Nếu bạn đang bị chứng ho, đờm, khó thở hành hạ và muốn tìm kiếm giải pháp thoát khỏi triệu chứng khó chịu này thì bạn đừng bỏ qua giải pháp tự nhiên từ lá tía tô. Đây là một trong những thảo dược quý có khả năng làm sạch phế quản, giảm viêm, giảm ho, đờm, khó thở giúp cải thiện sức khỏe đường hô hấp. Để hiểu kĩ hơn về những lợi ích của lá tía tô trong việc trị ho, đờm và khó thở cũng như cách sử dụng lá tía tô để cải thiện sức khỏe, bạn đọc hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Những cách dùng lá tía tô giúp giảm ho, đờm, khó thở
Có khá nhiều cách dùng lá tía tô giúp giảm ho, đờm, khó thở. Bạn có thể sử dụng riêng lá tía tô hoặc kết hợp lá tía tô cùng các loại thảo dược khác hay thêm lá tía tô như một loại gia vị trong các món ăn để được hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số cách dùng lá tía tô giúp giảm đờm, ho, khó thở bạn có thể tham khảo:
1.1. Trà lá tía tô khô
Chuẩn bị nguyên liệu:
Lá tía tô: 1 nắm to
Cách thực hiện:
- Lá tía tô chuẩn bị nhiều một chút đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ rồi đem phơi thật khô.
- Khi phơi khô nên xao trên thảo thêm 1 lượt cho thơm rồi bảo quản dùng dần.
- Mỗi lần dùng lấy 1 nắm cho vào bình, đổ nước đun sôi tráng qua lá tía tô khô một lượt cho sạch bụi bẩn.
- Chế thêm một lần nước đun sôi, hãm khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
Cách dùng:
- Mỗi lần chắt lấy nước uống có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong để tăng hương vị và tăng tính hiệu quả.
- Nên uống nhiều lần trong ngày và uống khi còn ấm.
Chú ý: Nên uống trà tía tô trong ngày, không uống khi để qua đêm
Lá tía tô phơi khô
1.2. Nước ép lá tía tô
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 Nắm lá tía tô tươi
- 1 Quả chanh
- 1-2 muỗng mật ong (tùy khẩu vị)
Cách thực hiện:
- Lá tía tô đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và vớt để thật ráo nước.
- Cho lá tía tô vào máy xay, xay cùng 250ml nước hoặc máy ép, lọc lấy nước cốt.
Cách dùng:
- Mỗi khi dùng nên pha nước tía tô cùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 – 2 thìa cà phê mật ong
- Khuấy đều uống hằng ngày, mỗi ngày 1 – 2 cốc.
Lưu ý: Nước ép lá tía tô nguyên chất có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 1 – 2 ngày. Mỗi khi uống nên để nguội, tránh uống lạnh khiến tình trạng ho đờm thêm trầm trọng.
1.3. Nước tía tô và đường phèn
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Một nắm tía tô khoảng 200g
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Tía tô đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và để ráo nước.
- Cho lá tía tô vào nồi đun cùng 500ml nước cho sôi rồi tắt bếp, đậy nắp và ủ thêm 20 phút nữa.
- Cho thêm một chút đường phèn khoáng đều cho tan.
Cách dùng:
Chắt lấy nước, uống nhiều lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng ho, đờm, khó thở thuyên giảm
1.4. Bột lá tía tô
Trong trường hợp nhà bạn không sẵn lá tía tô, không yên tâm khi dùng lá tía tô bày bán ngoài chợ. Bạn có thể tìm mua bột lá tía tô uy tín tại các nhà thuốc Đông y cho đảm bảo. Cách thực hiện như sau:
Cách 1:
- Lấy 1 thìa bột tía tô khoảng 3g pha cùng 350ml nước ấm
- Nếu muốn thơm ngon hơn có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều uống trực tiếp.
- Uống ngày 2 lần sau bữa ăn.
Cách 2:
- Dùng 3g bột lá tía tô, rắc vào cháo nóng đảo đều lên.
- Không nên cho cho bột tía tô quấy cùng cháo đang đun trên bếp vì sẽ làm biến đổi dưỡng chất trong cháo.
- Ngày ăn 2 lần bột tía tô cùng cháo như vậy.
Đọc thêm: Dùng lá tía tô làm trắng da có hiệu quả không?
