô cùng quen thuộc đối với chúng ta.

Chúng thường được trồng để làm cảnh, trồng trong chậu, ven nhà, thành những khóm nhỏ. Bởi mùi hương của nó vô cùng dễ chịu, màu sắc tươi mát.

Ngoài ra còn có tác dụng quen thuộc đối với sức khỏe như: làm sáng da, làm dịu làn da, giúp làn da được khỏe mạnh. Oải hương còn có thể kháng khuẩn và virut, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ; giúp ngăn ngừa gàu, tái tạo da đầu; đồng thời có tác dụng điều trị các chứng ngứa, sưng tấy da, trầm cảm, đau đầu, bỏng do nắng…

Cây hoa oải hương 1

Cây hoa oải hương

Cây xạ hương

Cây xạ hương là loại cây rất thân thiện với con người, nhiều người biết đến cây xạ hương như một loài cây thơm có hoa, lá và tinh dầu rất tốt cho sức khỏe. Với tác dụng của nó chống nấm, ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn, virut và các loài vật ký sinh mà loài cây với cái tên mỹ miều này còn giúp cân bằng huyết áp, làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và là giải pháp tuyệt vời cho các vấn đề như tấy đỏ, sưng, khô da, cảm lạnh, ho hay thậm chí là ung thư ruột kết.

Cây xạ hương 1

Cây xạ hương

Cây dương xỉ

Cây dương xỉ được nhiều người trồng trong nhà như 1 loại cây xanh, cây cảnh tô điểm đẹp cho ngôi nhà của bạn. Hơn nữa cây dương xỉ, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ là một loại cỏ mọc dại, thực ra lại là một loài cây có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Dương xỉ được dùng để trang trí, dùng trong nghệ thuật cắm hoa, và còn là nguyên liệu trong một số món ăn. Không những thế, rễ và thân cây dương xỉ còn được y học đánh giá cao về giá trị dược chất, giúp điều trị một số thể bệnh như sốt, ho, vết thương trên da, vết cháy nắng, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, đồng thời nó còn có khả năng giúp cân bằng hệ tiêu hóa và phòng chống sâu hại hiệu quả.

Cây dương xỉ 1

Cây dương xỉ được rất nhiều người trồng trong nhà

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm).
Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.

Cây đinh lăng 1

Cây đinh lăng

Cây xô thơm

Trong nhiều nền văn hóa cổ xưa, cây xô thơm được xem như một loại thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Hàng ngàn năm qua, người ta đã sử dụng lá xô thơm để nấu ăn, điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe, và xua đuổi tà ma.

Ngày nay, cây xô thơm chủ yếu được biết đến khi có mặt trong các dịp Lễ Tạ ơn, nhưng cái tên của nó còn cho thấy một quá khứ lẫy lừng. Đặc trưng với những chiếc lá mềm mại và những bông hoa xinh đẹp, cây xô thơm được ứng dụng khá nhiều trong y học với giá trị dinh dưỡng và dưỡng chất tuyệt vời, đặc biệt là chất chống oxy hóa. Thân, lá và hoa của cây xô thơm đều có khả năng chữa bệnh. Loài cây này giúp cân bằng cơ thể, cân bằng các vấn đề về dạ dày, cải thiện trí nhớ, chữa đau răng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng mũi, phổi, cổ họng và có khả năng sát trùng, giúp chữa lành các vết thương ngay lập tức.

Cây xô thơm 1

Cây xô thơm

Cây bạc hà

Tinh dầu bạc hà vốn đã và đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, không chỉ giúp tạo hương vị cho thực phẩm, tạo hương thơm cho không gian mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe bởi đặc tính chống viêm, kháng chuẩn, ngăn ngừa nấm hiệu quả. Hơn nữa, giá trị dược chất của cây bạc hà thể hiện rõ nhất ở khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng sự tỉnh táo, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang, đặc biệt là khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ung thư tuyến tiền liệt. Tinh dầu bạc hà có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể ức chế làm ngưng thở và tim ngừng đập hoàn toàn nếu dùng quá liều.

Cây bạc hà 1

Cây bạc hà

Cúc la mã

Là một trong số những cây thuốc quý có thâm niên nhất trong việc được ứng dụng làm thảo dược, cúc La Mã có khả năng chữa lành nhiều thể bệnh mà không hề gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào nhờ việc chứa đựng nhiều hoạt chất tốt như bisabolol (bisabolo A, bisabolol B) và matricin.

Một số lợi ích tuyệt vời của cây hoa cúc La Mã không thể chối bỏ là: cân bằng hệ tiêu hóa, giảm hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, ổn định đường huyết, đồng thời hỗ trợ điều trị một số thể bệnh như bệnh tiểu đường, viêm phổi, đau bụng, đau răng, các chứng co rút, đặc biệt là giảm khả năng mắc bệnh ung thư. Cúc La Mã là một loại thảo dược dùng để trị các chứng đau bụng, thuốc nhuận tràng nhẹ, chống viêm và diệt khuẩn. Nó có thể được dùng làm trà bông cúc, chỉ cần 2 muỗng trà hoa cúc khô có thể pha thành một tách trà, hoa được ngâm trong nước nóng từ 10 đến 15 phút và có nắp đậy để tránh tinh dầu bay đi. Đối với chứng đau bụng, một số lời khuyên nên uống một tách trà vào mỗi sáng mà không cần ăn sáng trong vòng 2 đến 3 tháng.

Cúc la mã 1

Cúc la mã

Cây trà

Cây trà là một loại cây thảo dược thường được dùng dưới dạng tinh dầu chiết xuất từ lá. Loại tinh dầu này vừa có hương thơm dịu nhẹ, thanh mát, được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng… vừa có tính chống nấm, kháng khuẩn, được dùng để điều trị các thể bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng da, miệng, mũi, móng… và phòng chấy trên đầu. Không những thế, tinh dầu trà còn được dùng để chữa gàu, điều trị đau đầu, đau răng, cảm lạnh và sơ cứu nhanh các vết thương, vết bỏng.

Cây trà 1

Cây trà

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều cây thuốc nam quý, tốt cho sức khỏe:

Tổng hợp những cây thuốc nam quý hiếm cho người Việt Phần I 

Trên đây là một số cây thuốc nam quý có thể trồng như vây cảnh tô điểm trong ngôi nhà của bạn và có tác dụng quý đối với sức khỏe. Ngoài ra nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Bài viết liên quan

  • Top 5 Trà thảo mộc tốt cho sức khỏe mà bạn nên sử dụng thường xuyên

  • Cách phân biệt tinh dầu thật và tinh dầu giả, kém chất lượng

  • Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng

  • Cách phân biệt một số dược liệu giả, bẩn trên thị trường hiện nay

  • Bệnh xương khớp nên dùng nhữn thảo dược như thế nào?

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