Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Phát triển dược liệu

Trang chủ » Phát triển dược liệu » Trồng cỏ Mật gấu như thế nào?

Trồng cỏ Mật gấu như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mục lục

  • Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Công dụng
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    • Thời vụ
    • Điều kiện sinh trưởng
    • Nhân giống
    • Chăm sóc
    • Các loại bệnh và cách phòng tránh
    • Thu hoạch và bảo quản

Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây thảo, cao 0,15 – 1m, phân nhánh ít hay nhiều. Thân mọc đứng hoặc mọc bò, có 4 cạnh rõ, có lông nhất là ở phần non.
  • Lá mọc đối, không cuống hoặc có cuống, hình trứng rộng, dài 1,5 – 8 cm, rộng 0,5 -5 cm, gốc bằng hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù, mép khía răng hoặc khía tai bèo, hai mặt có lông tơ, cuống lá dài 0,5 – 2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chuỳ dài hơn 20 cm; lá bắc rất nhỏ, rụng sớm; hoa nhỏ có cuống dài, màu trắng đốm hồng, đài hình chuông, 5 răng gần bằng nhau và nhọn, có lông tơ và hạch nhỏ màu vàng, tràng dài gấp đôi đài, có ống hình trụ. có lông ở mặt ngoài, phiến chia 2 môi, màu trắng có chấm hồng, môi trên chè 4 thuy ngắn bằng nhau, môi dưới nguyên dài hơn mỗi trên; nhị 4, thò ra ngoài tràng, 2 dài, 2 ngăn, bầu có vòi chẻ đôi.
  • Quả bế tư thuôn, hình bầu dục, nhẵn, màu nâu.
  • Mùa hoa: tháng 8-10, mùa quả: tháng 11-12.

Công dụng

Cỏ mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh can, lợi đởm, thoái hoàng, thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu, lọc máu, tán ứ.

Cỏ mật gấu thường dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật, viêm ruột cấp, kiết lỵ. Còn chữa sưng ứ do chấn thương, đụng dập hoặc bổ té. Liều dùng ngày 15 – 30g hoặc 30 – 60g tươi sắc uống trong ngày.

Công dụng 1

Hình ảnh cây Cỏ mật gấu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Thời vụ trồng tháng 2 – tháng 3.

Thời vụ nhân giống: Giâm vào mùa thu hoặc mùa xuân.

Điều kiện sinh trưởng

  • Giống cây ưa ẩm, thích hợp trồng ở những vùng đất ẩm thấp nhưng không bị úng nước.
  • Cây sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng ở những vùng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng; vườn cây luôn thông thoáng, đủ ánh sáng.

Nhân giống

Phương pháp nhân giống: bằng hom hoặc từ hạt.

Chọn giống:

Cành hom phải là những cành mật gấu khỏe mạnh, tươi tốt, không sâu bệnh, có chu vi khoảng 4 – 6cm, được cắt từ những cây trên 1 tuổi; chọn buổi sáng sớm, thời tiết râm mát, cắt cành hom có độ dài từ 7 – 10cm với 2 – 4 lá.

Làm đất:

  • Trộn đất với phân chuồng hoai mục, hoặc vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ,… để làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho đất trồng
  • Bón lót đất trồng với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để diệt trừ hết mầm bệnh trong đất.

Giâm cành:

ngay sau khi cắt cành từ cây; nếu muốn đảm bảo chắc chắn sự phát triển của hom, nên nhúng đầu hom vào dung dịch kích thích mọc rễ trước khi đem giâm cành; tưới nước cho cây đủ độ ẩm cần thiết.

Chăm sóc

  • Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ.
  • Bón thúc: sau khi trồng 15 ngày có thể bón thúc lần đầu bằng đạm loãng với lượng 10g đạm/ 10 lít nước sạch tưới cho cây; sau đó cứ khoảng 20 ngày lại bón thúc đợt tiếp theo cho cây phát triển khỏe mạnh.

Chăm sóc: chú ý thường xuyên tưới nước duy trì độ ẩm cho cây vào mùa khô; tháo nước cho cây vào mùa mưa, tránh ngập úng; định kỳ làm cỏ vun xới cho cây.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

Đề phòng bệnh lở cổ rễ, tránh để cây bị úng nước vào mùa mưa.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hái toàn cây quanh năm (đợt đầu tiên là sau khi trồng khoảng 1 – 2 tháng).
  • Rửa sạch cây, chặt khúc, dùng tươi hoặc phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây.

Tác giả: Lê Đào - 11/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đảng sâm

  • Gợi ý cách trồng cây Thảo quyết minh

  • Quy trình kỹ thuật canh tác cây Lạc tiên

  • Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

  • Phương pháp trồng cây bông

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