Bạn có biết một trong những phương pháp trị huyết áp cao hiệu quả là từ các cây thuốc nam. Hãy khám phá ngay 10 cây thuốc nam giúp hạ và ổn định trong bài viết dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì tác dụng từ chúng!
Mục lục
- 1. Trị huyết áp cao bằng cây giảo cổ lam
- 2. Trị huyết áp cao bằng cây ba gạc
- 3. Trị huyết áp cao bằng cây hoa hòe
- 4. Trị huyết áp cao bằng cây câu đằng
- 5. Trị huyết áp cao bằng cây bụp giấm
- 6. Chữa huyết áp cao bằng cây cần tây
- 7. Trị huyết áp cao bằng cây nhàu
- 8. Trị cao huyết áp bằng cây xương sông
- 9. Trị huyết áp cao bằng cây xạ đen
1. Trị huyết áp cao bằng cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc nam giúp trị huyết áp cao rất tốt. Theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này có chứa hoạt chất quý adenosin. Nó có tác dụng hỗ trợ điều hòa hoạt động của tim và mạch máu, giúp tăng cường sức mạnh cho tim. Từ đó, giảo cổ lam giúp hạ và ổn định huyết áp.
Ngoài ra, cây thuốc nam này còn có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ hạ mỡ máu, duy trì lượng đường bình thường trong máu.
– Cách sử dụng cây giảo cổ lam trị huyết áp cao như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10 – 15g giảo cổ lam tươi hoặc 5 – 10g giảo cổ lam khô.
- Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, đem hãm với nước sôi trong khoảng 5 phút. Người bị cao huyết áp uống 2 – 3 lần mỗi trong ngày, không để qua đêm.
– Cây thuốc nam thường khá lành tính, tuy nhiên người dùng cần chú ý những điều sau khi dùng giảo cổ lam chữa bệnh huyết áp cao:
- Nên dùng giảo cổ lam vào buổi sáng, không uống vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì nó kích thích thần kinh gây khó ngủ.
- Không sử dụng quá 60g giảo cổ lam khô mỗi ngày.
- Không nên dùng cho người thận hư, máu khó đông, người bị sỏi thận, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại sau khi cấy ghép, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú…
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng giảo cổ lam trong điều trị huyết áp cao
2. Trị huyết áp cao bằng cây ba gạc
Cây ba gạc là một cây thuốc nam được rất nhiều người sử dụng để trị huyết áp cao. Trong cây ba gạc có chứa hoạt chất alcaloid quan trọng là reserpin có tác dụng hạ huyết áp và an thần.
Nghiên cứu cho thấy cơ chế hạ huyết áp của hoạt chất này là nhờ khả năng làm cạn chất dẫn truyền trung gian noradrenalin. Từ đó, mạch máu dưới da bị giãn ra giúp hạ huyết áp. Với tác dụng hạ áp hiệu quả này, dịch chiết của cây ba gạc được sử dụng để điều chế thành viên nén điều trị huyết áp cao.
– Cách sử dụng cây ba gạc như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá ba gạc.
- Thực hiện: ba gạc rửa sạch, đem đun với 500ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa đun thêm khoảng 5 phút, sau đó chia đều nước sắc này uống trong ngày.
– Lưu ý khi dùng:
- Không dùng trong trường hợp nhồi máu cơ tim, loét dạ dày tá tràng, hen suyễn…
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
3. Trị huyết áp cao bằng cây hoa hòe
Cây hoa hòe rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có huyết áp cao. Trong hoa hòe, có chứa hoạt chất rutin – một loại vitamin P có tác dụng tăng tính đàn hồi của mạch máu, giảm tính thấm của mao mạch, giảm tác dụng adrenalin trong cơ thể. Vì vậy, nó giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng của cao huyết áp như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…
– Cách sử dụng hoa hòe trị huyết áp cao như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 12 – 16g hoa hòe khô, tốt nhất nên dùng hoa hòe chưa nở hoa và sao vàng để dùng.
