Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Bổ sung một loài cây thuốc mới Canna warszewiczii A. Dietr. – cho hệ thực vật Việt Nam

Bổ sung một loài cây thuốc mới Canna warszewiczii A. Dietr. – cho hệ thực vật Việt Nam

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Ngô Đức Phương 1, Nguyễn Duy Như 2, Nguyễn Duy Thuần 3

1. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Dược liệu Đông Dương, 2. Công ty TNHH Tuệ Linh
3. Viện NC Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh – Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam


Cannaceae là một họ thực vật một lá mầm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhiều loài trong họ này được trồng làm cảnh và có nhiều giống cây khác nhau. Ở Việt Nam họ này có 5 loài (theo Phạm Hoàng Hộ) bao gồm Canna edulis Ker-Gawl., C. generalis Bail., C. glauca L., C. indica L. và C. sylvestris Rosc…

Mục lục

  • Mở đầu
  • Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
    • Vật liệu nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu
    • Xác định tên khoa học
    • Mô tả đặc điểm hình thái của loài
    • Khóa định loại các loài thuộc chi Canna L. ở Việt Nam
  • Kết luận

Mở đầu

Trong quá trình điều tra dược liệu tại bản Piềng Sàng, xã Phiêng Luông, Mộc Châu, Sơn La chúng tôi đã phát hiện ra một cây thuốc mà người dân thường gọi là ngải hoa đỏ chưa được ghi trong tài liệu tham khảo. Đây là 1 cây thuốc mọc tự nhiên trong rừng và hiện được trồng rải rác trong các hộ dân để dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau nhức xương và tức ngực; tên khoa học được xác định là Canna warszewiczii A. Dietr.. Với phát hiện này đã nâng tổng số loài trong họ Cannaceae ở Việt Nam thành 6 loài

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu

Các tiêu bản, mẫu vật , ảnh thu thập và chụp được trong các chuyến điều tra thực địa tại bản Piềng Sàng, xã Phiêng Luông, Mộc Châu, Sơn La ngày 22 tháng 11 năm 2014.

Vật liệu nghiên cứu 1

Hình ảnh loài Canna warszewiczii A. Dietr.

Các tiêu bản mang số hiệu ĐD.001 của loài này thu được tại thực địa sẽ được lưu tại bảo tang Dược liệu và Viện Dược liệu (NIMM) và bảo tàn Thực vật trường Đại học Khoa học tư nhiên Hà Nội (HNU)

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh hình thái

Sử dụng phương pháp so sánh hình thái, có đối chiếu với khóa phân loại chi Canna L. trong các tài liệu phân loại như Cây cỏ Việt Nam, Thực vật chí Trung Quốc, thực vật chí Argentina, Thực vật chí Bắc Mỹ,… đây là phương pháp phân loại phổ biến trên thế giới vì đơn giản, dễ sử dụng, có độ tin cậy cao.

Việc định danh được xác định bởi TS. Nguyễn Thị Đỏ – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin về các đặc điểm sinh học sinh thái khác và công dụng của cây dựa vào tính kế thừa kết quả điều tra nghiên cứu trước đây và các tài liệu chuyên ngành đã được công bố như Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Thực vật chí Đài Loan, Tài nguyên Thực vật Đông Nam Á, Thực vật chí Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu

Xác định tên khoa học

Trên cơ sở so sánh hình thái với các khóa định loại, tên khoa học của mẫu nghiên cứu được xác định là Canna warszewiczii A. Dietr.

  • Tên đồng nghĩa: Canna indica var.warszewiczi (A.Dietr.) Nb. Tanaka
  • Họ: Dong riềng (Cannaceae)

Theo quan điểm của một số nhà khoa học gần đây, loài Canna warszewiczii cùng với C. edulis đều là đồng danh của Canna indica. Tuy nhiên, qua phân tích các đặc điểm của các mẫu, chúng tôi nhận thấy:

  • Loài Canna indica khác biệt với 2 loài trên bởi toàn bộ phần trên mặt đất (trừ hoa) đều có màu lục và được trồng để làm cảnh.
  • Trong khi đó loài C. edulis và C. warszewiczii có thân và mép lá màu tía, thường được trồng để lấy củ làm miến dong hoặc làm thuốc.

Loài Canna warszewiczii khác với loài C. edulis: bởi toàn cây có màu đỏ tía, lá có kích thước nhỏ và ít thô hơn, các bộ phận của hoa màu đỏ tía, kích thước cây nhỏ hơn, thân rễ nhỏ và cứng hơn (thường không ăn được).

Quan sát quần thể cây Ngải tiên đỏ trồng lẫn với quần thể Dong riềng đỏ nhưng cây con gieo từ hạt không thấy có sự lại tạo (vẫn còn lưu các tính trạng của loài)

Mô tả đặc điểm hình thái của loài

Cây cao 1-1,5m, thân thô to, màu đỏ tím, có phấn trắng như sáp ở phần cụm hoa.

