Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Những công dụng đến từ cây Cát sâm

Những công dụng đến từ cây Cát sâm

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Trong Đông y, Cát sâm được coi như là một vị thuốc bổ mát như sâm. Thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp nhiều vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.

Những công dụng đến từ cây Cát sâm 1

Hoa Cát sâm – Millettia speciosa Champ. ex Benth. thuộc học Đậu (Fabaceae)

Mục lục

  • 1. Thông tin khoa học về cây Cát sâm
    • Mô tả cây
    • Phân bố, thu hái và chế biến
  • 2. Cát sâm trong y học cổ truyền
  • 3. Cát sâm trong y học hiện đại
  • 4. Phát triển dược liệu Cát sâm ở tỉnh Quảng Ninh
    • Tình hình dược liệu
    • Phát triển dược liệu tại Quảng Ninh

1. Thông tin khoa học về cây Cát sâm

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, thân gỗ, cành non có nhiều lông mềm.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7-13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục.
  • Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài 10-20cm; hoa rất nhiều, màu trắng ngà, lá bắc dạng lá, dài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông; tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng.
  • Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt; hạt 4-6 có vỏ khá dày màu đen.
  • Mùa hoa quả: tháng 7-12.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cát sâm mọc hoang dại ở những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình.

Một số nơi trồng để lấy củ làm thuốc. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

2. Cát sâm trong y học cổ truyền

Nhân dân các tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây) cũng dùng làm thuốc chữa đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho.

Theo Đỗ Tất Lợi (2004), tại nhiều vùng, Cát sâm được coi như là một vị thuốc bổ mát, do đó mới có tên sâm.

  • Thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp nhiều vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 10- 20g, có thể dùng tới 40g.
  • Cát sâm thường được dùng làm thuốc chữa đau lưng chân, thấp khớp; viêm phế quản mạn tính (lao phổi, ho khan), phổi kết hạch; viêm gan mạn tính; di tinh, bạch đới.

2. Cát sâm trong y học cổ truyền 1

Cát sâm thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu

3. Cát sâm trong y học hiện đại

Năm 1988, trên tạp chí Pharmacopoeia Commission of People’s Republic of China đã đăng tải bài thuốc gồm các vị: 15g Nhân sâm, 15g Cát sâm, 15g Địa hoàng, 15g Đan sâm, 9g Mẫu đơn.

==> Bài thuốc này tuân theo nguyên tắc của sinh lực cho máu để tạo ra máu và máu mới nuôi dưỡng để hỗ trợ lưu thông của máu, nó được chỉ định cho thương tích khí và thiếu máu, hoặc cho các khối u với tế bào bạch cầu hoặc tiểu cầu giảm trong thời gian điều trị hóa trị hoặc xạ trị.

Vào năm 1990-1992, Dong Zhilin and Yu Shufang đã đưa ra báo cáo rằng nước sắc 30 g Cát sâm dùng hàng ngày có tác dụng làm giảm bạch cầu gây ra bởi xạ trị.

Năm 2008, Theo Zheng Yuan– Sheng et al. đã chỉ ra ảnh hưởng của polysaccharide trong Cát sâm có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào lympho T ở chuột bị bệnh u bạch huyết.

  • Trong nghiên cứu polysaccharide được chiết xuất và tinh chế từ Cát sâm có tác dụng dược lý chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư. Những nghiên cứu này có thể cung cấp dữ liệu cơ bản cho việc khai thác và ứng dụng Cát sâm.

==> Các polysaccharide của Cát sâm đang được quan tâm để khai thác và sử dụng, là một loại sản phẩm tự nhiên với nhiều loại tác động dược lý và chăm sóc sức khỏe tốt.

4. Phát triển dược liệu Cát sâm ở tỉnh Quảng Ninh

Tình hình dược liệu

Trước đây, cát sâm chỉ được thu hái bởi một số đồng bào dân tộc có biết về thuốc nên lượng thu hái gần như chưa ảnh hưởng đến nguồn gen, phần lớn nguồn gen phát triển trong tự nhiên do cây sinh sản bằng hạt nên dễ phát tán.

  • Tuy nhiên, trong 5-6 năm trở lại đây thị trường Trung Quốc cũng thu mua loại dược liệu này. Cát sâm bị khai thác nhiều tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng,… để xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc. Do khai thác ồ ạt, nguồn cát sâm ở các tỉnh giáp biên giới phía Bắc giảm sút mạnh.

Phát triển dược liệu tại Quảng Ninh

Tại Quảng Ninh, cây cát sâm mọc tự nhiên trên rừng một số địa phương như: Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Hoành Bồ. Hiện nay, củ cát sâm chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Theo số liệu của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ba Chẽ, hàng năm huyện cung cấp cho thị trường khoảng 2,5 tấn củ do người dân khai thác.

Gần đây cát sâm mới được một số hộ gia đình trồng thử nghiệm với quy mô nhỏ, bước đầu có hiệu quả kinh tế.

  • Ở lập địa tốt, cây 3 tuổi có thể cho thu hoạch, bộ phận thu hoạch là rễ phình to tạo thành củ.
  • Ở một số điểm gây trồng thử nghiệm cây trồng sau 4 năm có thể cho thu hoạch hoạch từ 2-3 kg củ/gốc, sau 1 chu kỳ trồng cho năng suất 18 tấn/ha sản phẩm tùy vào điều kiện đất đai và công tác chăm sóc.
  • Với giá bán từ 60 – 80 nghìn đồng/kg thì doanh thu mỗi năm đạt 240 – 260 triệu đồng/ha.

Phát triển dược liệu tại Quảng Ninh 1

Mô hình trồng cây Cát sâm đạt hiệu quả kinh tế cao

Phát triển cây cát sâm đang là nhu cầu tại các địa phương trong tỉnh, vừa phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và lao động; đồng thời thiết thực thực hiện chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh.

Thực hiện Quyết định số 1159/QĐ-SNN&PTNT ngày 16/9/2019 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở thực hiện từ năm 2019, nhiệm vụ: Phát triển cây cát sâm (Miletia speciosa) tại Quảng Ninh được thực hiện từ tháng 9/2019 với mục tiêu nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây cát sâm; xây dựng mô hình trồng cây cát sâm phù hợp với điều kiện canh tác lâm nghiệp; góp phần phát triển cây cát sâm trên địa bàn tỉnh.

Tác giả: Lê Đào - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Sâm cau đỏ hay đen tốt hơn? Chọn sao cho đúng?

  • Công dụng của hà thủ ô đỏ, vị thuốc thần kì

  • Công dụng của cây mật nhân, những điều bạn nên biết

  • Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu chuẩn nhất

  • Trà diệp hạ châu có tác dụng gì

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