Bệnh tim mạch là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi. Bệnh thường gây nên các hiện tượng mạch hẹp, xơ cứng, tác nghẽn mạch máu, làm giảm lượng oxy cung cấp đến các tế bào. Tuy nhiên bệnh này thường diễn biến âm thầm, làm chúng ta thường chủ quan bỏ qua.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch
Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
- Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp – một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp.
- Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
- Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn cả về sức co bóp lẫn tần số tim, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên, trong khi các mạch máu (có cả động mạch vành tim) bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
2. Cách phòng bệnh tim mạch
Để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, cần phải:
- Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
- Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy, tăng đông máu và gây tổn thương thành mạch…
- Tăng cường vận động cơ thể để giúp tăng tiêu hao năng lượng, hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi, cần thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, khoảng 6 tháng một lần.
3. Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tim mạch
Hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn của bạn để tăng cường sức khỏe tim:
- Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu giúp giảm nguy cơ loạn nhịp tim và xơ vữa động mạch. Đây là thực phẩm hàng đầu giúp phòng ngừa đau tim. Bạn nên ăn cá 2-3 lần/tuần.
- Yến mạch: Yến mạch giàu chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và hỗ trợ tiêu hóa. Yến mạch được xem là một trong những thực phẩm tốt nhất cho tim.
- Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất có tác dụng giảm huyết áp, thư giãn mạch máu và tăng cường sức khỏe tim.
- Các loại hạt: Các loại hạt chứa chất xơ tốt cho tim. Chúng còn là nguồn bổ sung vitamin E hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol xấu.
- Trà xanh: Chỉ cần uống 1 tách trà xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa hình thành mảng bám cholesterol. Trà xanh còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống tăng cân quá mức.
4. Một số cây thuốc trị bệnh tim mạch
Đan sâm (Radix Salviae Milliurrhizae)
Dược liệu Đan sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm, vì rễ cây này giống sâm và có màu đỏ. Đan sâm là loại cỏ sống lâu năm, cao 30 – 80cm. Cây di thực vào Việt Nam, đã gây giống ở Tam Đảo. Thu hoạch rễ vào mùa đông.
Theo y học cổ truyền, Đan sâm có vị đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm, can, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu.
Các nhà khoa học hiện đại đã tìm thấy dẫn chất tanshinone II natri sulfonat có trong Đan sâm có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các kênh ion, cải thiện tình trạng quá tải ion canxi nội bào, nhờ đó giúp ổn định điện thế của màng tế bào, làm giảm hoặc ngăn chặn các rối loạn nhịp tim.
- Với tác dụng đa chiều trên toàn hệ thống tim mạch, hiện nay Đan sâm đã được ứng dụng và bào chế dưới rất nhiều loại chế phẩm khác nhau để bảo vệ trái tim – cơ quan đích mà các bệnh tim mạch nhắm tới, giúp làm chậm tiến triển của bệnh tim và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bài thuốc có vị đan sâm
- Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim: Đan sâm 32g, xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g; đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa suy tim: Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.
Tam thất (Radix Pseudo Ginseng)
Tam thất là rễ phơi khô của cây tam thất. Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, được trồng ở Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương), Cao Bằng…, mọc ở vùng núi cao 1.200 – 1.500m. Thành phần hóa học đã được nghiên cứu là 2 chất saponin (arasaponin A và B). Nhân dân ta coi tam thất là một vị thuốc bổ, dùng thay nhân sâm.
Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, tác dụng vào hai kinh can và vị. Đối với tim mạch, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…).
- Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, tam thất có các tác dụng như bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Bài thuốc có vị tam thất:
- Bệnh mạch vành (phòng và chữa): bột tam thất 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi. Hay bột nhân sâm và bột tam thất mỗi thứ 15g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi.
- Đau tức ngực: Bột tam thất 8g. Uống với 15ml rượu nóng. Uống hàng ngày, lâu dài.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
https://www.boldsky.com/health/nutrition/2017/foods-that-take-care-heart-decreases-the-risk-of-heart-attack/articlecontent-pf172648-116973.html