Từ xa xưa, cây mật nhân là một loại thảo dược từ thiên nhiên được ông cha ta sử dụng để điều trị các bệnh về gan, ăn không tiêu, tiểu đường hay rối loạn kinh nguyệt… Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cây mật nhân nấu nước nước chữa bệnh an toàn, hiệu quả
Mục lục
- Mật nhân nấu nước uống chữa bệnh
- Mật nhân nấu nước uống chữa ăn không tiêu, đau bụng, trướng bụng
- Mật nhân nấu nước uống cải thiện chức năng gan
- Cây mật nhân nấu nước uống trị khí huyết kém, thanh nhiệt cơ thể
- Cây mật nhân nấu nước uống điều trị bệnh gout
- Cây mật nhân nấu nước uống cho người đái tháo đường, tiểu đường
- Cây mật nhân điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Bài thuốc chữa bệnh ngoài da (chàm, ghẻ, mẩn ngứa) cho trẻ
- Cây mật nhân nấu nước uống điều trị kiết lỵ, tiêu chảy
- Bài thuốc điều trị đầy hơi, giải rượu, tẩy giun
- Các cách sử dụng khác của cây mật nhân
- Đối tượng không nên sử dụng cây mật nhân
- Lưu ý khi dùng cây mật nhân nấu nước uống
Mật nhân nấu nước uống chữa bệnh
Cây mật nhân có nhiều cách chế biến để điều trị các bệnh lý khác nhau. Mỗi trường hợp bệnh sẽ có liều lượng cụ thể và kết hợp với những loại thảo dược khác. Dưới đây là một số cách nấu nước cây mật nhân chữa bệnh mà người dùng có thể tham khảo:
Mật nhân nấu nước uống chữa ăn không tiêu, đau bụng, trướng bụng
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 50g mỗi loại dược liệu gồm cây mật nhân, cam thảo, hậu phác, củ bồ bồ, trần bì, hoắc hương, củ sấu, cây sả.
- Cách dùng: Mang toàn bộ dược liệu rửa sạch, phơi khô rồi đem tán thành bột mịn. Cất thuốc trong hũ thuỷ tinh để bảo quản và dùng dần. Liều lượng dược liệu mỗi lần sử dụng là 12g rồi pha với nước nóng uống.
Mật nhân nấu nước uống cải thiện chức năng gan
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: 30g cây mật nhân.
- Cách sắc thuốc: Mang dược liệu sắc cùng 1 lít nước. Đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn một nửa thể tích nước thì tắt bếp. Chia nước thành 2 phần rồi uống vào buổi sáng và tối. Duy trì đều đặn trong 1 – 2 tháng và nên uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: 10g cây mật nhân, 30g diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa), 70g cà gai leo.
- Cách sắc thuốc: Đem hỗn hợp dược liệu sắc cùng 1 lít nước. Đun với lửa nhỏ cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp. Chia nước thành 2 phần rồi uống trong ngày, mỗi ngày một thang và nên uống khi thuốc còn ấm.
☛ Tham khảo thêm tại: Cây mật nhân có chữa được bệnh gan không?
Cây mật nhân nấu nước uống trị khí huyết kém, thanh nhiệt cơ thể
Bài thuốc 5:
- Nguyên liệu: Cân mỗi loại 12g gồm cây mật nhân, đỗ đen, hà thủ ô, cỏ xước, rễ ô môi, tang chi, dây ký ninh, kim ngân, rau muống biển.
- Cách sắc: Đem hỗn hợp dược liệu sắc cùng 700ml nước. Đun thuốc với lửa vừa cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp. Chia thuốc uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang.
Cây mật nhân nấu nước uống điều trị bệnh gout
Bài thuốc 4:
- Nguyên liệu: 30g – 50g cây mật nhân
- Cách sắc thuốc: Đem dược liệu sắc cùng 600ml nước cho đến khi nước cô đọng lại khoảng 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước rồi chia ra làm 2 – 3 lần sử dụng trong ngày. Sau một thời gian kiên trì sử dụng, cách chứng đau nhức do gout gây ra sẽ giảm dần.
☛ Tham khảo thêm: Sử dụng cây mật nhân chữa bệnh gut tại nhà
Cây mật nhân nấu nước uống cho người đái tháo đường, tiểu đường
Bài thuốc 6:
- Nguyên liệu: 30 – 50g cây mật nhân
- Cách sắc: Thái cây mật nhân thành từng khúc ngắn, mang đi sao vàng hạ thổ đến khi có mùi thơm. Sau đó sắc cùng 2 lít nước và sử dụng thay nước uống hàng ngày.