- Thực hiện: hoa hòe rửa sạch, cho vào ấm, rót thêm khoảng 200ml nước sôi, đợi khoảng 3 – 5 phút giúp hòa tan các hoạt chất thì có thể dùng được. Hoặc bạn cũng có thể cho hoa hòe vào ấm, thêm nước và đun sôi trong khoảng 1 – 2 phút để sử dụng.
-Khi dùng hoa hòe cần lưu ý những thông tin sau để đảm bảo an toàn:
- Thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư yếu với các biểu hiện như chậm tiêu, đau bụng, khó tiêu… Nếu sử dụng cần phải phối hợp với các cây thuốc có tính ấm.
- Không sử dụng cho người thiếu máu, hay bị đau đầu, choáng váng, chóng mặt và phụ nữ mang thai.
- Không dùng với lượng quá lớn do quá liều có thể gây nguy hiểm.
4. Trị huyết áp cao bằng cây câu đằng
Một trong những cây thuốc nam giúp trị huyết áp cao hiệu quả bạn có thể tham khảo là cây câu đằng. Trong loại cây này có chứa hoạt chất rhynchophiline có tác dụng hạ huyết áp. Bởi hoạt chất này có khả năng ức chế trung khu thần kinh vận mạch, chẹn nút thần kinh và thần kinh giao cảm. Từ đó làm giãn mạch máu ngoại vi, giảm sức cản mạch máu khiến huyết áp hạ.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, câu đằng được sử dụng để chữa huyết áp cao do can dương thượng cang với các triệu chứng như đầu choáng, mắt và mặt đỏ, bồn chồn, mất ngủ, lưng gối mỏi yếu, nhất là cảm giác “đầu nặng chân nhẹ”…
– Cách sử dụng như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 15 – 20g câu đằng tươi hoặc 4 – 9 g câu đằng khô đều được.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem đun với 200ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa khoảng 5 – 10 phút là uống được.
– Lưu ý khi dùng:
- Không nên dùng quá liều lượng được hướng dẫn.
- Không sử dụng cây thuốc nam này cho trẻ em dưới 6 tuổi, người bị huyết áp thấp, người đang truyền máu, người đang dùng thuốc tây y trị bệnh…
5. Trị huyết áp cao bằng cây bụp giấm
Bụp giấm (hay còn gọi là atiso đỏ, hibiscus) là một cây thuốc nam mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có khả năng trị huyết áp cao. Nó giúp làm giảm và ổn định huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nhẹ.
– Cách sử dụng bụp giấm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 2 – 4 muỗng đài quả hoa bụp giấm khô, một chút mật ong.
- Thực hiện: cho nguyên liệu vào ấm, thêm nước nóng với nhiệt độ vừa phải, hãm trong khoảng 10 – 25 phút rồi lọc lấy nước uống. Trà bụp giấm có vị chua, bạn có thể thêm một chút mật ong sẽ dễ uống hơn.
– Lưu ý khi dùng cây bụp giấm trị huyết áp cao như sau:
- Chỉ nên uống trà ở mức vừa phải 1 – 2 cốc mỗi ngày.
- Thận trọng khi dùng cho người bị tiểu đường, cần thường xuyên theo dõi mức đường huyết trong khi sử dụng.
- Không dùng cho người bị huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, người đang uống thuốc (thuốc chứa chloroquine, thuốc sốt rét), người bị bệnh phổi (ho kéo dài, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
6. Chữa huyết áp cao bằng cây cần tây
Một cây thuốc nam rất thân thuộc với người dân Việt Nam và được sử dụng để trị huyết áp cao hiệu quả là cây cần cây. Trong loại cây này chứa hoạt chất tự nhiên apigenin có tác dụng giãn mạch máu, giúp hạ huyết áp hiệu quả.
– Có nhiều cách dùng cây cần tây để trị huyết áp cao như sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 250g cần tây tươi cả thân và lá, bỏ rễ.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, trần qua nước sôi, thái nhỏ, xay nhuyễn lọc lấy phần nước cốt. Người bị cao huyết áp chia thành 2 phần uống trong ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 250g cần tây tươi cả thân và lá, bỏ rễ
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát nước, chia đều thành 3 lần uống hàng ngày. Người bị cao huyết áp nên kiên trì sử dụng mỗi tuần 1 – 2 lần đến khi huyết áp được ổn định.
