Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Mật nhân được ví là loài cây chữa bách bệnh. Ở Malaysia, người dân coi mật nhân ngang hàng với nhân sâm. Mọi bộ phân của cây mật nhân đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, nhưng rễ cây mật nhân được sử dụng phổ biến hơn cả vì giàu hàm lượng các hoạt chất có lợi bên trong nó. Hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu các công dụng chữa bệnh từ rễ cây mậ nhân. 

Mục lục

  • Đặc điểm về rễ cây mật nhân
  • Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?
    • 1. Rễ cây mật nhân trị các bệnh về sinh lý nam giới
    • 2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp
    • 3. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiểu đường
    • 4. Rễ cây mật nhân trị bệnh gan
    • 5. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiêu hóa
  • Rễ cây mật nhân thường được sử dụng ở dạng nào?
  • Một số bài thuốc từ rễ mật nhân
    • Chữa liệt nửa người, chân tay tê dại
    • Chữa âm huyết kém, tê bại nửa người
    • Chữa bệnh về đau bụng, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu
    • Chữa bệnh về sinh lý nam
  • Những lưu ý khi sử dụng rễ cây mật nhân

Đặc điểm về rễ cây mật nhân

Đặc điểm về rễ cây mật nhân 1

Rễ cây mật nhân là bộ phận quý nhất của cây mật nhân, nó có màu vàng tươi và đặc biệt, rễ không có lõi.

Rễ cây mật nhân thường được phơi khô trước khi được sử dụng, khi rễ cây phơi khô lên nó có mùi thơm ngậy rất đặc trưng. Mùi thơm này có được là do do tinh dầu và các hoạt chất từ thảo dược phát ra

Khi thái lát các miếng rễ cây mật nhân vẫn còn bám phần vỏ rễ màu vàng nhật bên ngoài.

Cây có thớ rễ cây đều nhau và không có các đoạn đứt do mắt hoặc nhánh gây nên.

Rễ cây mật nhân nếu được nhấm thử sẽ có vị đắng gắt, tê đầu lưỡi thì là mật nhân thật.

Xem chi tiết: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân

Mức độ quý hiếm của rễ cây mật nhân được phân làm 3 cấp độ: loại màu vàng, đen và đỏ. Rễ mật nhân màu vàng là phổ biến nhất, rễ mật nhân đỏ và đen quý hiếm hơn, đặc biệt loại màu đỏ cực kỳ hiếm và có giá trị rất cao.

Đặc điểm về rễ cây mật nhân 2

Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Trong các bài thuốc Đông y, mật nhân là loại cây có tính mát, vị đắng, quy về kinh thân và can. Trong cây mật nhân có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ bồi bổ khí huyết. Đặc biệt là hoạt chất anxiolytic giúp giảm stress cực tốt.

Rễ cây mật nhân có thể chế biến bằng cách ngâm rượu, hãm trà hoặc làm cao mật nhân để trị bệnh.

1. Rễ cây mật nhân trị các bệnh về sinh lý nam giới

Tác dụng của rễ cây mật nhân giúp tăng cường sinh lý nam giới. Đây là tác dụng mà không thể không nhắc tới. Trong rễ cây mật nhân có thành phần hóa học Anxiolytic giúp quý ông tăng cường sinh lực, tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ mà không lo tác dụng phụ.

Rễ cây mật nhân giúp điều trị những bệnh về sinh lý như: tinh trùng yếu, tinh trùng ít, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương ở phái mạnh, Giúp kéo dài thời gian quan hệ cho các quý ông, kích thích sự hưng phấn và tăng trạng thái cương dương hiệu quả nhất.

Tác dụng của rễ cây mật nhân giúp kích thích sự tăng tiết hormon testosteron giới tính nam trong cơ thể một cách tự nhiên bởi trong rễ cây mật nhân có hợp chất tritecpenoit, quasinoide, alcaloid giúp cho nam giới ngăn chặn khả năng suy giảm sinh lực khi bước vào độ tuổi trung niên, chống não hóa sinh lý ở nam giới, đồng thời chống lão hóa ngăn ngừa các dấu hiếu suy giảm ham muốn khi có tuổi, giảm thiểu sự xuất tinh sớm, yếu sinh lý hay bất lực.

2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp

2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp 1

Theo nghiên cứu của Đông y, trong thành phần rễ cây mật nhân có tính mát, giúp lợi thiểu, thanh nhiệt đào thải acid uric, giảm những triệu chứng của bệnh gut, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gut, giảm những triệu chứng đau nhức xương của bệnh gút mang lại.

