Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hoa anh thảo và mầm đậu nành: Có an toàn khi dùng chung?

Hoa anh thảo và mầm đậu nành: Có an toàn khi dùng chung?

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Hoa anh thảo và mầm đậu nành là 2 sản phẩm tốt cho chị em. Chúng mang lại nhiều lợi ích như cải thiện làn da, cân bằng nội tiết tố, nâng cao sức khỏe…. Vì vậy, nhiều người muốn kết hợp cả 2 loại này, nhưng không biết có nên dùng chung cả tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành không. Hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Hoa anh thảo và mầm đậu nành: Có an toàn khi dùng chung? 1

Mục lục

  • Hoa anh thảo và mầm đậu nành có uống cùng nhau được không?
  • Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với mầm đậu nành có tác dụng gì?
  • Những đối tượng nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành?
  • Cách dùng hoa anh thảo và mầm đậu nành như thế nào?

Hoa anh thảo và mầm đậu nành có uống cùng nhau được không?

Hiện nay có một số thông tin liên quan về việc dùng chung hoa anh thảo và mầm đậu nành như sau:

Theo drugs.com – trang thông tin về Dược phẩm trực tuyến của Hoa Kỳ cho thấy tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành không gây ra bất cứ tương tác nào làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng cũng như tác dụng phụ của khi dùng chung.

Bên cạnh đó, trên thị trường đang có một số sản phẩm kết hợp 2 thành phần tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành với nhau. Trong thời gian lưu hành, chưa có báo cáo về các tác dụng phụ nguy hiểm ở người sử dụng.

  • Fitohelp (Tây Ban Nha) có chứa 500mg tinh dầu hoa anh thảo với 125mg tinh chất isoflavone mầm đậu nành.
  • Well PMS (Ấn Độ) chứa 90mg Isoflavone đậu nành và 22,5mg hoa anh thảo.
  • MARNYS (Tây Ban Nha) chứa 125mg isoflavone đậu nành (không biến đổi gen) và 500mg tinh dầu hoa anh thảo.

Như vậy, người dùng có thể uống kết hợp tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành. Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng là sử dụng điều độ. Tinh dầu và mầm đậu nành, hay bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào khác cần phải sử dụng một cách khoa học, uống đúng liều, đúng thời gian.

Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với mầm đậu nành có tác dụng gì?

Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với mầm đậu nành có tác dụng gì? 1

Tinh dầu hoa anh thảo có chứa acid béo thiết yếu mà cơ thể không sản sinh được là gamma-linolenic acid (GLA). Hoạt chất này giúp tạo ra các prostaglandin E1 (PGE1). Nó có chức năng kiểm soát nhiều phản ứng của cơ thể như sưng, đau, sản xuất hormone và điều hòa hoạt động của hormon… Khi cơ thể thiếu hụt PGE1 như trong giai đoạn tiền mãn kinh, sẽ gây mất cân bằng cơ thể, dẫn tới đau ngực, loãng xương, rối loạn nội tiết tố…

Vì vậy, hoa anh thảo có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, cân bằng nội tiết tố giúp cải thiện vẻ đẹp cho làn da, giảm thiểu các triệu chứng rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền kinh nguyệt, mãn kinh, chuyển hoá mỡ hỗ trợ giảm cân…

Trong khi đó, mầm đậu nành chứa hàm lượng lớn Isoflavone – thuộc nhóm phytoestrogens (estrogen thực vật). Hoạt chất này có cấu trúc tương tự như estrogen. Khi được bổ sung vào cơ thể, isoflavone hoạt động như estrogen tự nhiên, giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Từ đó, nó khắc phục các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra như nám, sạm, tàn nhang, khô hạn, bốc hỏa, mồ hôi đêm, cáu gắt…

Cơ chế cân bằng nội tiết tố của hoa anh thảo và mầm đậu nành là khác nhau. Trong khi, hoa anh thảo tác động gián tiếp thông qua PGE1 vào việc cân bằng nội tiết tố thì mầm đậu nành tác động trực tiếp, bổ sung nội tiết tố estrogen.

