Hà thủ ô được biết đến là dược liệu quý với nhiều công dụng điều trị các bệnh về máu, viêm da, cải thiện sức khỏe, chống lão hóa, suy nhược thần kinh… Hiện nay, nhiều người sử dụng loại dược liệu này như một loại trà uống hằng ngày giúp ổn định sức khỏe cũng như phòng chống ngăn ngừa bệnh tật trên ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hà thủ ô
Mục lục
Tìm hiểu về cây hà thủ ô
Hà thủ ô có tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb. Thuộc họ: Rau răm Polygonaceae. Cây còn có một số tên gọi khác như: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
- Hà thủ ô thuộc loại cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau.
- Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang.
- Lá dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, có 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả hà thủ ô đỏ có hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
- Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.
Phân bố hà thủ ô
Hà thủ ô thường mọc hoang trên rừng đặc biệt là các tỉnh miền núi. Tỉnh mọc nhiều nhất là Tây Bắc, sau đó đến các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, Lai Châu.. Ngoài ra còn mọc ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ.
- Cây thường trồng bằng dây hoặc hạt, thường 4-5 năm mới có thể được thu hoạch. Cây thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa thu thu hoạch sẽ tốt hơn
Có thể bạn quan tâm: Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô
Những công dụng không ngờ từ cây hà thủ ô
1. Làm đen râu tóc
Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận sinh tinh và tàng (chứa ) tinh, tinh sinh huyết, tóc là phần dư của huyết. Do đó nếu thận yếu, tóc sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc dễ rụng và bạc sớm. Ngược lại nếu thận tinh xung túc thì râu tóc sẽ mọc dầy, khỏe và đen bóng. Với công năng bổ thận, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, Hà thủ ô là một vị thuốc quý có tác dụng hiệu quả giúp tóc thêm đen, mượt hơn.
Xem đầy đủ: Những bài thuốc đơn giản của hà thủ ô trị tóc bạc sớm
Hà thủ ô tán làm râu tóc trắng hoá đen trở lại, khoẻ gân xương, bền tinh khí, sống lâu:
- Hà thủ ô đỏ rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng phơi khô, tán thành bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.
- Hà thủ ô đỏ 1kg, đậu đen 100g. Hà thủ ô rửa sạch, thái lát, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại cho sạch rồi đem chế với nước đậu đen. Nấu đậu đen với khoảng 2 lít nước, nấu đến khi chín nhừ rồi chắt lấy nước. Trộn hà thủ ô với nước đỗ đen, cho vào đồ đựng (không dùng đồ sắt), hấp cho đến khi nước đỗ đen thấm hết vào các miếng hà thủ ô, sau đó đem phơi hoặc sấy khô, cất đi dùng dần.
Hà thủ ô kết hợp với đậu đen trị tóc bạc sớm hiệu quả
=> Cách chế biến hà thủ ô làm thuốc chữa tóc bạc sớm hiệu quả
2. Tốt cho việc sinh đẻ con cái
Thận hoạt động tốt sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao việc quan hệ phòng the, thúc đẩy năng lực sinh dục và hỗ trợ cho việc thụ thai và sinh con trở nên dễ dàng hơn. Tương truyền rằng, hoàng đế Minh Thế Tông nhờ hay uống hà thủ ô mà có thể chữa khỏi chứng bất dục.
Chữa xơ cứng mạch máu người già, tăng huyết áp, nam giới chậm có con:
- Hà thủ ô đỏ 20g, tang ký sinh, kỷ tử, ngưu tất đều 16g. Sắc uống.
3. Giúp kéo dài tuổi thọ
Sử dụng hà thủ ô thường xuyên có công dụng bổ thận ích tinh, kéo dài tuổi thọ. Đây chính là một trong những phương pháp giúp trường thọ, sống lâu được nhiều người xưa truyền miệng.
Thất bảo mỹ nhiệm đơn: giúp làm râu tóc trắng hoá đen, khoẻ gân xương, bền tinh khí, sống lâu
- Hà thủ ô đỏ và trắng, đã chế biến, mỗi thứ 600g, xích phục linh và bạch phục linh, mỗi vị 600g. Các dược liệu này đem cạo vỏ, tán thành bột rồi khuấy với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người, phơi khô.
