Trào ngược dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến hiện nay. Nó gây ra tình trạng đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua… rất khó chịu. Vì vậy, việc sử dụng các cây thuốc nam an toàn, lành tính chữa bệnh được rất nhiều người quan tâm. Vậy có những cây thuốc nam nào chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng thì là
- 2. Chữa trào ngược dạ dày bằng hoắc hương
- 3. Chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương
- 4. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng tía tô
- 5. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng trầu không
- 6. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá cỏ lào
- 7. Chữa trào ngược dạ dày bằng cây lá khôi
- 8. Chữa trào ngược dạ dày bằng dạ cẩm
- 9. Chữa trào ngược dạ dày bằng chè dây
- 10. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
1. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng thì là
Thì là là một trong những cây thuốc nam giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Loại cây này có chứa hoạt chất anethole, tinh dầu eugenol… có tác dụng giảm co thắt dạ dày, giúp bảo vệ đường tiêu hóa khỏi những yếu tố gây hại như vi sinh vật.
Đặc biệt phần hạt thì là giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa triệu chứng trào ngược acid lên thực quản, giảm đầy hơi, ăn uống không tiêu, đau bụng, ợ chua do thừa acid trong dạ dày… rất tốt.
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây thì là như sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Hạt thì là 4 – 6g, gừng tươi 3 lát, trần bì 3g (vỏ cam khô).
- Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sắc với khoảng 300ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml đem uống trong ngày. Hoặc người bị trào ngược đem hãm các nguyên liệu trên với nước sôi trong bình kín khoảng 15 phút rồi dùng.
Cách 2: Người bị trào ngược dạ dày có thể nhai khoảng 3g hạt thì là rồi nuốt luôn.
– Lưu ý khi dùng:
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng với lượng lớn do nguy cơ kích thích tử cung gây sảy thai.
- Tránh dùng cây này khi đang sử dụng một số thuốc sau thuốc tránh thai chứa estrogen, thuốc chống co giật, tamoxifen, viên uống chứa estrogen, ciprofloxacin…
2. Chữa trào ngược dạ dày bằng hoắc hương
Một trong những cách chữa trào ngược dạ dày từ thuốc nam bạn có thể tham khảo là từ cây hoắc hương.
Theo y học cổ truyền, loại cây này có tác dụng kiện vị (mạnh dạ dày), ấm dạ dày được dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa như sôi bụng, đau bụng đi ngoài, ăn không ngon…
Theo y học hiện đại, loại cây này giúp kháng khuẩn, tăng cường tiêu hóa… có lợi cho người bị trào ngược dạ dày.
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 15 – 30g hoắc hương tươi hoặc 6 – 12g khô.
- Thực hiện: Hoắc hương rửa sạch, đem sắc với khoảng 200ml nước uống trong ngày.
– Lưu ý khi dùng:
- Người bị thể âm hư nhưng không thấp, người bị yếu dạ sinh nôn không dùng loại cây này do có tính khô làm hại phần âm trong cơ thể.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, trẻ em, người chuẩn bị phẫu thuật…
Tìm hiểu thêm: Các công dụng chữa bệnh khác của hoắc hương
3. Chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương
Cây rau mương có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày dẫn đến trào ngược hiệu quả. Vì vậy, từ lâu người dân đã biết sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày.
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 40 – 50g lá và thân của cây rau mương hoặc 20 – 40g rau mương khô.
- Thực hiện: Cây rau mương tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, rửa lại với nước, để ráo. Sau đó đem sao trên chảo đến khi chuyển vàng nâu. Sau đó đem cây rau mương đã sao vàng (hoặc cây rau mương khô) sắc với 200ml nước trong khoảng 20 phút rồi uống trong ngày. Người bị trào ngược nên uống lúc đói, sau 10 ngày là cải thiện bệnh.