Ngoài ra, dầu hoa anh thảo còn được ví như “chiếc xe vận chuyển” có tác dụng đưa isoflavone đi khắp cơ thể, nhất là tới những nơi bị thiếu hụt, giảm tình trạng dư thừa, giúp quá trình cân bằng nội tiết tố được tối ưu nhất.

Vì vậy, khi uống tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành giúp tăng cường tác dụng bổ sung estrogen, cân bằng nội tiết bị thiếu huỵ một cách hiệu quả.

Hoa anh thảo kết hợp mầm đậu nành mang tới tác dụng sau:

  • Cân bằng tình trạng thiếu hụt hormon nội tiết tố nữ, làm chậm quá trình mãn kinh và điều hòa hoạt động kinh nguyệt.
  • Cải thiện vẻ đẹp làn da, hạn chế các nếp nhăn trên da, sạm da, nám da, khô da, tóc và móng…
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh như bốc hỏa, khó ngủ, cáu gắt, ra mồ hôi đêm, khô âm đạo…

Những đối tượng nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành?

Hoa anh thảo và mầm đậu nành thường được khuyên dùng cho các chị em trên 30 tuổi, đang gặp các vấn đề về nội tiết tố nữ như:

  • Phụ nữ có dấu hiệu mãn kinh sớm, suy giảm nội tiết tố nữ với các biểu hiện khô da, sạm da, nám da, tàn nhang, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, lãnh cảm…
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh có triệu chứng như đau đầu, bốc hỏa, hồi hộp, cáu gắt, mất ngủ, yếu sinh lý, sạm da, khô da…
  • Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố, muốn cải thiện làn da, sức khỏe tổng thể…

Cách dùng hoa anh thảo và mầm đậu nành như thế nào?

Cách dùng hoa anh thảo và mầm đậu nành như thế nào? 1

Liều lượng của các sản phẩm hoa anh thảo và mầm đậu nành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng suy giảm nội tiết tố, hàm lượng hoạt chất có trong sản phẩm. Chị em không nên lạm dụng với lượng lớn do nguy cơ dư thừa nội tiết tố, xuất hiện các tác dụng phụ không đáng có gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thông thường, liều lượng được khuyến cáo như sau:

– Nếu sử dụng các sản phẩm viên uống có kết hợp hoa anh thảo và mầm đậu nành thì nên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Như viên uống chứa 500mg tinh dầu hoa anh thảo và 125mg chiết xuất tinh chất isoflavon mầm đậu nành thường là 1 viên sau bữa ăn sáng.

– Nếu kết hợp 2 sản phẩm riêng biệt thì liều lượng có thể tham khảo như sau:

  • Tinh dầu hoa anh thảo: 2g/lần x 1 – 2 lần/ngày.
  • Mầm đậu nành: uống 32 – 200mg isoflavone (phytoestrogen) mỗi ngày.
  • Thời gian dùng: Dùng trong bữa ăn.
Lưu ý bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố, chị em cũng cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học (như ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ngọt, chất béo…) và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, chuyển hóa chất tốt, tăng cường hấp thu các hoạt chất tốt vào cơ thể.

Như vậy, hoa anh thảo và mầm đậu nành là 2 sản phẩm tốt đối với sức khỏe. Chúng có thể kết hợp với nhau để đem lại nhiều lợi ích như cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện làn da, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh… Tuy nhiên, người dùng cần biết sử dụng đúng cách để phát huy tác dụng tốt nhất và an toàn với cơ thể.

Tác giả: Lê Thị Bích Hậu - 28/06/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: anh thảo

Bài viết liên quan

  • Dầu hoa anh thảo bao nhiêu tuổi uống được?

  • Cảnh báo: Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng phụ không?

  • 9 công dụng tuyệt vời của tinh dầu hoa anh thảo – bạn có biết?

  • Lợi ích làm đẹp từ dầu hoa Anh thảo

  • Hướng dẫn cách dùng tinh dầu hoa anh thảo hiệu quả

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