Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria) là một loài cây thảo nhỏ, mọc hoang ở nhiều vùng miền ở nước ta. Lưu truyền từ 2000 năm trước đây, Diệp hạ châu được sử dụng phổ biến dùng làm thuốc. Không chỉ ở nước ta, trên thế giới cũng dùng diệp hạ châu-cây chó đẻ để điều trị rất nhiều bệnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, diệp hạ châu rất tốt cho người điều trị các bệnh về sỏi mật.
Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa
Mục lục
Giới thiệu về cây diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa
- Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schumach et Thonn
- Tên khác: Chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày).
- Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là loại cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.
- Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
- Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
- Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
- Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
- Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ
Tác dụng của diệp hạ châu- cây chó đẻ
- Cây chó đẻ có tác dụng điều trị viêm gan: Qua nghiên cứ chứng minh dùng cây chó đẻ điều trị cho rất nhiều trường hợp viên gan siêu vi B sau 1 khoảng thời gian ngắn có kết quả tốt lên. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).
- Có tác dụng trên hệ miễn dịch
- Có tác dụng giải độc: Cho những trường hợp viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo… Ngoài ra còn có tác dụng chữa trị rắn rết cắn, bôi ngoài da, chữa đinh râu mụn nhọt..
- Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Trên thế giới có nơi dùng cây chó đẻ để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhiều nơi dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
- Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…
- Tác dụng giảm đau: Trị nhức đầu và chứng nhức nửa đầu (migraine), sốt rét
- Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật của cây thuốc.
- Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ
Xem thêm: Cây chó đẻ và 10 công dụng đáng quý
Tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh sỏi mật
Hạn chế sự phát triển của sỏi mật
Theo Y học cổ truyền, Diệp hạ châu có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can (gan), đởm (mật) nên giúp kích thích tiêu hóa, lợi mật. Nó được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh về gan mật, mụn nhọt, nhiễm trùng…
Dịch mật do gan sản xuất, chính vì vậy khi chức năng gan bị suy yếu, sẽ làm giảm chất lượng cũng như số lượng dịch mật, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Nguyên lý chữa bệnh của Y học cổ truyền là trị bệnh từ gốc đến ngọn. Ngoài việc chữa triệu chứng thì căn nguyên gây ra bệnh cũng cần được loại bỏ. Vì thế, trong các bài thuốc Đông y chữa trị bệnh sỏi mật, không thể thiếu các thảo dược có khả năng tăng cường chức năng gan như Diệp hạ châu.
Với tác dụng tăng cường chức năng gan, lợi mật, Diệp hạ châu giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi mật hiệu quả.
Tăng vận động đường mật, ngăn ngừa biến chứng của sỏi mật
Một nghiên cứu tại trường Đại học Brazil cho thấy, Diệp hạ châu có tác dụng tăng vận động đường mật bằng cách tăng kích thích cơ trơn đường mật. Khi so sánh tác dụng này của Diệp hạ châu với Papaverin cho kết quả: Diệp hạ châu có khả năng kích thích co cơ trơn đường mật nhiều hơn so với Papaverin. Tác dụng này của Diệp hạ châu giúp làm giảm ứ trệ dịch mật, ngăn ngừa các biến chứng của sỏi mật, đồng thời hỗ trợ bào mòn và tăng khả năng tống xuất sỏi ra khỏi đường tiêu hóa.
Ứ trệ dịch mật cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của sỏi mật và gây ra các triệu chứng, biến chứng của sỏi như đau hạ sườn phải, viêm đường mật, viêm túi mật…
Đọc thêm: Nghiên cứu khoa học về công dụng trị sỏi mật của cây chó đẻ răng cưa
Bài thuốc trị sỏi mật từ diệp hạ châu
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Quả sung khô 50g, nhân trần 10g, hoa atiso 10g, lá vọng cách 10g, diệp hạ châu 8g, râu ngô 8g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, nghệ vàng 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 20g, thổ phục linh 10g, cam thảo 8g.
Thực hiện:
Đun các thành phần các loại dược liệu từ thiên nhiên trên lên để lấy nước uống. Sắc với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên tục 25 – 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.
Cây chó đẻ và những vị thuốc trị sỏi mật
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Diệp hạ châu đắng: 24g, thêm nhánh gừng hoặc hậu phác
Thực hiện:
- Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước. Nếu đầy bụng, ăn kèm thêm Gừng sống hoặc Hậu phác.
- Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng Diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
Những lưu ý khi dùng diệp hạ châu
- Khi sử dụng cây chó đẻ để trị bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì không phải cây chó đẻ nào cũng mang lại khả năng trị bệnh. Sử dụng cây chó đẻ mọc dại hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc trị bệnh có thể không hiệu quả đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe dẫn đến chai gan, xơ gan…
- Dùng cây chó đẻ phải theo lộ trình, không thể dùng thường xuyên, tùy tiện. Việc dùng cây chó đẻ nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày để mát gan, đẹp da là một sai lầm vì loại cây này có tính mát, lạm dụng chúng sẽ gây lạnh gan, dẫn tới xơ gan.
- Những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh thì đặc biệt không nên dùng cây chó đẻ vì sẽ khiến tình trạng bệnh ngày thêm trầm trọng.
- Cây chó đẻ chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và khống chế sự phát triển của virus viêm gan siêu vi B, chứ không phải dùng cây thuốc này sẽ không mắc bệnh viêm gan B. Vậy nên, với những ai không có bệnh thì không nên dùng cây chó đẻ để phòng bệnh hay tăng cường chức năng gan.