– Cây rau mương khá lành tính tuy nhiên cần lưu ý những thông tin sau khi sử dụng:
- Khi dùng nên rửa thật sạch để tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Không dùng liều lượng lớn do nguy cơ gây tác dụng phụ.
4. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng tía tô
Lá tía tô không chỉ là một loại rau sống phổ biến mà nó còn giúp chữa bệnh hiệu quả, trong đó có trào ngược dạ dày.
Theo y học cổ truyền, tía tô có tác dụng chống viêm, giảm đau, nhanh lành vết loét, làm mạnh dạ dày… nên thường được dùng chữa tiêu hóa kém, đầy bụng, nôn.
Theo y học hiện đại, trong cây có chứa quercetin, acid rosmarinic… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm đối với các bệnh đường tiêu hóa.
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô tươi.
- Thực hiện: Lá tía tô rửa sạch, đem đun với khoảng 500ml, khi sôi cho nhỏ lửa nấu khoảng 10 – 25 phút (không hơn) rồi uống nước sắc còn ấm trong ngày.
– Lưu ý khi dùng:
- Không dùng tía tô trong thời gian dài do khiến tình trạng ra mồ hôi nhiều, đi ngoài phân lỏng… nặng hơn dễ dẫn đến rối loạn điện giải.
- Không dùng lá tía tô cho người rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, phụ nữ sau sinh…
- Không sử dụng cho người bị cảm phong nhiệt.
5. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng trầu không
Một trong những cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo khác là trầu không.
Loại cây này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất mạnh, giảm đau nên giúp cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
Trong lá trầu không còn có chứa tanin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, khỏi trình trạng bài tiết acid nhiều gây viêm loét.
Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa đau bụng bị lạnh dẫn tới ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy ăn không tiêu…
– Cách chữa trào ngược dạ dày từ cây trầu không như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 2 – 4 lá trầu không.
- Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, nhai nuốt nước. Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày cũng có thể sắc với nước uống mỗi ngày bằng cách cắt nhỏ lá trầu không, hãm với khoảng 200ml nước sôi trong khoảng 15 phút.
– Có một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không như sau:
- Không dùng trầu không cho phụ nữ mang thai.
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, người lớn tuổi…
- Không dùng chung với hạt tiêu đen do nguy cơ gây vô sinh.
6. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá cỏ lào
Một trong các cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây thuốc nam bạn có thể tham khảo là cây cỏ lào.
Loại cây này có tác dụng cầm máu, sát trùng, chống viêm, được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày hiệu quả.
– Cách dùng lá cỏ lào chữa trào ngược dạ dày như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 150g lá non của cây cỏ lào.
- Thực hiện: Cỏ lào rửa sạch, để ráo, vò nát hãm trong khoảng 500ml nước nóng 80 độ, hoặc bắc lên bếp cứ khoảng 15 phút thì đun lại 1 lần. Thêm 30 – 50g đường, đun để đường tan hết để giảm độ đắng của cây. Người bị trào ngược dạ dày uống 50ml/lần, ngày uống 3 lần để cải thiện bệnh.
– Lưu ý khi dùng:
- Không dùng quá nhiều cỏ lào một lúc do nguy cơ gây độc.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
7. Chữa trào ngược dạ dày bằng cây lá khôi
Một trong các cây thuốc nam giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả là cây lá khôi.
Loại cây này có chứa nhiều hoạt chất glycoside, tanin, vitamin và khoáng chất… giúp chống viêm, nhanh làm liền sẹo, chống oxy hóa, làm chậm quá trình oxy hóa của tế bào, giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày.
Do đó, loại cây này giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả, làm giảm các triệu chứng như nóng rát khó chịu ở thượng vị, giảm ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa…
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây này như sau:
- Chuẩn bị: lá khôi 500g.
- Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, để ráo, đem phơi khô. Mỗi lần uống sắc khoảng 40 – 80g lá khôi, uống ấm trong ngày. Người bị trào ngược dạ dày kiên trì sử dụng sẽ giảm các triệu chứng hiệu quả.