  • Lá xếp dày sít, phiến lá hình trứng hoặc thuôn dạng trứng, lá to nhất dài tới 50 cm, rộng 20 cm, gốc hình tim hoặc hình nêm màu lục tối, mép, gân lá màu tím.
  • Cụm hoa chùm dài 15 cm, vượt lên lá trên; lá bắc màu tím, hình trứng, lõi vào trong vượt qua bầu, có phấn màu lam.
  • Đài hình mũi giáo, chóp nhọn, dài 1,2-1,5cm. Thùy hình mũi giáo, dài 4-5 cm màu đỏ tối, phía ngoài hơi màu lam, chóp lõm vào trong.
  • Nhị thoái hóa vòng ngoài 2,hình mũi giáo ngược, 1 chiếc dài tới 5,5 cm, rộng 0,8-0,9 cm, màu tím đỏ, 1 nhị thoái hóa bên dài 4 cm, rộng 0,4-0,5 cm; cánh môi dạng lưỡi hoặc hình tròn dài dạng dải, chóp hơi lõm hoặc xẻ 2, cong ra ngoài, màu đỏ. Nhị mang bao phấn hình mũi giáo, màu nâu nhạt, chóp nhọn, hơi dài hơn bao phấn.
  • Bầu hình quả lê, màu đỏ thẫm, có các nốt ruồi nhỏ dày đắc. Vòi nhụy dạng dải, dài hơn bao phấn.
  • Quả chín màu đen. Hạt to cỡ 4-5mm, tròn, nhẵn, màu đen.

Mô tả đặc điểm hình thái của loài 1Mô tả đặc điểm hình thái của loài 2

Khóa định loại các loài thuộc chi Canna L. ở Việt Nam

1. Nhị thoái hóa to, dài 5-10 cm, rộng 2 – 3,5cm.

2. Phiến lá hình thuôn, thô, kích thước có thể tới 100×40 cm. Hoa thường màu vàng hoặc có sắc đỏ và trắng1 – C.sylvestris.

2′. Phiến lá hình mũi giáo. Hoa xếp thưa, màu vàng, nhị thoái hóa vòng ngoài rộng không quá 2 cm 2 – C. glauca.

3’. Phiến lá thuôn, Hoa xếp dày hơn, có màu sắc vàng, đỏ, trắng. Nhị thoái hóa vòng ngoại rộng 2-5 cm…………………………………………………………………………………………………………………………… .3 – C. generalis.

1’. Nhị thoái hóa nhỏ hẹp hơn, dài 3,5-5 cm, rộng không quá 1cm.

4. Toàn bộ thân, lá màu lục, không có phấn sương………………………………………………………………. 4 – C. indica.

5. Thùy tràng màu vàng cam và chóp màu đỏ cam. Nhị thoái hóa vòng ngoài màu đỏ, gốc màu vàng cam.Thùy màu vàng. Bầu màu lục……………………………………………………………………………………… 5 – C. edulis

5’. Thùy tràng màu đỏ thẫm. Nhị thoái hóa vòng ngoài màu đỏ. Nhụy màu đỏ. Bầu màu đỏ sẫm……………………………………………………………………………………………………………………….6 – C. warszewiczii.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

  • Ngải hoa đỏ là cây ưa ẩm,ưa bóng, thường mọc dưới tán rừng ẩm. Cây được trồng trên nương rẫy phát triển mạnh và xanh tốt quanh năm.
  • Cây có khả năng tái sinh mạnh bằng hạt và chồi tách từ thân rễ; thậm chí có thể nhân giống được từ các đoạn thân giả ở mắt thân.
  • Cây ra hoa gần như quanh năm.

Phân bố

Ở Việt Nam, hiện mới thấy phân bố tự nhiên và được trồng tại Mộc Châu – Sơn La. Ngoài ra, cây cũng được trồng tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên và Bắc Sơn – Lạng Sơn (nhưng không rõ nguồn gốc, có người nói trước đây mọc tự nhiên trong rừng). Cây còn phân bố ở Trung Quốc, Nam Mỹ.

Công dụng

Theo kinh nghiệm người Dao tại đây, cây ngải đỏ được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau nhức xương và đau tức ngực. Có thể dùng cả cây hoặc cắt phần thân rễ, để tươi hoặc phơi khô uống.

Kết luận

Đã xác định được tên khoa học của mẫu tại Mộc Châu, Sơn La là Canna warszewiczii A. Dietr. thuộc họ dong riềng (Cannaceae). Kết quả này đã bổ sung 1 loài cây thuốc mới có tiềm năng làm thuốc cho hệ thực vật Việt Nam.

Bước đầu đã thu thấp và cung cấp thông tin sơ bộ về đặc điểm thực vật, sinh học và công dụng làm thuốc Canna warszewiczii A. Dietr. mới được phát hiện tại Việt Nam.

Nguồn: Ngô Đức Phương, Nguyễn Duy Như, Nguyễn Duy Thuần (2015), Bổ sung một loài cây thuốc mới Canna warszewiczii A. Dietr. – cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí dược học, 476, tr. 20-23.

Tác giả: Lê Đào - 16/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh Cymbopogon citratus

  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

  • Nghiên cứu điều trị bệnh viêm gan B bằng cà gai leo

  • Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống

  • Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