Diệp hạ châu là loại thảo dược gần gũi có xung quanh ta, tuy nhiên có nhiều loại diệp hạ châu khác nhau, cũng như có nhiều loại mang hình dạng giống diệp hạ châu. Nhưng có 2 loại phổ biến nhất, dễ gặp nhất đó là diệp hạ châu đắng (Chó đẻ thân xanh) và diệp hạ châu ngọt (Chó đẻ thân đỏ). Nhiều câu hỏi đặt ra vậy thì công dụng và tính năng của nó ra sao? Có khác nhau gì không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó.
Diệp hạ châu đắng ( Diệp hạ châu thân xanh)
Mục lục
Hình dáng của diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt
Về hình dáng bên ngoài của 2 loại diệp hạ châu về căn bản là giống nhau. Cả 2 loại đều có đặc điểm:
- Cây thảo, sống hàng năm hay sống dai, cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Loại thân cây nhẵn,
- Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm; cuống lá rất ngắn.
- Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn; hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
- Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai; hạt hình 3 cạnh.
- Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9
Khác nhau:
- Màu sắc cây diệp hạ châu ngọt là có màu tím đỏ
- Chiều cao trung bình ngắn hơn cây diệp hạ châu đắng, thường cao: 10-12cm
- Màu sắc cây diệp hạ châu đắng có màu xanh
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh
Công dụng của diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa
Hỗ trợ điều trị gan: Năm 1980, nghiên cứu trong y học của Nhật Bản và Ấn Độ đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của Diệp hạ châu là do phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal. Khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành. Nghiên cứu đã chỉ ra bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 – 2.700mg trong 3 tháng liên tục.
Điều trị bệnh về gan:
- Diệp hạ châu có các chất chống oxy hóa trong loại thảo dược này có thể giúp bảo vệ gan khỏi độc tính của acetaminophen.
- Diệp hạ châu có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ vữa động mạch. Cả hai bệnh lý này đều gây kháng insulin. Nghiên cứu cho thấy diệp hạ châu làm giảm sự kháng insulin, đồng thời giảm lượng axit béo trong gan.
➤Diệp hạ châu, cây thuốc quý trong điều trị giải độc gan
Tác dụng giải độc:
Một số nước đã dùng cây chó đẻ dùng để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,…
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:
Diệp hạ châu có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,.
Tác dụng giảm đau:
Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu
Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng.
Hỗ trợ điều trị chữa sỏi mật, sỏi thận:
Diệp hạ châu còn được biết đến như một phương thuốc chữa sỏi thận. Loại thảo dược này có thể giúp niệu quản thả lỏng để sỏi có thể dễ dàng đi qua. Sau đó, cơ thể sẽ nghiền sỏi để phá vỡ các hòn sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu. Đồng thời, nó cũng có thể ngăn sỏi hình thành ngay từ đầu bằng cách không cho các tinh thể hình thành và kết dính lại với nhau.
Tốt cho bệnh tiểu đường:
cây chó đẻ tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết (giải nhiệt mát huyết); lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Thành phần trong cây chó đẻ có khả năng kháng viêm, mau lành vết thương cho bệnh nhân tiểu đường.
Tính năng, công dụng của diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt
Diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt( Từ trái qua phải)
Diệp hạ châu đắng- Chó đẻ răng cưa thân xanh
- Thành phần hóa học:
Có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin với thành phần hóa học chính phyllanthin.
- Tác dụng dược lý:
Cây diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, lợi tiểu, thông sữa…
- Tác dụng chữa bệnh:
Có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc.Diệp hạ châu đắng là loài thuốc quý có khả năng chữa trị nhiều bệnh như: khôi phục chức năng gan, điều hòa huyết áp, lợi mật; diệt khuẩn, chữa viêm răng, gan nhiễm mỡ,mụn nhọt, lở ngứa, tiêu hóa; hạn chế tác động sinh trưởng của virus (đặc biệt là virus viêm gan B).
Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ
Diệp hạ châu ngọt- Chó đẻ răng cưa thân tím( tím đỏ)
- Thành phần hóa học:
Diệp hạ châu ngọt hay còn gọi là diệp hạ châu tím (do màu sắc thân cây). Diệp hạ châu ngọt có vị ngọt hơn, vẫn có tính mát thanh nhiệt nhưng điều đặc biệt nằm trong thành phần của nó. Đó là acid phenolic và flavonoid giúp diệt khuẩn và diệt nấm hiệu quả. Coderacin là một thành phần khác bảo vệ mắt khỏi tổn thương khi nhỏ mắt hoặc tra mắt với loại có thành phần từ diệp hạ châu tím.
- Tác dụng dược lý:
Diệp hạ châu thân tím (Phyllanthus urinaria L.) với vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt.
- Tác dụng chữa bệnh:
Người ta cũng nhận thấy tác dụng của cây thuốc diệp hà châu là diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong diệp hạ châu thân tím. Coderacin phân lập được từ cây dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm gây bệnh ở mắt.
Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu
Ngoài những công dụng kể trên, ta cũng nên chú ý đến những mặt trái của việc dùng diệp hạ châu. Dù dùng diệp hạ châu để trị bất cứ bệnh gì, cũng nên thăm khám bác sĩ để nhận những lời khuyên, cũng như khám xét thường xuyên để dùng diệp hạ châu được đúng phác đồ điều trị, tránh gây thêm những bệnh không đáng có.
- Diệp hạ châu – cây chó đẻ có tính mát, không nên dùng cho những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, do có tác dụng mát gan lợi mật nên những người bình thường nếu dùng thường xuyên đồng nghĩa với việc khiến gan mật sơ tiết nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng gan mật.
- Người không có bệnh về gan cũng không nên dùng diệp hạ châu để phòng bệnh hay để tăng cường chức năng gan.
- Khi sử dụng diệp hạ châu không được dùng liên tục, thường xuyên, không để uống hàng ngày thay cho nước lọc như một cách bổ sung nước.
- Cần kết hợp với chế độ ăn hạn chế đồ nóng, không sử dụng bia rượu, ăn ít mỡ, nhiều rau quả, tăng vận động để thuốc có tác dụng nhanh và tốt nhất.
- Dù chưa có báo cáo gì về tác dụng bất lợi của Diệp hạ châu nhưng cũng cần thận trọng, không sử dụng trong thời gian quá dài
- Dù dùng diệp hạ châu để trị bất cứ bệnh gì, cũng nên thăm khám bác sĩ để nhận những lời khuyên, cũng như khám xét thường xuyên để dùng diệp hạ châu được đúng phác đồ điều trị, tránh gây thêm những bệnh không đáng có.
Xem đầy đủ về những chú ý khi sử dụng cây diệp hạ châu để tránh những tác dụng phụ cũng như những gây thêm hệ lụy nguy hiểm: Những lưu ý khi dùng cây chó đẻ răng cưa