– Cần chú ý rằng không nên dùng quá 100g lá khôi/ngày trong khi điều trị bệnh dạ dày.
Xem thêm: Nghiên cứu thực tế đánh giá tác dụng của Khôi tía
8. Chữa trào ngược dạ dày bằng dạ cẩm
Cây dạ cẩm là một trong các cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày rất tốt.
Theo y học cổ truyền, dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lành vết loét, làm dịu cơn đau do trào ngược dạ dày gây ra.
Theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này có khả năng trung hoà acid trong dạ dày, giảm đau, bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, nhanh lành vết loét…
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 15 – 25g lá và ngọn dạ cẩm khô.
- Thực hiện: Đun nguyên liệu trên với khoảng 500ml nước, có thể thêm đường cho ngọt. Người bị trào ngược dạ dày chia đều nước sắc trên thành 2 – 3 lần rồi uống trong ngày trước khi ăn hoặc những lúc đau.
– Lưu ý khi dùng:
- Không uống quá lượng lá dạ cẩm được khuyến cáo.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
9. Chữa trào ngược dạ dày bằng chè dây
Một cây thuốc nam giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày rất tốt khác là từ cây chè dây.
Theo nghiên cứu, chè dây có chứa nhiều hoạt chất flavonoid… Chúng có khả năng chống oxy hóa, giảm đau, liền vết loét hiệu quả. Đồng thời, nó còn có tác dụng diệt vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạ dày…
Vì vậy, chè dây là một trong những cây thuốc nam được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược gây ra như đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, chậm tiêu…
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây chè dây như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10 – 15g lá chè dây ở dạng khô hoặc đã sao vàng.
- Thực hiện: Cho dược liệu trên nấu với khoảng 500ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa sắc còn 200ml nước. Người bị bệnh dạ dày nên uống trà khi còn ấm trong khoảng 15 – 20 ngày/đợt để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
– Lưu ý khi dùng:
- Không dùng quá 70g chè dây mỗi ngày.
- Tránh dùng chè dây để qua đêm do nguy cơ tiêu chảy, đầy bụng…
- Người bị huyết áp thấp không nên dùng, nhất là lúc đói.
- Khi dùng chè dây tránh thực phẩm có vị chua, thực phẩm nhiều acid như xoài xanh, dưa muối… các loại gia vị như tỏi ớt, hạt tiêu…
10. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Gừng là một cây thuốc nam mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ, trong đó có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, gừng có tác dụng kích thích tiêu hoá, giảm chứng đầy bụng, buồn nôn…
Theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này có chứa tecpen, zingiberol… có khả năng trung hoà acid dạ dày, chống viêm cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày rất tốt.
– Cách chữa trào ngược dạ dày nhờ cây này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng tươi.
- Thực hiện: Gừng rửa sạch, đem thái thành lát mỏng, rồi pha với 200ml nước sôi uống khi còn ấm. Kiên trì sử dụng sẽ giảm trào ngược, ợ hơi, ợ chua… hiệu quả.
– Lưu ý khi dùng:
- Không dùng cho người trong ngoài đều nhiệt, vì nhiệt mà thổ huyết.
- Không sử dụng gừng trong trường hợp tăng huyết áp chân không lạnh, hệ tiêu hoá bình thường. Tuy nhiên có thể dùng khi bị tăng huyết áp kèm chân tay lạnh, dương khí kém.
- Không dùng gừng chung với thuốc chẹn kênh canxi để điều trị tăng huyết áp…
- Không sử dụng gừng với rượu vang, thịt chó, thịt ngựa, thịt thỏ…
Trên đây là 11 cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Cần lưu ý rằng, thuốc nam chỉ mang lại hiệu quả tốt khi bệnh mới chớm ở giai đoạn đầu, những trường hợp nặng cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có phương pháp điều trị thích hợp.