Xem chi tiết: Công dụng chữa bệnh gout của mật nhân

Ngoài ra, những bệnh về xương khớp như đau nhức xương, đau lưng, mỏi gối, đau khớp rễ cây mật nhân giúp hỗ trợ điều trị rất tốt. Trong rễ cây mật nhân có thành phần hóa học giúp giảm đau do nguyên nhân đau khớp, viêm khớp tê nhức khớp gây ra.

3. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do thiếu hụt insulin. Khi dùng rễ cây mật nhân sẽ kích thích tế bào beta ở tuyến tụy sản sinh ra lượng insulin đồng thời làm chậm quá trình máu hấp thụ glucose trong ruột, từ đó ổn định đường huyết và giảm quá trình hấp thụ đường glucose từ thức ăn trong ruột vào máu.

4. Rễ cây mật nhân trị bệnh gan

Theo nghiên cứu trong rễ cây mật nhân có hàm lượng Anxiolytic giúp giảm lo lắng, mệt mỏi. Dùng rễ cây mật nhân kết hợp với cà gai leo, sẽ tạo ra hợp chất giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan tốt cho những người đang điều trị bệnh gan, và phòng ngừa bệnh gan cho những trường hợp thường xuyên phải uống rượu bia.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khi kết hợp cây mật nhân và cây cà gai leo sẽ tạo ra một hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra. Dùng thảo dược này sẽ rất tốt cho người thường xuyên sử dụng rượu bia, xơ gan nhằm phục hồi sức khỏe sinh lý.

5. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiêu hóa

Theo Đông y, rễ mật nhân có tính mát, vị đắng có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém. Ngoài ra rễ cây mật nhân giúp cải thiện những chứng bệnh tiêu hóa: đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy, kiết lị….

Xem thêm: Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý

Rễ cây mật nhân thường được sử dụng ở dạng nào?

Có nhiều cách sử dụng rễ mật nhân để chữa bệnh như:

Pha trà:

Cách 1: Thái lát rễ mật nhân tươi và đổ nước sôi vào ngâm trước khi uống, có thể ủ nhiều lần. Bạn có thể thêm nước vào nấu lại 3 lần rồi bỏ đi khi thấy vị nhạt đi. Hoặc thái lát mật nhân khô đun trực tiếp với nước, sau khi sôi, chờ nguội rồi uống.

Cách 2: Rễ mật nhân được sơ chế, loại bỏ tạp chất và nghiền bột làm thành túi lọc trà. Mỗi lần pha trà có thể dùng túi lọc trà bột rễ mật nhân. Pha uống sáng – tối.

Ngâm rượu:

50 gam nguyên lát có thể ngâm trong 4-6 cân rượu trắng, cộng thêm 10 gam kỳ tử và 5 quả táo tàu đỏ, những người không uống được hoặc không thích uống rượu có thể thêm một lượng đường phèn thích hợp. Nồng độ rượu trắng càng cao thì càng tốt, tốt nhất là khoảng 45 độ, cần ngâm tối thiểu 1 tháng. Chỉ bằng cách này mới có thể chiết xuất hết hoạt chất của mật nhân, uống một cốc nhỏ trước khi đi ngủ mỗi tối. (Xin lưu ý người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, sưng tấy tuyến tiền liệt không nên uống rượu).

Xem thêm: Cách ngâm rượu củ mật nhân tốt nhất

Hầm canh:

Cho 2 – 3 lát mỏng rễ mật nhân tươi vào nấu cháo thịt lợn hoặc thịt gà. Thích hợp cho cả nhà cùng thưởng thức, uống thường xuyên có thể duy trì sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, nước là chất vận chuyển, hãy uống nhiều nước hơn để tinh chất trong lát mật nhân được cơ thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa.

Viên hoàn:

Ngoài 3 cách trên, người ta còn lấy rễ mật nhân chế biến rồi làm thành viên hoàn hoặc nấu cao.

  • Rễ mật nhân rửa sạch, sao vàng, hạ thổ.
  • Đem tán mịn thành bột
  • Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê bột rễ mây nhân( 6g) trộn với 2-3 giọt mật ong, hoàn thành viên nhỏ
  • Ngày uống 1 viên

Để tìm được nguồn rễ mật nhân an toàn, chất lượng không phải dễ. Các bạn có thể sử dụng cao mật nhân thay thế, không tốn thời gian sắc thuốc cũng như mất thời gian ngâm mà vẫn giữ đúng được chất lượng, dược tính của cây mật nhân.

