Theo y học cổ truyền, Diệp hạ châu đắng có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát gan, giải độc cho gan, kích thích tiêu hóa, chữa viêm… theo y học hiện đại, chất đắng của cây Diệp hạ châu đắng làm gia tăng lượng Glutathione – chất bảo vệ gan ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu.
Cây Diệp hạ châu đắng
Mục lục
Đặc điểm cây Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ
Tên gọi:
- Diệp hạ châu- cây chó đẻ có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.
- cây thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Cây chó đẻ được dân gian gọi với rất nhiều tên: Kiềm đắng, Rút đất, Trân châu thảo, Lão nha châu, Điệp hòe thái, Nhật khai dạ bế, Diệp hậu châu.
Đặc điểm:
- Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
- Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
- Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
- Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
- Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
Phân bố:
Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Bộ phận sử dụng:
Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.
Thu hái:
Thu hái quanh năm, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng. Tuy nhiên vào mùa hè, được thu hái nhiều nhất bởi khi thu hoạch về được đem rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng Diêp hạ châu- cây chó đẻ
Tác dụng của diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
Bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,…
Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
Điều trị tiểu đường:
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
➤ Cây chó đẻ và những tác dụng của nó
Công dụng của Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ trong điều trị, bảo vệ gan
- Giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, gan suy yếu do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, dùng thuốc có độc tính trên gan.
- Ðối với viêm gan siêu vi, Diệp hạ châu đắng có tác dụng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan. Theo y học cổ truyền, Diệp hạ châu có vị đắng, tính mát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc gan, làm mát gan, kích thích tiêu hoá và tiêu viêm… Còn trong y học hiện đại, chất đắng trong Diệp Hạ Châu giúp làm gia tăng lượng Glutathione- đây là chất giúp bảo vệ gan cho những người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, giúp bảo vệ tế bào gan, tăng cường miễn dịch, làm giảm sạm da, nám da có nguyên nhân do gan.
- Tác dụng giải độc: Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để giải độc, thải các độc tố trong cơ thể, giúp mát gan trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun.
➤ Bật mí cách dùng cây chó đẻ trị bệnh gan
Các phương pháp sử dụng Diệp hạ châu- cây Chó đẻ hiệu quả
Đối tượng sử dụng Diệp hạ châu – cây Chó đẻ
- Người bị suy giảm chức năng gan do viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan hay gạn bị suy yếu do sử dụng nhiều rượu và thuốc lá…
- Người có men gan cao, có các triệu chứng như da mẩn ngứa, vàng da, nổi mề đay, ăn uống kém và khó tiêu do suy giảm chức năng gan.
- Người cần thanh nhiệt giải độc cơ thể và cơ thể bị suy kiệt
Phương pháp dùng cây chó đẻ- diệp hạ châu
- Bạn có thể sử dụng cả cây Diệp hạ châu tươi hay phơi khô đều được. Thường thì Diệp hạ châu được chế biến thành dạng khô cắt khúc, làm trà uống và thuốc nén. Nhưng để phát huy hiệu quả tốt nhất thì nên giữ nguyên hoạt chất, chỉ cần cắt thành khúc nhỏ, phơi khô để dùng dần.
- Đối với vùng da bị mề đay, ngứa ngáy nên dùng Diệp hạ châu tươi đem nghiền nát rồi đắp trực tiếp lên da.
- Với người bị viêm gan, sỏi mật… thì mỗi ngày dùng 20-40 gram Diệp hạ châu phơi khô nấu vớt 1 lít nước uống, không nên nấu đặc quá mà chỉ cần đun sôi khoảng 10 – 15 phút là được, dùng thay nước uống hàng ngày.
Diệp hạ châu – cây Chó đẻ phơi khô đun nước uống hàng ngày
Bài thuốc dân gian của Diệp hạ châu- cây Chó đẻ trong hỗ trợ, điều trị gan
Sử dụng diệp hạ châu chữa viêm gan siêu vi
- Diệp hạ châu đắng 16g, nhân trần nam 16g, vỏ bưởi( phơi khô, sao) 4g, hậu phác 8g, thổ phục linh 12g.
- Nếu cơ thể mệt mỏi, quá suy nhược cho thêm: rễ đinh lăng 12g
- Nhiệt nhiều cho thêm: rau má 12g, hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia vỏ đại 8g
- Nhân trần và thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Thêm vỏ bưởi, hậu phác âm nóng giúp kiện tỳ để trung hòa bớt tính mát của nhân trần và diệp hạ châu khi sử dụng lâu dài.
Chữa suy gan do rượu, sốt rét nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn do huyết nhiệt:
Diệp hạ châu đắng 12g, cam thảo đất 12g. Tất cả đem sắc nước uống hàng ngày
Chữa viêm gan B:
Chó đẻ răng cưa 30g, sài hồ 12g, nhân trần 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa suy gan (do sốt rét,ứ mật, nhiễm độc, sán lá,):
Chó đẻ răng cưa sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g, sắc nước uống hằng ngày
Chữa viêm gan do virus:
Chó đẻ răng cưa sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ
Lưu ý khi dùng Diệp hạ châu – cây Chó đẻ
- Diệp hạ châu có vị đắng nên khi nấu bạn cho thêm cam thảo cho dễ uống và không nên uống liên lục trong thời gian dài nhé.
- Diệp hạ châu có tính mát, không nên dùng cho những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, do có tác dụng mát gan lợi mật nên những người bình thường nếu dùng thường xuyên đồng nghĩa với việc khiến gan mật sơ tiết nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng gan mật. Vì vậy, người không có bệnh về gan cũng không nên dùng diệp hạ châu để phòng bệnh hay để tăng cường chức năng gan.
- Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thai là do tử cung lạnh, mà diệp hạ châu có khả năng làm tăng tính lạnh ở tử cung, sử dụng diệp hạ châu có thể ảnh hưởng đến chuyện sinh đẻ – căn cứ vào tính vị hàn, mát của chúng.
Nguyễn thị Minh Huệ đã bình luận
Chồng em 2 năm gần đây khi uống rượu bia thường bị mẩn ngứa kiểu dị ứng. Khi uống mát gan thấy dịu dần. Vậy có dùng được cây chó đẻ ko ạ? Nếu dùng được thì liều lượng thế nào là phù hợp? Xin nhờ tư vấn!
Lê Đào đã bình luận
Chào bạn! Người dùng bia rượu bị mẩn ngứa, nóng gan dùng được Diệp hạ châu. Mỗi ngày dùng 20-40g khô nấu với 1 lít nước, dùng như nước uống hàng ngày.