Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Phát triển dược liệu

Trang chủ » Phát triển dược liệu » Hướng dẫn trồng cây Bạch chỉ

Hướng dẫn trồng cây Bạch chỉ

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mục lục

  • Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Công dụng
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    • Thời vụ
    • Điều kiện sinh trưởng
    • Nhân giống
    • Kỹ thuật trồng
    • Chăm sóc
    • Các loại bệnh và cách phòng tránh
    • Thu hoạch và bảo quản

Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây bạch chỉ (Angelica dahurica) còn gọi là hàng châu bạch chỉ là một cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, đường kính thân có thể tới 2-3cm, thân rồng, mặt ngoài màu tím hồng, phía dưới thân nhẵn, không có lông, nhưng phía trên, gần cụm hoa thì có lông ngắn.
  • Lá phía dưới to, có cuống dài, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thuỳ hình trứng hay hình trứng dài, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa, lá phía trên nhỏ hơn, toàn bộ cuống lá phát triển thành bẹ bao ôm lấy thân, hai mặt đều không có lông, nhưng trên đường gân của mặt trên có lông ngắn.
  • Cụm hoa hình tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành, cuống tán dài 48cm, cuống tán nhỏ dài 1cm, hoa màu trắng, quả dài chìm 6mm, rộng 5-6mm.

Công dụng

Bạch chỉ là vị thuốc có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng phát biểu khứ phong, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau, dùng để làm thần kinh hưng phấn làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư gân, ra mồ hôi chữa nhức đầu, răng đau, các bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt.

Thường bạch chỉ được dùng làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.

  • Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1-2g.

Công dụng 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Thời gian gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

Điều kiện sinh trưởng

Bạch chỉ là loại cây ưa sáng và ẩm, nhưng không chịu úng; thích hợp trồng ở những vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, có độ ẩm cao.

  • Nhiệt độ: thích hợp từ 16-25oC, trung bình từ 18-20oC.
  • Đất trồng:phải là đất khá màu mỡ, sâu như đất phù sa ven sông; đất nhiều mùn, thoát nước tốt,
    có độ pH 6,5 – 7.

Nhân giống

Hạt giống Bạch chỉ: phải được lấy từ cây 2 tuổi ở Sapa, Tam Đảo hoặc vùng có khí hậu tương tự.

Xử lý hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm 40 – 50oC (2 sôi, 3 lạnh), sau 12 giờ vớt ra trộn thật đều với cát khô, rồi ủ hạt trong một chiếc khăn ấm và tưới đẫm nước. Để bọc hạt ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và tưới nước hàng ngày.

Kỹ thuật trồng

Làm đất:

  • Đất được xới tơi; lên luống cao 30 – 35cm, rộng 1,0 – 1,1m, rãnh 30cm. Sau khi chia luống, rải đều phân chuồng đã ủ hoai lên mặt luống rồi vét đất 2 bên rãnh lấp phân sâu 5 – 7cm, san bằng mặt luống.

Gieo hạt:

  • Khoảng 10 – 15 ngày sau, khi hạt đã bắt đầu nứt nanh thì bỏ ra trộn với tro khô rồi đem ra vườn gieo theo từng hốc cách nhau khoảng 25cm, sau đó phủ kín bằng rơm hoặc rạ. 
  • Đến khi cây đã mọc 2 lá mầm khá nhiều thì bỏ rạ.

Trồng cây:

  • Khi cây đã ra khoảng 3 – 4 lá thật, chiều cao cây độ 10cm thì có thể bứng trồng.

Mật độ trồng:

  • Trồng so le các cây cách nhau 20cm, để sau này cây khép tán kín luống.

Chăm sóc

Bón phân cho cây bằng phân đạm pha loãng với nước khi cây mọc được 2 lá. Bón thúc cho cây khi cây được 25 ngày, cần làm cỏ, tỉa bớt cành cho cây cao được khoảng 30cm.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

  • Dùng thuốc phòng bệnh cho cây để loại bỏ những loại sâu xám
  • Tháo nước cho cây khi trời mưa quá nhiều, đề phòng ngập úng.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hoạch hạt giống: vào tháng 7 hạt chín, hái từng chùm vào buổi sáng, đem phơi 3-4 ngày, cần tránh để hạt bị ướt do mưa, hạt sẽ không nảy mầm.
  • Thu hoạch củ: vào đầu mùa thu, một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to và chắc, là có thể thu hoạch được; tránh làm xây xát vỏ và gẫy rễ; không lấy rễ ở cây đã ra hoa, kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

Thu hoạch và bảo quản 1

Chú ý:

Tinh dầu tiết ra từ rễ cây dễ làm bỏng da tay nên cần đeo găng tay cao su khi rửa.

Tác giả: Lê Đào - 11/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Cách trồng cây Lô hội đạt năng suất cao

  • Quy trình nhân giống và trồng cây Thất diệp nhất chi hoa

  • Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Cát cánh

  • Vùng nguyên liệu sạch, chuẩn hóa

  • Trồng và chăm sóc cây Xuyên khung như thế nào?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