1.5. Viên hoàn lá tía tô và đậu đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá tía tô tươi: 1 nắm khoảng 500g
- Đậu đỏ: 300g
Cách thực hiện:
- Lá tía tô đem rửa thật sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng rồi vớt để ráo nước
- Cho lá tía tô tươi vào nồi đun cùng 1 lít nước. Khi đun nếu cạn thì chế thêm nước, nấu trên lửa liu riu để tạo thành hỗn hợp sệt sệt cao tía tô
- Gạn bỏ bã tía tô, chắt lấy hỗn hợp nước.
- Đậu đỏ đem sao khô vàng, tán thành bột mịn, đem trộn cùng cao tía tô, hoàn thành viên.
Cách dùng:
- Ngày uống 3 viên, uống 1 viên trước bữa ăn chính
Duy trì đều đặn sẽ thấy tình trạng ho, đờm thuyên giảm.
1.6. Hấp cách thủy lá tía tô cùng thảo dược khác
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá tía tô: 5g
- Hoa khế: 5g
- Hoa đu đủ đực: 5g
- Đường phèn: 15g.
Cách thực hiện:
- Lá tia tô, hoa khế, hoa đu đủ đực đem rửa sạch, để ráo nước
- Cắt nhỏ các nguyên liệu trên, cho vào bát cùng đường phèn.
- Hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
Cách dùng:
- Để nguội bớt, chắt lấy nước, chia làm 3 phần, uống 3 lần/ ngày, uống đến khi hết ho đờm
- Nên uống chậm rãi từng thìa một để các dược chất thấm vào cổ họng giúp tiêu đờm, giamr ho, khó thở.
1.7. Nước sắc lá tía tô cùng thảo dược khác
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá tía tô cả cành: 100g
- Lá kinh giới cả cành: 100g
- Gừng: 5g
- Nước lọc: 500ml
Cách làm:
- Lá tía tô cả cành rửa sạch dưới vòi nước sau đó vò nhẹ
- Lá kinh giới cả cành rửa sạch dưới vòi nước và cũng vò nhẹ
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát.
- Cho gừng, lá tía tô, kinh giới vào nồi đun cùng 500ml. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để trong khoảng 10 phút cho các nguyên liệu tiết ra nước.
Cách dùng:
- Nước lá kinh giới và các loại nguyên liệu trên chia ra làm nhiều lần uống trong ngày.
- Mỗi lúc uống cần hâm nóng lại.
- Uống liên tục trong 5 ngày, nhẹ thì chỉ 2 ngày là khỏi.
Nứớc sắc tía tô, kinh giới và gừng
1.8. Cháo lá tía tô
Cháo tía tô là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đang gặp vấn đề về sức khỏe, nhất là sức khỏe đường hô hấp như: viêm họng, cảm cúm, ho, đờm… Bạn có thể nấu cháo tía tô theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo: 1/3 bát con
- Thịt nạc xay: 100g
- Khoai tây: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Lá tía tô: 30g
- Gia vị, hạt nêm
Cách thực hiện:
- Khoai tây, cà rốt đem nạo vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ như hạt lựu.
- Tía tô rửa sạch, thái nhuyễn.
- Thịt nạc đem xào sơ qua cho thơm.
- Gạo vo sạch cho vào nồi cùng thịt nạc xay, đun với 1 lít nước, khi sôi vặn lửa nhỏ, có thể chế thêm nước khi nước cạn mà gạo chưa nở.
- Khi ninh cháo, bạn nhớ thỉnh thoảng khuấy để cháo không bị khét, dính vào đáy nồi.
- Khi cháo nấu được khoảng 20 phút, cho thêm khoai tây và cà rốt vào ninh cùng.
- Nêm gia vị vừa miệng.
Cách dùng:
- Cho tía tô vào bát to, múc cháo đổ lên, trộn đều và thưởng thức.
- Nên ăn cháo khi còn nóng.
Cháo thịt bằm tía tô
1.9. Canh tía tô
Canh lá tía tô là một món ăn rất tốt, dễ thực hiện, dễ ăn rất tốt cho việc giảm ho, đờm, viêm họng… bạn có thể nấu canh lá tía tô đầy đủ dưỡng chất theo gợi ý sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá tía tô tươi: 1 – 2 nắm
- Thịt lợn xay: 200g
- Hành tím: 1/2 củ
- Cà chua, cà rốt: 1 củ
- Nấm hương
- Gia vị, hạt nêm, dầu ăn
Cách thực hiện:
- Lá tía tô đem rửa sạch thái nhỏ.
- Hành bóc vỏ, đập dập. Cà chua, cà rốt đem rửa sạch, thái từng miếng nhỏ.
