Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Rau má từ món ăn dân giã đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Rau má từ món ăn dân giã đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Rau má là loại rau, dược liệu được trồng phổ biến ở nhiều nơi của nước ta. Với vị hơi đắng ngọt, tính mát, rau má có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…. Vì vậy không thể phủ nhận rằng rau má có vị trí quan trọng trong các món ăn, bài thuốc Đông y từ hàng chục thế kỷ nay.

Rau má từ món ăn dân giã đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả 1

Mục lục

  • Thông tin khoa học
    • Mô tả cây
    • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Rau má được sử dụng từ lâu đời
  • Những bài thuốc quý không ngờ từ rau má
    • Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

Thông tin khoa học

Mô tả cây

  • Rau má là một loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn.
  • Lá hình mắt chim, khía tai bèo, rộng 2-4cm, cuống dài 2-4cm trong những nhánh mang hoa và dài 10-12cm trong những nhánh thường.
  • Cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ.
  • Quả dẹt rộng 3-5mm, có sống hơi rõ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Cămpuchia, Inđônêxya, Ấn Độ v.v…. Toàn cây khi tươi có vị đắng, hăng hơi khó chịu; khi khô thì chỉ còn mùi cỏ khô.

Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sao vàng.

Rau má được sử dụng từ lâu đời

Trong y thư Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập… có nhắc đến rau má với tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, khử phù thũng…

  • Thầy thuốc cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) dùng rau má để cải thiện chức năng tư duy và hưng phấn chức năng sinh dục.
  • Ở một số nước phương Đông rau má được sử dụng giúp lợi sữa, giữ da lâu già, làm lành vết thương và tránh sẹo.
  • Ở Nga, người ta sử dụng rau má với tác dụng bảo vệ nhu mô gan, hỗ trợ chức năng giải độc của gan và điều hòa biến dưỡng chất béo của rau má.
  • Ở vùng Trung Âu thì rau má là món thuốc quý để bảo vệ mạch máu, đặc biệt hữu ích cho cấu trúc yếu ớt của hệ thống tĩnh mạch.

Ở nước ta, từ kinh nghiệm của dân gian thường dùng rau má chống táo bón, tác dụng lợi gan, mật, làm mát giải nhiệt. Bên cạnh tác dụng chống phù nề nhờ lợi tiểu nhẹ, rau má bảo vệ thành mạch máu và giữ máu loãng.

Những bài thuốc quý không ngờ từ rau má

Từ lâu, rau má đã được dùng làm rau ăn, nước giải khát và làm thuốc chữa nhiều bệnh. Rau má là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…

Những bài thuốc quý không ngờ từ rau má 1

  • Bài 1: Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu: Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
  • Bài 2: Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
  • Bài 3:Viêm tấy, mẩn ngứa: Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
  • Bài 4: Thuốc lợi sữa: Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
  • Bài 5: Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
  • Bài 6: Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
  • Bài 7: Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
  • Bài 8: Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống. Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm.

Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

  • Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
  • Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
  • Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm…

Nguồn: HA (Tổng hợp) – Bản tin Khoa học & Ứng dụng – Số 10/2014

Xem thêm: Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ

Tác giả: Lê Đào - 16/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: rau má

Bài viết liên quan

  • Rau má chữa bệnh xơ cứng bì

  • Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà

  • Cổ vũ người Việt tin dùng thuốc Việt

  • Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà

  • Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu chuẩn nhất

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