Một số bài thuốc từ rễ mật nhân

Một số bài thuốc từ rễ mật nhân 1

Thân vỏ, rễ mật nhân chữa bệnh gì

Chữa liệt nửa người, chân tay tê dại

  • Rễ cây mật nhân:4g
  • Rễ đinh lăng: 10g
  • Xấu hổ: 8g
  • Dây đau xương:8g
  • Đậu chiều sao: 8g
  • Dây trâu cổ: 8g
  • Cây thần sa: 6g
  • Bạch hồ tiêu: 5g
  • Quế chi: 5g
  • Gừng sống: 3g

Tất cả đem rửa sạch sắc uống

Ngày 3 bát

Chữa âm huyết kém, tê bại nửa người

  • Rễ bách bệnh: 6g
  • Đâu đen: 12g
  • Hà thủ ô: 10g
  • Dây dùi: 8g
  • Rau muống biền: 8g
  • Rễ nhàu: 8g
  • Rễ ô môi: 8g
  • Cỏ xước: 8g
  • Tang chi: 8g
  • Dây kí ninh: 2 g

Tất cả đem sắc nước uống

Chữa bệnh về đau bụng, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu

  • Rễ bách bệnh: 50g
  • Vỏ quýt: 100g
  • Hoăc hương: 100g
  • Củ bồ bồ: 100g
  • Dây mơ: 100g
  • Cam thảo nam: 100g
  • Hậu phác: 100g
  • Củ sả: 50g
  • Củ gấu: 50g
  • Tiêu lốt: 50g
  • Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, sao khô, tán bột
  • Có thể viên cùng nước đem uống
  • Mỗi ngày uống 12g

Nếu dùng cho trẻ em nên tham khảo ý kiến thầy thuốc

Chữa bệnh về sinh lý nam

Rượu ngâm mật nhân

  • Rễ mật nhân: 1kg
  • Rượu tráng ngon: 10 lít
  • Bình có nắp đậy( Bình thủy tinh hoặc bình sứ)
  • Cho mật nhân vào bình và đổ rượu vào, đậy nắp ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng được
  • Nếu muốn rượu ngon hơn có thể cho thêm chuối hột hoặc nho khô vào ngâm cùng để tăng độ ngọt
  • Nên dử dụng mỗi ngày 20-30ml, uống trong hoặc sau bữa ăn.

Những lưu ý khi sử dụng rễ cây mật nhân

  • Một số đối tượng có sức khoẻ nhạy cảm dùng rễ mật nhân có thể gây nguy hại đến tính mạng. Những nhóm không được dùng mật nhân
  • Người bị bệnh gan, mật, dạ dày, tim mạch…
  • Người có sức đề kháng yếu;
  • Phụ nữ có thai;
  • Trẻ em dưới 10 tuổi

Ngoài ra cần chú ý những điểm dưới đây:

  • Không dùng nồi kim loại khi sắc thuốc. Chỉ sử dụng nồi đất để tránh làm giảm dược tính.
  • Cần mua và sử dụng mật nhân theo chỉ định của các thầy thuốc, bác sĩ Đông y.
  • Không uống mật nhân khi sử dụng thuốc Tây y
  • Không nên quá lạm dụng rễ mật nhân, các chuyên gia khuyên chỉ nên uống khoảng 2 – 3 chén rượu mật nhân mỗi ngày. Ngoài ra, sau khoảng 3 tháng sử dụng mật nhân, nên dừng lại khoảng 1 tháng rồi mới uống tiếp.
  • Những người đang sử dụng thuốc insulin, uống rễ mật nhân có thể gây hạ đường huyết trong máu. Biểu hiện hạ huyết áp là sau khi uống mật nhân, họ sẽ bị run rẩy chân tay, chóng mặt.
  • Những người thể trạng quá yếu sử dụng mật nhân sẽ gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, những đối tượng này được khuyên không nên dùng mật nhân.

Tác dụng phụ của cây mật nhân như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp, ngộ độc… có thể xảy ra nếu:

  • Sử dụng rễ mật nhân quá nhiều;
  • Dùng mật nhân tuỳ tiện kết hợp với nhiều loại thuốc Đông y khác;
  • Uống mật nhân không theo chỉ định của thầy thuốc;

Ngoài ra các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin.

Tác giả: admin - 18/02/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Bách bệnh , Mật nhân

Bài viết liên quan

  • Tác dụng của cây mật nhân với chức năng sinh lý nam giới

  • Cao mật nhân là gì? Cách nấu và sử dụng cao mật nhân

  • Cây mật nhân có chữa được bệnh gan không?

  • Cây mật nhân chữa bệnh khớp hiệu quả như thế nào?

  • Cách ngâm rượu củ mật nhân tốt nhất

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