Cây mật nhân điều trị rối loạn kinh nguyệt
Bài thuốc 7:
- Nguyên liệu: 15g rễ cây mật nhân
- Cách sắc: Sắc dược liệu cùng 600ml nước cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Uống mỗi ngày và liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ chứng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc chữa bệnh ngoài da (chàm, ghẻ, mẩn ngứa) cho trẻ
Bài thuốc 8:
- Nguyên liệu: 200g lá mật nhân
- Cách dùng: Mang dược liệu đi đun nước tắm và giữ bã chà lên người nhẹ nhàng, rửa kỹ vùng da trẻ bị tổn thương để cải thiện triệu chứng mẩn ngứa và viêm da lở loét.
Cây mật nhân nấu nước uống điều trị kiết lỵ, tiêu chảy
Bài thuốc 9:
- Nguyên liệu: 25g quả mật nhân
- Cách sắc: Mang dược liệu sắc cùng 500ml đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước uống 2 lần/ngày và sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Bài thuốc điều trị đầy hơi, giải rượu, tẩy giun
Bài thuốc 10:
- Nguyên liệu: 30g rễ cây mật nhân.
- Cách sắc: Sắc dược liệu cùng 500ml nước, cô cạn nước đến khi còn 200ml thì dừng lại. Chia nước thành 2 phần uống trong ngày.
Các cách sử dụng khác của cây mật nhân
Ngoài phương pháp cây mật nhân nấu nước uống thì người dùng có thể sử dụng các cách khác như sau:
Tán thành bột
Sử dụng rễ cây mật nhân đem đi rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó tán thành bột mịn.
Nấu thành cao
Thái nhỏ mật nhân thành sợi sau đó tán thành bột mịn. Cho thêm mật ong vào trộn để tạo tạo một hỗn hợp sệt và đem nấu ở nhiệt độ 55 độ C. Sau khi nấu thành cao hãy để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng 1 thìa cà phê cao mật nhân cho mỗi lần dùng.
Xem chi tiết: Cách sử dụng và nấu cao mậ nhân
Ngâm rượu
Nguyên liệu: 1kg mật nhân, 5 – 7 lít rượu trắng
Cách ngâm: Mang mật nhân rửa sạch rồi phơi khô đến khi héo dần. Sau đó, đem ngâm rượu với tỷ lệ 30 – 40g tương ứng với 1 lít rượu. Ngâm dược liệu tối thiểu 1 tháng là có thể dùng được. Dùng rượu mật nhân với liều lượng 20 – 35ml mỗi ngày.
Tham khảo thêm: Cách ngâm rượu củ mật nhân tốt nhất
Ngâm sáp ong
Sử dụng một lượng cây mật nhân vừa đủ được thái mỏng và một ít sáp mật ong đem ngâm cùng với rượu trắng trong khoảng thời gian từ 3 – 4 ngày.
Đối tượng không nên sử dụng cây mật nhân
Tuy cây mật nhân còn có tên gọi là khác là cây bách bệnh nhưng vẫn hạn chế cho một số nhóm đối tượng không nên sử dụng. Bởi khả năng thúc đẩy hoạt động sinh học hormone testosterone nên mật nhân không thích hợp sử dụng cho người bị tim mạch, suy thận,… Ngoài ra, một số đối tượng sau đây cũng cần chú ý khi sử dụng:
- Không dùng cho các trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần hoá học nào của dược liệu.
- Không dùng cho phụ nữ có thai cho cho con bú.
- Không dùng cho trẻ dưới 9 tuổi.
- Những người có tiền sử bệnh gan, dạ dày, tim mạch,… không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ Đông y để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh.
- Không dùng cho người mắc cách bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nội tạng.
Với nhóm đối tượng này, khi sử dụng cây mật nhân không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Đồng thời, nếu dùng mật nhân xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, dị ứng, hoa mắt chóng mặt hay hạ huyết áp thì cần ngừng thuốc ngay lập tức và báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.
Lưu ý khi dùng cây mật nhân nấu nước uống
Bên cạnh nhóm đối tượng không nên sử dụng đã nêu trên, người dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng cây mật nhân nấu nước uống để đạt hiệu quả cao:
- Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng dược liệu cây mật nhân.
- Không lạm dụng mật nhân quá mức để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như cơ thể nôn nao, chóng mặt, dị ứng da, đường huyết giảm đột ngột, nôn ói,…
- Vị rễ cây mật nhân rất đắng. Vì thế, nếu ngâm rượu, không nên uống quá nhiều trong ngày.
- Không tự ý áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây mật nhân, mỗi loại dược liệu sẽ có sự tương tác lẫn nhau. Vì thế, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để được kê đơn và bốc thuốc đúng với tình trạng bệnh.