– Cần tây là loại cây thân thuộc nhưng khi làm thuốc chữa bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Sau khi uống cần tây và kiểm tra thấy huyết áp được ổn định và về giới hạn cho phép thì ngừng sử dụng.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng.
- Không nên để cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần do nguy cơ sinh hợp chất furanocoumarin gây ung thư.
7. Trị huyết áp cao bằng cây nhàu
Cây nhàu thuộc họ cà phê cũng là một cây thuốc đã được nghiên cứu để trị cao huyết áp. Theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này, nhất là phần rễ có chứa nhiều hợp chất thiên nhiên rất tốt như anthraquinon (damnacathal, nordamnacathal…), scoppletin, catechin, betasitosterol, lignin, pholysaccharide… và nhiều khoáng tố vi lượng. Chúng có tác dụng giãn mạch ngoại biên, tăng lưu lượng máu giúp hạ áp, đặc biệt với những người bị căng thẳng tâm lý, hay cáu gắt, dễ bực bội, khó ngủ…
Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch.
– Cách sử dụng cây nhàu trị huyết áp cao như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20 – 40g rễ nhàu thái nhỏ, phơi khô.
- Thực hiện: nguyên liệu trên đem đun với 200ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa đun thêm khoảng 5 phút nữa để được nước sắc đậm. Người bị huyết áp cao nên uống thay nước lọc cả ngày. 1 liệu trình kéo dài 10 – 15 ngày, sau đó nghỉ 1 tuần. Lúc này kiểm tra huyết áp nếu thấy ổn định và được cải thiện thì giảm liều từ từ 10 – 12g hoặc 6 – 8g. Kiên trì sử dụng trên 2 tháng sẽ giúp huyết áp ổn định.
– Lưu ý khi dùng:
- Thận trọng khi dùng cho người bị viêm thận hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai do nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết mạnh.
- Người đang bị chứng viêm, thể tạng nhiệt không nên dùng.
8. Trị cao huyết áp bằng cây xương sông
Bạn có biết lá xương sông có khả năng trị huyết áp cao hiệu quả? Loại cây này đã được người dân sử dụng từ lâu để kiểm soát huyết áp. Bởi trong lá xương sông chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tăng cường tuần hoàn, giãn mao mạch, giảm áp lực máu nên hạ huyết áp tốt.
– Cách sử dụng lá xương sông trị huyết áp cao như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá xương sông già.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đun với 300ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa khoảng 5 phút. Người bị huyết áp cao uống thay trà để cân bằng huyết áp.
– Lưu ý khi dùng:
- Thận trọng ở những người có cơ địa dị ứng.
- Nếu mua lá xương sông cần lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng tốt để đem lại đúng hiệu quả điều trị bệnh.
9. Trị huyết áp cao bằng cây xạ đen
Cây xạ đen là một cây leo thân gỗ khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được biết đến với nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, trong đó có khả năng trị huyết áp cao.
Theo y học cổ truyền, xạ đen có tác dụng tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Cách sử dụng như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: xạ đen 10g, xuyến chi 15g.
- Thực hiện: hai cây thuốc trên đem nấu với 2 lít nước, khi sôi cho nhỏ lửa khoảng 10 phút nữa. Người bị cao huyết áp có thể uống hàng ngày, không để qua đêm.
– Lưu ý khi dùng:
- Không nên dùng xạ đen cho người huyết áp thấp, người mắc bệnh thận, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người bị suy gan, suy thận…
- Chỉ nên dùng tối đa 70g xạ đen/ngày do nguy cơ tụt huyết áp, chóng mặt, hoa mắt…
- Xạ đen có khả năng an thần, gây ngủ… không uống khi lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
- Không uống xạ đen cùng rượu, bia, thực phẩm (cà pháo, rau muống, măng chua, đậu xanh…) do có có thể làm giảm tác dụng của cây thuốc này.
Trên đây là tổng hợp 10 cây thuốc nam có tác dụng trị huyết áp cao hiệu quả. Mong rằng với những kiến thức này có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.