Đinh lăng lá kim là gì?
Đinh lăng lá kim, còn được gọi là đinh lăng lá nhuyễn, cây có những đặc điểm sau:
- Hình dáng: Cây có vóc dáng nhỏ nhất trong các giống đinh lăng, thường cao từ 0.8 đến 1.5 mét.
- Lá: Lá rất nhỏ, mảnh và không có phiến lá rõ rệt, thường có màu xanh vàng. Lá xẻ thành kiểu chân chim 3-4 lần, mép lá nhọn không đều.
- Sinh trưởng: Cây thường sinh trưởng kém hơn so với các giống đinh lăng khác, ngay cả khi được chăm sóc trong cùng điều kiện.
Công dụng của đinh lăng lá kim
Đinh lăng lá kim ít có giá trị kinh tế do chứa ít dược chất hơn so với các giống đinh lăng khác, chủ yếu được sử dụng để làm cảnh.
Cây đinh lăng lá kim, khi được sử dụng làm cây cảnh, mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực:
- Ngăn chặn khí xấu: Cây đinh lăng lá kim giúp ngăn chặn các luồng khí xấu vào nhà, cân bằng năng lượng âm dương, tạo ra một không gian sống trong lành và an toàn.
- Tích tụ tài lộc: Cây này được coi là “thần giữ của”, giúp giữ lại năng lượng tốt và tài khí, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
- Cải thiện sức khỏe: Đinh lăng lá kim còn được cho là có khả năng cải thiện sức khỏe và tinh thần cho các thành viên trong gia đình nhờ vào nguồn năng lượng xanh dồi dào.
Hiện nay, có một số trang mạng trên internet viết “đinh lăng lá kim được coi là nhân sâm của người nghèo” điều này là không đúng. Thực tế, cây đinh lăng lá nhỏ, hay còn gọi là gây gỏi cá, đinh lăng nếp, nam sâm mới là loại đinh lăng thường dùng nhất để dùng làm thuốc.
Chú ý phân biệt, cây đinh lăng lá nhỏ:
- Thân cây: Thân cây đinh lăng lá nhỏ thường nhẵn, ít phân nhánh, có thể cao từ 80cm đến 2m tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng.
- Lá: Lá cây có hình dáng đặc trưng, kép lông chim 2-3 lần, mọc so le. Lá chét có mép răng cưa, khi vò lá thường có mùi thơm nhẹ.
- Hoa: Hoa đinh lăng nhỏ thường mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Quả: Quả đinh lăng có kích thước nhỏ, hình cầu.
- Rễ: Rễ cây đinh lăng có nhiều rễ con, thường được sử dụng để làm thuốc.
Môi trường sống: Cây đinh lăng lá nhỏ có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất, từ đất thịt đến đất cát. Cây ưa ẩm, chịu bóng bán phần.
Công dụng chữa bệnh: Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Rễ đinh lăng được cho là có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa. Lá đinh lăng thường được dùng để làm trà hoặc nấu canh.
Tìm hiểu thêm: Cách ngâm đinh lăng với sâm cau bổ dương
Phân biệt các giống cây đinh lăng
Đinh lăng có hơn 100 loài khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân loại đinh lăng chủ yếu dựa vào đặc điểm hình dáng bên ngoài, nhất là hình dáng và màu sắc của lá.
Hiện nay, ở Việt Nam có 7 loài đinh lăng chính đó là:
Đinh lăng lá nhỏ: Đã trình bày ở trên
Đinh lăng lá kim: Đã trình bày ở trên
Đinh lăng lá to
- Tên gọi khác: Đinh lăng tẻ
- Cách nhận biết: Lá của loại cây này rất to, mỏng, màu sẫm hơn so với đinh lăng lá nhỏ., không có viền bạc bên ngoài. Lá có hình mũi mác, không xẻ thùy, màu cân đối trên bẹ lá.
- Đinh lăng lá lo cho năng suất cao hơn đinh lăng lá nhỏ, nhưng giá trị dược chất thấp hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.
Đinh lăng lá tròn
- Tên gọi khác: Đinh lăng vỏ hến
- Cách nhận biết: Lá to, tròn, có màu trắng xen kẽ ngoài viền mép lá.
- Thương dùng trồng làm cảnh.
Đinh lăng lá ráng
Cách nhận biết: Phiến lá dài, chia thùy cân đối, mép la răng cưa rất rõ, nhìn rất giống lá cây dương xỉ.
Đinh lăng lá trổ
- Tên gọi khác: Đinh lăng lá vằn, đinh lăng lá viền bạc
- Cách nhận biết: Hình thái lá có thể hơi tròn hoặc dài, viền lá có màu trắng bạc, thân thường phát triển rất lớn.
- Thường dùng làm cây cảnh, không dùng làm thuốc.
Đinh lăng lá răng
- Cách nhận biết: Cây có tầm vóc nhỏ, thấp, thân nhẵn, lá có hình hơi tròn, răng cưa ở viền ngoài, mặt lá trơn bóng có màu xanh đậm.
- Thường được dùng làm cây cảnh, không dùng làm thuốc.
Đinh lăng lá đĩa
- Cách nhận biết: Lá to tròn, hơi khuyết tại giao điểm cuống, màu lá xanh bóng.
- Thường dùng làm cây cảnh, không làm thuốc.