Bạn đang tìm kiếm cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam hiệu quả. Vậy bạn chắc chắn không nên bỏ qua bài viết này với 7 cây thuốc nam có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, cải thiện xương khớp… hỗ trợ điều trị đau vai gáy rất tốt.
Mục lục
1. Tìm hiểu đau vai gáy theo y học cổ truyền và hiện đại
Đau vai gáy là một trong các vấn đề xương khớp phổ biến hiện nay, nhất là những người trong độ tuổi trung niên, từ 40 tuổi trở nên. Tuy nhiên, tình trạng này đang dần trẻ hoá ở nhóm nhân viên văn phòng, do thời gian làm với máy tính kéo dài. Đau vai gáy khiến vùng vai, cổ bị co cứng, đau nhức, tê… có thể bộc phát hoặc âm ỉ kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, những cơn đau trở nên rất khó chịu và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, công việc hàng ngày.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân đau vai gáy là do các tác nhân bất lợi như phong hàn thấp gây bế tắc sự vận hành kinh khí, tuổi tác khiến khí huyết gân xương hư yếu mạch giảm tính đàn hồi, chấn thương huyết ứ…
Vì vậy, các cây thuốc nam có tác dụng tán phong hàn, thông kinh lạc, hoạt huyết, thông huyết ứ, dưỡng gân cơ, ích can thận, giảm đau… giúp phục hồi vùng đau vai gáy hiệu quả.
2. Hé lộ 7 cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam hiệu quả
Dựa vào những hiểu biết về tình trạng đau vai gáy phía trên, dưới đây là 7 cây thuốc nam giúp chữa bệnh đau vai gáy hiệu quả:
2.1. Chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Một trong các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam hiệu quả là từ cây lá lốt.
Theo y học cổ truyền, loại cây này có vị nồng, hơi cay, tính ấm với tác dụng tán hàn, ôn trung, chỉ thống (giảm đau)… Còn theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm rất tốt. Vì vậy, đây là cây thuốc nam được dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Có nhiều cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt như sau:
Cách 1:
– Chuẩn bị nguyên liệu: 300g lá lốt tươi.
– Cách thực hiện:
- Lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo. Sau đó đem giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau.
- Hoặc bạn có thể cho lá lốt vào chảo sao nóng cùng muối, bọc trong túi vải, chườm vào vùng bị đau.
- Hoặc lá lốt tươi đem sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Cách 2:
– Chuẩn bị nguyên liệu: 15g lá lốt, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây bưởi.
– Cách thực hiện:
- Các loại nguyên liệu trên rửa sạch, thái mỏng, sao vàng.
- Sắc hỗn hợp trên với 600ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa cô đặc còn 200ml, chia đều uống 3 lần trong ngày.
- Người bị đau vai gáy nên uống liền trong vòng một tuần sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
2.2. Chữa đau vai gáy bằng lá dây đau xương
Trong đông y, dây đau xương có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thường dùng để bồi bổ gân cốt, trừ phong thấp. Người dân hay sử dụng cây này để chứa bệnh đau xương, tê thấp, nhức mỏi cơ thể.
Cây dượcdDùng dưới hình thức thuốc uống hay thuốc xoa bóp. Người ta cho rằng thân cây có tác dụng mạnh hơn.
– Cách thực hiện:
- Lá dây đau xương giã nhỏ, trộn với rượu để đắp lên những chỗ sưng đau.
- Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1 phần 5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 cốc con. Phụ nữ và những người không uống được rượu có thể sắc với nước mà uống. Thường thời gian điều trị kéo dài 15 ngày.
Tìm hiểu thêm: Cây mật nhân chữa bệnh khớp hiệu quả như thế nào
2.3. Chữa đau vai gáy bằng gừng
Gừng là cây thuốc nam được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giảm đau vai gáy.
Theo y học cổ truyền, loại cây này có công dụng tán hàn, ôn trung, tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, giải độc…
Theo nghiên cứu hiện đại, gừng có chứa gingerol – một chất chống viêm hiệu quả. Nó có thể giúp điều trị cơn đau mạn tính hoặc cấp tính, bao gồm bệnh viêm xương khớp, đau vai gáy… Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất khác giúp chống oxy hóa và tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng, giảm đau viêm vai gáy hiệu quả.
Cách dùng gừng chữa đau vai gáy như sau:
– Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng tươi.
– Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, để ráo, giã nát rồi cho vào một cốc nước đun sôi. Người bị đau vai gáy có thể uống vào buổi sáng sau khi thức dậy để vai gáy được thoải mái và hết đau.
- Hoặc người bệnh có thể cho 5 – 6 lát gừng tươi vào phích, bình giữ nhiệt. Thêm khoảng 50ml nước nóng vào, ủ một chút rồi uống ấm trong ngày.
Ngoài ra, có một cách khác chữa bệnh đau vai gáy rất hiệu quả là trộn dầu gừng với dầu ô liu với nhau. Sau đó thoa hỗn hợp trên vào vùng vai bị đau, xoa bóp từ 2 – 3 lần một ngày đến khi tình trạng được cải thiện.
2.4. Chữa đau vai gáy bằng cỏ trinh nữ
Một trong các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam khác rất hiệu quả bạn có thể tham khảo là rễ cây trinh nữ (hay còn gọi là cây xấu hổ). Loại cây này có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau, tiêu tích… nên được dùng trong các bệnh đau lưng, đau vai gáy, đau nhức xương khớp…
– Chuẩn bị nguyên liệu: 30g rễ cỏ trinh nữ, một chút rượu.
– Cách thực hiện:
- Rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng, tẩm với một chút rượu rồi sao vàng.
- Hỗn hợp trên đem sắc với 400ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa đun cô cạn đến khi còn 100ml.
- Người bị đau vai gáy chia đều nước sắc trên uống 2 lần trong ngày, sau bữa ăn để giảm đau nhức hiệu quả.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên sử dụng.
2.5. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Ngải cứu là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có đau vai gáy. Loại cây này có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng ôn kinh tán hàn (giúp trị chứng hàn ngưng huyết trệ, kinh bế…), tiêu ứ tán huyết giúp khí huyết lưu thông, giảm đau… Vì vậy, ngải cứu giúp chữa đau vai gáy rất tốt.
Có nhiều cách dùng ngải cứu để chữa đau vai gáy như sau:
Cách 1:
– Chuẩn bị nguyên liệu: 100g ngải cứu, muối.
– Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu đem rửa sạch, rang nóng cùng với muối rồi cho vào túi vải.
- Người bệnh kiên trì đắp lên vùng đau nhức khoảng 15 phút mỗi ngày để cải thiện bệnh.
Cách 2:
– Chuẩn bị nguyên liệu: 100g ngải cứu, 100g lá lốt, 0.5kg muối hạt, 1 cái túi vải.
– Cách thực hiện:
- Ngải cứu, lá lốt rửa sạch, để ráo nước cho khô.
- Bắc chảo lên bếp, cho ngải cứu, lá lốt, muối hạt vào, sao nóng. Sau đó cho hỗn hợp trên vào túi vải.
- Chờ hỗn hợp bớt nguội tới nhiệt độ vừa phải thì chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.
- Khi túi nguội thì bạn có thể mang đi sao nóng lại rồi tiếp tục đắp.
- Người bị đau vai gáy nên thực hiện liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau vài ngày sẽ cảm nhận thấy các cơn đau mỏi vùng vai gáy giảm đi rõ rệt.
2.6. Chữa đau vai gáy bằng mật ong và bột quế
Một trong các bài thuốc nam giúp chữa bệnh đau vai gáy tốt là từ mật ong và bột quế.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, tăng sức đề kháng bằng cách kích thích sinh kháng thể…
Trong khi đó, bột quế có tác dụng cải thiện lưu thông máu, chữa lưng gối đau tê, chân tay co quắp… Theo nghiên cứu hiện đại, nó còn chứa các chất polyphenol, acid phenolic và flavonoid giúp chống oxy hóa, giảm viêm, kiểm soát cơn đau vai gáy hiệu quả.
Sự kết hợp của hai nguyên liệu này giúp tăng cường tác dụng trong chữa bệnh đau vai gáy.
– Chuẩn bị nguyên liệu: Mật ong, bột quế với khối lượng như nhau.
– Cách thực hiện:
- Trộn đều các nguyên liệu mật ong, bột quế, nước ấm theo tỷ lệ 1:1:2.
- Đắp hỗn hợp trên lên vùng vai gáy đau nhức. Người bệnh nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để giảm các cơn đau nhanh chóng.
2.7. Chữa đau vai gáy bằng nghệ
Nghệ là cây thuốc nam nổi tiếng với nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh, trong đó có đau vai gáy. Trong loại củ này có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa nên giúp giảm đau, sưng tấy hiệu quả.
Nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, curcumin giúp giảm các triệu chứng viêm khớp rất tốt.
– Chuẩn bị nguyên liệu: 2 thìa bột nghệ, 1 chút dầu dừa.
– Cách thực hiện:
- Trộn 2 thìa bột nghệ với lượng dầu dừa vừa đủ để tạo hỗn hợp sền sệt.
- Thoa hỗn hợp trên lên vùng bị đau nhức và để khô.
- Rửa lại bằng nước sạch. Người đau vai gáy nên thực hiện mỗi ngày 2 lần đến khi các cơn đau giảm.
3. Lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng thuốc nam
Trong khi chữa đau vai gáy bằng thuốc nam, người bệnh cần chú ý những thông tin sau để bệnh nhanh khỏi và đảm bảo an toàn khi sử dụng:
- Các bài thuốc nói trên thường có hiệu quả trong những trường hợp nhẹ, đau vừa. Vì vậy, nếu trong khi sử dụng người bệnh vẫn còn cảm giác đau nặng nên đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Người bệnh đang sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các cây thuốc nam chữa đau vai gáy.
- Tuy là các cây thuốc an toàn, lành tính nhưng người bị đau vai gáy, nhất là ở một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn cũng nên chú ý đến các hoạt động hàng ngày. Bạn không nên ngồi liên tục trong một thời gian dài, không mang vác quá nặng… Đồng thời bổ sung một số thực phẩm tốt cho xương khớp như cá hồi, cá cơm, bông cải xanh, tỏi, dầu oliu…
Trên đây là 7 cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam hiệu quả. Mong rằng bài viết có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!