- Ngưu tất 320g, tẩm rượu để 1 ngày, trộn với hà thủ ô và đồ với đỗ đen vào lần thứ 7, 8, 9 rồi phơi khô.
- Đương quy 320g: tẩm rượu, phơi đến khi khô
- Câu kỷ tử 320g tẩm rượu phơi khô
- Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô.
- Bổ cốt chi 100g, trộn với vừng đen, sao cho bốc mùi thơm.
- Đem tất cả dược liệu trên giã nhỏ, trộn đều, thêm mật vào, làm thành viên, mỗi viên 0,5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng, tối dùng muối.
Hà thủ ô khô, có nhiều tác dụng đáng quý
4. Trị huyết áp cao, mỡ máu cao
Đây là những căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, nhất là ở người cao tuổi. Để điều trị các bệnh này có thể áp dụng bài thuốc sau đây:
- Chế Hà thủ ô, Sinh địa, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Hạn liên thảo, Tang ký sinh, Hoài Ngưu tất, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Nữ trinh tử, mỗi thứ 12g.
- Tất cả dược liệu trên đem sắc nước uống, duy trì một thời gian sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.
Hoặc có thể dùng bài thuốc đã đề cập ở bên trên cũng có tác dụng hạ huyết áp:
- Hà thủ ô đỏ 20g, ngưu tất, tang ký sinh, kỷ tử mỗi loại 16g. Sắc uống.
Trà sinh địa thủ ô:
Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược già yếu, râu tóc bạc sớm trước tuổi, bệnh mạch vành, mỡ huyết cao.
- Hà thủ ô chế 16g, thục địa 30g, đem tẩm rượu, thái lát mỏng, cho nước sôi hãm uống thay trà.
5. Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, trị sốt rét
Bài thuốc:
Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng
Ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô, tán nhỏ, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 30 viên với rượu vào lúc đói.
Viên bổ Ngũ hà: trị bệnh thiếu máu, mệt mỏi, tiêu hóa kém
Mỗi viên có: Cao ngũ gia bì 0,1 g, bột mã tiền 0,01 g, bột hà thủ ô đỏ 0,01 g, bột oxalate 0,03 g, mật ong 0,01 g.
Bài thuốc:
Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, Đậu đen 20g, sắc nước phơi sương 1 đêm, sáng hầm lên uống nóng sẽ nhanh khỏi.
Viên bổ hà thủ ô: dùng để chữa các bệnh sốt rét, gầy yếu, ăn ngủ kém, đau xương, di tinh, bạch đới, trẻ em chậm đi, chậm mọc rang
Hà thủ ô đỏ 500g, sâm bố chính 300g, hạt sen 300g, cam thảo 100g, đại hồi 100g. Ba vị hà thủ ô, hạt sen, sâm đem đồ chin. Cam thảo nướng vàng. Thảo quả bỏ vỏ, lấy nhân. Trộn chung tất cả vào đem sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đỗ đen. Trẻ em mỗi lần uống 6 – 15 viên tùy theo độ tuổi, người lớn mỗi lần uống 20 viên.
6. Trị tổn thương thần kinh, thần kinh suy nhược
Bài thuốc chữa phong thấp, đau lưng, viêm dây thần kinh hông, vận động khó khăn:
- Hà thủ ô đỏ, ngưu tất mỗi vị 30g, cẩu tích 16g, huyết giác 12g, thiên niên kiện 12g, bạch chỉ 6g, đem sắc lấy nước uống.
Thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược, vận động khó khăn:
- Hà thủ ô đỏ 10g, đại táo 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn khoảng 200ml, chia 3 – 4 lần, uống trong ngày.
Lưu ý khi dùng hà thủ ô
- Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải trắng, tỏi và hành.
- Những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây cũng nên kiêng khi dùng hà thủ ô đỏ.
- Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.
- Rượu hà thủ ô đỏ tuy tốt nhưng nếu lạm dụng có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.
- Lưu ý khi mua hà thủ ô nên chọn kĩ vì hiện nay trên thị trường tràn lan các loại hàng giả rất khó phân biệt.
Xem kĩ hơn: Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô