Không thể phủ nhận những tác dụng của Diệp hạ châu- cây Chó đẻ răng cưa trong việc chữa bệnh. Với một loạt tác dụng như :lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, hạ nhiệt, thông huyết, điều kinh… Tuy nhiên, sử dụng tùy tiện cây Chó đẻ với liều lượng lớn, không theo chỉ dẫn sẽ dẫn đến những hiểm họa bệnh tật khôn lường. Người bệnh có thể vô tư sử dụng mà không biết đến những tác dụng phụ, thậm chí lạm dụng loại cây này để chữa bệnh.
Diệp hạ châu- cây Chó đẻ răng cưa
Mục lục
Đặc điểm nổi bật ở cây Diệp hạ châu- Chó đẻ răng cưa
- Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.
- Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
- Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
- Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
- Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
- Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.
Cây Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi. Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.
- Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây Chó đẻ răng cưa
Tác dụng trong chữa bệnh của cây Diệp hạ châu- Chó đẻ răng cưa
Trị viêm gan: 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng Diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng cây Chó đẻ Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.
Tác dụng giải độc:Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo. Cây Diệp hạ châu đắng được coi là thuốc làm săn, khai thông và sát trùng, và được dùng trị khó tiêu, lỵ, phù, bệnh đường niệu – sinh dục.
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhiều nơi dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…
Tác dụng giảm đau: Trị nhức đầu và chứng nhức nửa đầu (migraine), sốt rét
Tác dụng lợi tiểu: Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật của cây thuốc.
Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ
Bài thuốc của cây chó đẻ răng cưa
Bài thuốc chữa sạn mật, sạn thận
- Chó đẻ răng cưa: 24g
- Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước.
- Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm gừng sống hoặc hậu phác.
- Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
Bài thuốc chữa sốt rét
- Cây chó đẻ răng cưa: 16g,
- Thảo quả:12g,
- Thường sơn: 16g,
- Hạ khô thảo: 12g,
- Binh lang: 8g,
- Đinh lăng: 12g
- Đem sắc uống thay nước hàng ngày.
Chữa nhọt độc
- Bước 1: Giã nhỏ lá của cây chó đẻ với một ít muối sạch
- Bước 2: Trộn đều hợp chất vừa có được với một ít nước đun sôi để nguội
- Bước 3: Vắt nước từ hỗn hợp thu được, dùng nước để uống trực tiếp sau đó lấy bã đắp lên vết mụn nhọn.
Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.
- Cây chó đẻ đắng: 12g,
- Cam thảo đất: 12g.
- Sắc nước uống hàng ngày thay trà.
Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi.
- Cây chó đẻ đắng: 16g,
- Nhân trần nam: 16g,
- Vỏ bưởi (phơi khô, sao): 4g,
- Hậu phác: 8g,
- Thổ phục linh: 12g.
- Đem sắc lấy nước uống
=> Điều trị viêm gan B bằng cây chó đẻ
Lưu ý khi sử dụng Diệp hạ châu- cây Chó đẻ răng cưa
Làm tăng nguy cơ gây vô sinh
Cây Chó đẻ được tin dùng để chữa bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Về lý thuyết, nếu cơ thể quá hàn nếu lạm dụng cây chó đẻ sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai (cơ thể hàn gây khó thụ thai) nên làm tăng nguy cơ bị vô sinh.
Đọc chi tiết: Dùng diệp hạ châu – cây chó đẻ có thực sự gây vô sinh
Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan
Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ cây chó đẻ sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Chính điều này cũng không tốt và có thể gây ra hậu quả xấu.
- Thông thường ở những người bị bệnh gan (gan nhiễm độc, quá tải, nóng gan…), bệnh về mật (tắc mật, viêm mật…) mới phải dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị.
- Nếu không có bệnh mà lại uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu mà vẫn phải tiết ra các chất khiến gan và mật luôn hoạt động thường xuyên lâu dần dẫn đến hoạt động quá tải mà thành bệnh.
==> Thông thường việc sử dụng cây chó sẽ theo liệu trình, không sử dụng liên tục, thường sử dụng trong 2 tháng sau đó cách 1 – 2 tháng sử dụng lại, nếu sử dụng quá liều, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây xơ cứng gan, tê liệt chức năng của gan
Không phải bất cứ nguyên liệu là cây chó đẻ nào cũng tốt
- Cây Chó đẻ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Hiện nay do nhu cầu dùng làm thuốc chữa bệnh mà cây này được trồng tập trung để lấy nguyên liệu làm thuốc. Do đó, khi lựa chọn mua thuốc, người bệnh cần lưu ý mua tại các cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Có nhiều nguyên liệu lấy từ nguồn hoang dại, cây mọc ở vị trí, thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh nên người bệnh cần chú ý.
- Như vậy, việc dùng vị thuốc từ cây Chó đẻ chữa bệnh viêm gan rất đơn giản, hiệu quả và an toàn, hơn nữa còn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh rủi ro, các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Liều lượng sử dụng, liệu trình áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể là điều rất quan trọng quyết định hiệu quả điều trị và tính an toàn cao.
Không lạm dụng dùng để giải nhiệt
Ai cũng biết cây Chó đẻ có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây Chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại. Nguyên nhân là do, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.
Bị phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch
Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây Chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng.