Y học cổ truyền ghi chép lại cây mặt quỷ là loại dược liệu mọc hoang phổ biến ở những đồi núi, bụi rậm hay rừng thưa tại nhiều tỉnh thành nước ta. Dân gian truyền lại cây mặt quỷ có rất nhiều tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh: mụn nhọt, mẩn ngứa…. Để hiểu rõ hơn cây mặt quỷ có tác dụng thế nào? Các bạn tham khảo thông tin về cây mặt quỷ qua bài viết dưới đây nhé.
Hình ảnh cây mặt qủy
Mục lục
Giới thiệu về cây mặt quỷ
Tên gọi
- Cây mặt quỷ tên tiếng việt: Mặt quỷ, Nhàu lông, Cây gạch
- Cây mặt quỷ có tên khoa học: Morinda umbellate L. (Morinda scadens Roxb., Stigmanthus cymosus Lour). Cây thuộc họ: Rubiaceae
Hình dạng cây mặt quỷ
- Cây mặt quỷ là loại cây mọc tỏa, thân mềm thân leo có thể dài tới 10m.
- Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải-ngọn giáo, thót lại ở gốc. Lá tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2-12,5cm rộng tới 4cm.
- Lá nhẵn hình tam giác hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4-6 cặp, cuống dài 1cm.
- Hoa xếp thành đầu đường kính khoảng 6mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán. Hoa có màu trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon.
- Mùa hoa nở: Hoa có thể ra quanh năm
- Quả gồm những hạch dính nhau có màu đỏ, rộng 8-10mm, gần hình cầu, dẹp, có bề mặt sù xì, hình thù quái dị, giống như một con quỷ với nhân cao 4mm, dày 2mm. Hạt 1 trong mỗi nhân.
Phân bố
- Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh nước ta.
- Cây thường được tìm thấy mọc ở các bờ đất dưới chân đồi, ven suối
- Người ta cũng hay gặp cây mặt quỷ mọc bò trên các cây bụi nơi đất khô trãi nắng miền trung từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…
- Còn thấy cây mặt quỷ mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Bộ phận sử dụng
- Lá và rễ tươi hay khô,
- Có khi hái toàn dây và lá để sử dụng
Cây mặt quỷ có tác dụng thế nào?
Trị mụn nhọt, mẩn ngứa:
Trong y học cổ truyền, cây mặt quỷ có vị cay, ngọt, tính hơi nóng, trong rễ cây mặt quỷ có chứa chất glucosid và một số chất tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lá và thân dùng ngoài trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da.
Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị:
Ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, người ta đã sử dụng lá cây mặt quỷ kết hợp với một số loại thảo dược khác hoặc một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ỉa chảy và lỵ khá hiệu quả và được ưa chuộng.
Chữa khớp, thấp khớp đốt đau phong thấp
Y học cổ truyền đã chứng minh, trong cây mặt quỷ có vị cay, ngọt, tính hơi nóng có tác dụng tả hoả, ích thân , cường cân cốt. Trong thành phần dược tính của cây mặt quỷ được ác dược sĩ, giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM đã xét nghiệm thấy chất glucosid và các dẫn xuất anthraquinone bên trong rễ của cây mặt quỷ.
Chữa sốt, ho, cầm máu..
Ở Trung Quốc, theo sách Hải Nam thực vật chí, dùng cây mặt quỷ bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu. Ngoài ra đã có nghiên cứu chúng minh, cây mặt quỷ còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Cây mặt quỷ trị các bệnh về tiết niệu, các vết thương vết cắn
Ở Inđônêxia, người ta sử dụng cây mặt quỷ để điều trị các bệnh: đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường bệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương.
Một số bài thuốc trị bệnh của cây mặt quỷ
Cây mặt quỷ trị các bệnh về khớp
- Cây mặt quỷ: 10g,
- Vỏ xà cừ: 10g,
- Rễ cỏ xước: 10g,
- Rễ cây chổi sể đồng: 10 g
- Tất cả đem rửa sạch, sắc lấy nước uống.
Cây mặt quỷ trị giun sán
- Vỏ rễ cây mặt quỷ: 10- 16g,
- Đem rửa sạch sắc lấy nước uống
Bài thuốc trị đau khớp, đau lưng, nhức xương từ cây mặt quỷ
- Cây mặt quỷ: 12-20g
- Mỗi ngày sắc lấy nước uống
Những lưu ý khi dùng cây mặt quỷ
- Theo dân gian, cây mặt quỷ tươi, quả có tính độc nên không nên để gần tầm tay trẻ em
- Cây mặt quỷ có tính độc nên khi sử dụng nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tác dụng của cây mặt quỷ còn tùy thuộc vào cơ địa hấp thụ của mỗi người, khi sử dụng nên qua thăm khám và chỉ định của thầy thuốc.