Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến da và các cơ quan khác của cơ thể. Trong đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể gây viêm và làm tổn thương, dẫn đến các vấn đề về phổi, thận, tim, đường ruột và các nội tạng khác. Chính vì vậy, bệnh xơ cứng bì có chữa được không vẫn đang là thách thức cho giới Y học.
Mục lục
1. Bệnh xơ cứng bì là gì?
Xơ cứng bì là một bệnh mạn tính khiến da trở nên dày và cứng, tích tụ mô sẹo và các tổn thương kèm theo tại các cơ quan nội tạng như tim và mạch máu, phổi, dạ dày và thận. Ảnh hưởng của xơ cứng bì rất khác nhau, từ mức độ nhẹ cho đến đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh và bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng.
Có hai dạng xơ cứng bì chính, gồm:
- Xơ cứng bì tại chỗ: Dạng này thường chỉ ảnh hưởng đến da mặc dù cũng có thể lan đến các cơ, khớp và xương. Điểm khác biệt là xơ cứng bì tại chỗ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Các triệu chứng của xơ cứng bì tại chỗ là các mảng đổi màu trên da, các vệt hoặc dải da dày, cứng trên cánh tay và chân hay đôi khi xảy ra trên mặt và trán.
- Xơ cứng bì hệ thống: Đây là dạng bệnh nghiêm trọng nhất, có thể ảnh hưởng đến không chỉ là da, cơ, khớp, mạch máu mà cả các nội tạng như phổi, thận, tim và các cơ quan khác.
Cho đến nay, nguyên nhân của xơ cứng bì vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng. Giả thiết gây bệnh được chấp nhận nhiều nhất là có cùng cơ chế như các bệnh tự miễn hệ thống. Trong đó, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện bệnh. Chính vì vậy, những người trong gia đình đã có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn.
2. Bệnh xơ cứng bì có chữa được không?
Vì cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu rõ, các phương thức điều trị xơ cứng bì đặc hiệu còn nhiều hạn chế. Các biện pháp điều trị hiện tại có mục đích chủ yếu là làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá điều trị còn giúp phát hiện sớm và can thiệp sớm các biến chứng liên quan đến bệnh như tăng áp phổi. Từ đó, người bệnh vẫn duy trì được chức năng các cơ quan và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện tại bao gồm:
- Thuốc cải thiện lưu thông tuần hoàn máu
- Thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm chậm sự tiến triển tổn thương tế bào
- Steroid để làm giảm phản ứng viêm trên da, khớp và cơ
- Kem bôi giữ ẩm cho vùng da bị tổn thương, giúp duy trì tính đàn hồi và toàn vẹn của da, giảm ngứa
- Các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng khác như giảm đau, giảm chứng ợ nóng và hạ huyết áp
Trong quá trình điều trị, người bệnh được theo dõi thường xuyên bằng cách thăm khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ. Điều này vừa giúp đánh giá đáp ứng của thuốc, phát hiện sớm các tác dụng phụ liên quan với điều trị hay xuất hiện thêm biến chứng khác của bệnh.
3. Cây rau má
Rau má (Centella asiatica) còn có tên khác là liên tiền thảo, tích tuyết thảo, thường ở những nơi râm mát, ẩm ướt, đất mùn tơi xốp tại các vùng châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… Ngoài ra, các nước Trung và Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông cũng có rau má.
Rau má không chỉ là một loại rau để ăn như các gia đình Việt vẫn quen dùng, mà còn là vị thuốc phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước châu Á khác. Công dụng chữa bệnh của rau má đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
Về thành phần hóa học và tác dụng dược lý:
Thành phần chính của rau má là tricopen, saponin. Ngoài ra, còn chứa tinh dầu, các hợp chất polyacetilen, flavonoid, steroid, dầu béo, acid amin, tanin, vitamin C, alcaloid… Rau má được sử dụng trong y học hàng ngàn năm nay. Người ta dùng rau má để chữa lành vết thương và vết loét ngoài da; dùng làm thuốc bổ thần kinh giúp cải thiện tinh thần và trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi; dùng để điều trị sốt và các bệnh đường hô hấp.
- Hoạt chất bracoside A trong rau má kích thích mô sản xuất nitric oxide (NO), giúp giãn nở các tiểu động mạch và mao mạch, làm lượng máu di chuyển tới các mô được nhiều hơn; bảo vệ thành mạch, làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.
- Vì vậy, rau má thường được điều trị và phòng bệnh liên quan đến thiểu năng mạch, viêm tắc mạch máu…
4. Rau má tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì
Rau má có tác dụng chữa lành các vết thương, tổn thương da trong các bệnh vẩy nến, chàm, xơ cứng bì và làm mờ các vết sẹo.
- Ngoài tác dụng làm lành vết thương, cải thiện tuần hoàn máu, rau má còn được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị các bệnh về suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm tắc mạch máu, viêm da cơ địa, vẩy nến, sốt không rõ nguyên nhân, cúm…
- Đặc biệt, đối với bệnh xơ cứng bì, rau má có tác dụng hỗ trị điều trị bệnh rất tốt. Giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân xơ cứng bì.
Trong bệnh xơ cứng bì, sự tích tụ collagen ở các mô là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Các hợp chất asiaticosid, acid asiatic, acid madecassic trong rau má có tác dụng làm cân bằng sự sản sinh collagen, giảm sự đứt gãy, sắp xếp lộn xộn của collagen ở lớp trung bì trong tổn thương da bệnh xơ cứng bì. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng thúc đẩy tái tạo da, phục hồi các tổn thương da đã có.
- Bệnh xơ cứng bì tiến triển khi gặp lạnh hoặc căng thẳng (stress), thường kèm theo hội chứng Raynaud với hiện tượng giảm lưu lượng máu đến đầu chi.
- Sử dụng rau má sẽ giúp tăng cường tuần hoàn tới các đầu chi, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cục bộ gây loét, hoại tử, rối loạn thần kinh ở đầu chi.
Sinh tố rau má – Món quà cho bệnh nhân xơ cứng bì
Thầy thuốc khuyên, mỗi ngày bệnh nhân xơ cứng bì nên uống 1 ly sinh tố từ rau má tươi (50 – 80g) sẽ có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.
Một số công thức sinh tố rau má thơm ngon, dễ làm:
- Rau má tươi (50 – 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước sôi để nguội vào lọc bỏ bã. Có thể cho thêm vào một ít đường tùy khẩu vị.
- Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 – 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào lọc bỏ bã.
- Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm nở, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 – 80g) xay cùng. Có thể cho thêm ít đường tùy khẩu vị.
Nguồn: Sưu tầm