Từ xưa đến nay ba kích được mọi người biết đến như một thần dược chốn phòng the giúp nâng cao khả năng hoạt động tình dục, cường dương, bổ thận. Tuy nhiên ngoài những tác dụng bổ thận tráng dương đó ra, thì cây ba kích còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh khác mà không phải ai cũng biết. Vậy cây ba kích có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho thắc mắc trên.
Mục lục
Cây ba kích
Mô tả hình ảnh
- Cây ba kích hay còn có tên ba kích thiên, cây ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích.
- Tên gọi khoa học (Morinda offcinalis How).
- Cây ba kích thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
- Đây là loại cây sống lâu năm, có vị ngọt và leo bằng thân quấn có thân non màu tím kèm lông tơ hay mọc hoang.
- Cây ba kích thường được phân bổ ở vùng đòi núi thấp của miền núi và trung du bắc bộ. Phân bố nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang.
- Đây là loại cây sống lâu năm, cây dây leo, thân quấn và mọc hoang.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích
Thành phần hóa học cây ba kích
Rễ cây ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Rễ tươi có vitaminC, nhưng rễ khô thì không có vitaminC.
Các loại ba kích trong tự nhiên
Ba Kích tím:
- Củ ba kích tím có vỏ màu vàng hơi sậm
- Sở dĩ có tên gọi là Ba kích tím do khi ngâm rượu, loại này sẽ chuyển đổi màu rượu thành màu tím.
- Loại ba kích tím này được sử dụng phổ biến do tác dụng của củ ba kích tím rất tốt cho sức khỏe.
Ba Kích trắng:
- Củ ba kích trắng có màu vàng nhạt, thịt bên trong màu trắng, không có sắc tím.
- Khi ngâm rượu ba kích trắng sẽ không làm màu rượu chuyển thành màu tím (Đây là điểm phân biệt rõ nhất giữa 2 loại ba kích tím và ba kích trắng).
- Cây ba kích trắng ít được dùng hơn do công dụng không cao như Ba kích tím.
Cây ba kích có tác dụng gì?
Loại ba kích được sử dụng nhiều hơn đó là ba kích tím, bởi cây ba kích có tác dụng cao hơn loại ba kích trắng. Dưới đây là một số công dụng của củ ba kích :
- Cây ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý, sinh sản của đàn ông
- Hỗ trợ điều trị thận hư, dương suy, trị lưng đau, di tinh, hoạt tinh do thận hư
- Trị phong thấp, giúp giảm đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh. Giúp người già giảm triệu chứng yếu chân gối, tê mỏi
- Giúp cải thiện chứng lãnh cảm, mất ngủ, tinh thần kém sắc
- Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới, kinh nghuyệt không đều, phụ nữ trong thời kì mãn kinh
- Các bài thuốc thông dụng nêu tác dụng của cây ba kích
- Cây ba kích có tác dụng gì trong việc điều trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, thận hư, bụng đau
Xem đầy đủ: Tác dụng tuyệt vời của ba kích
Một số bài thuốc của ba kích
Vị thuốc
- Ba kích đã làm sạch, bỏ lõi: 60g
- Nhục thung dung: 60g
- Sinh địa: 60g,
- Tang phiêu tiêu:40g
- Thỏ ty tử: 40g
- Sơn dược: 40g
- Tục đoạn: 40g,
- Sơn thù du20g
- Phụ tử (chế):20g
- Long cốt:20g
- Quan quế: 20g
- Ngũ vị tử: 20g,
- Viễn chí: 16g,
- Đỗ trọng :12g,
- Lộc nhung: 4g.
Liều dùng
- Tất cả những hỗn hợp trên đem tán bột, viên hoàn mỗi viên 10g
- Ngày uống 2-3 viên hoàn
Ba kích cùng 1 số vị thuốc khác
Cây ba kích có tác dụng trong việc điều trị bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục
Vị thuốc
- Ba kích (bỏ lõi ): 60g,
- Cam cúc hoa: 60g,
- Câu kỷ tử: 30g,
- Phụ tử (chế): 20g,
- Thục địa: 46g,
- Thục tiêu: 30g.
Cách làm
- Tất cả những vị thuốc trên trộn lẫn cho vào bình thủy tinh
- Đổ 3 lít rượu ngập thuốc
- Ngâm khoảng 2-3 tháng cho ngấm
- Liều dùng
- Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 -20ml,
- Uống tốt nhất lúc đói
Cây ba kích có tác dụng điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới do kinh nguyệt, tử cung bị lạnh
Vị thuốc
- Ba kích: 120g,
- Lương khương: 20g,
- Tử kim đằng: 640g,
- Thanh diêm: 80g,
- Nhục quế (bỏ vỏ):160g,
- Ngô thù du: 160g.
Cách làm:
- Tất cả những vị thuốc trên đem tán bột.
- Dùng rượu hồ làm hoàn.
- Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt
Cây ba kích điều trị thân hư, di tinh, dương úy
Vị thuốc
- Ba kích: 15g,
- Thục địa: 15g,
- Sơn thù du: 15g,
- Kim anh: 15g
Cách làm
- Tất cả những vị thuốc trên đem cho vào ấm đất
- Đổ nước ngập đun lửa to đến sủi
- Khi ấm sôi đun nhỏ lửa liu riu đến khi còn 3 bát nước uống
- Ngày uống 3 lần
Ba kích chữa thận hư, xuất tinh sớm, dương hư, khó đậu thai
Vị thuốc:
- Ba kích: 300g,
- Đảng sâm: 300g,
- Phúc bồn tử: 300g,
- Thỏ ty tử: 300g,
- Thần khúc: 300g;
- Củ mài núi khô 600g;
Cách làm:
- Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong.
- Ngày uống 2 – 3 lần
- Mỗi lần uống 1 hoàn
Ba kích là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, tuy vậy các bạn nên chọn lựa những địa điểm bán ba kích uy tín chất lượng để đảm bảo sức khỏe cũng như điều trị bệnh được tốt.
Nên xem: Công dụng tuyệt vời của ba kích trong một số bài thuốc
Những lưu ý khi dùng ba kích
Những ai không nên sử dụng cây ba kích?
Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Có một số trường hợp sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau:
- Người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
- Người bị táo bón không được sử dụng ba kích.
- Người bị huyết áp thấp
- Tuyệt đối không lạm dụng rượu ba kích.
Tương tác thuốc
Một số hoạt chất bên trong ba kích có khả năng gây tương tác hoặc làm biến đổi hoạt động của một số tân dược. Cho nên, không sử dụng ba kích trong giai đoạn đang điều trị bằng tân dược.
Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá kích
- Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.
- Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
- Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.