- Phi hành tím cho thơm, bỏ thịt xay và gia vị xào cho thơm
- Thêm cà rốt, cà chua, nấm hương vào nồi đảo đều cho ngấm gia vị.
- Đổ thêm nước vào đun sôi rồi vặn lửa nhỏ liu riu khoảng 10 – 15 phút, nêm lại gia vị cho vừa miệng.
- Cho thêm tía tô vào, đảo đều tay, tắt bếp, múc ra bát.
Cách dùng:
Có thể ăn canh tía tô riêng hoặc ăn cùng cơm nóng như món ăn hằng ngày.
Canh cà rốt, tí tô, nấm hương
2. Công dụng của lá tô trong điều trị giảm ho, đờm, khó thở
Lá tía tô là loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Loại lá này có tác dụng như một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, không có độc tác dụng vào 3 kinh: phế, tâm, tỳ giúp trị ho, tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết, chống viêm, sát trùng hiệu quả. Tía tô được dùng làm thuốc tiêu đờm, giảm ho, ức chế virus phát triển.
Theo Y học hiện đại, lá tía tô giàu viatmin A, canxi, kali, chất xơ, sắt và hoạt chất Quercetin, acid rosmarinic,… giúp chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, trị ho. Bên cạnh đó, trong lá tía tô có hàm lượng lớn viatmin C giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đọc thêm: Nghiên cứu khoa học về khả năng kháng khuẩn của tía tô
3. Ưu, nhược điểm khi dùng lá tía tô giúp giảm ho, đờm, khó thở
Sử dụng lá tía tô trị ho, đờm, khó thở là biện pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này vẫn có thể tồn tại một số nhược điểm không phải ai cũng biết đến:
3.1. Ưu điểm
- Sử dụng lá tía tô trị ho, đờm khó thở là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện.
- Lá tía tô dễ kiếm, có thể trồng tại nhà để đảm bảo nguồn gốc an toàn khi sử dụng.
- Lá tía tô thường lành tính, ít gây dị ứng ở nhiều cơ địa khác nhau.
- Sử dụng lá tía tô trị ho, đờm khó thở có thể tiết kiệm chi phí.
3.2. Nhược điểm
- Lá tía tô là thảo dược tự nhiên, lành tính, tuy nhiên, tính hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ ho, đờm, khó thở nặng nhẹ của mỗi người.
- Phương pháp này chỉ phù hợp với những người có triệu chứng mới khởi phát hoặc ở mức độ nhẹ với dấu hiệu chưa rõ ràng.
- Lá tía tô có hàm lượng dược tính thấp nên chỉ hỗ trợ điều trị chứ khó có thể chữa dứt điểm khi triệu chứng đã nặng.
- Tác dụng của lá tía tô thường khá chậm, khi sử dụng bạn nên kiên nhẫn và dùng trong thời gian dài.
- Phương pháp dùng lá tía tô trị ho, đờm, khó thở chỉ mang tính tham khảo, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh. các bài thuốc thiên về truyền miệng và theo dân gian và không dựa trên triệu chứng bệnh lý cụ thể nào. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y, tránh tình trạng dùng sai cách cũng như sai liều lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
4. Lưu ý khi sử dụng lá tía tô giúp giảm ho, đờm, khó thở
Dùng lá tía tô chữa ho, đờm, khó thở dễ thực hiện và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để dùng lá tía tô an toàn, mang lại hiệu quả nhanh nhất, bạn nên lưu ý:
- Không nên lạm dụng dùng quá nhiều lá tía tô bởi nó sẽ bạn bị đầy hơi, chướng bụng
- Nếu uống nước lá tía tô, bạn nên uống trước hoặc sau ăn 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.
- Khi dùng lá tía tô trị ho, đờm, khó thở bạn nên tránh ăn đồ lạnh và nước uống lạnh.
- Nên dùng nước lá tía tô trong ngày, nếu không dùng đến phải bảo quản trong tủ lạnh. Để càng lâu, các dưỡng chất trong nước tía tô sẽ giảm bớt tác dụng.
- Với mẹ bầu nên dùng lá tía tô lượng vừa phải sẽ giúp an thai và tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng dùng lượng lớn có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Với người ho, đờm, khó thở kèm cảm nóng hay ra mồ hôi nên thận trọng khi dùng lá tía tô bởi chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Song song với việc sử dụng lá tía tô, nếu thấy triệu ho, đờm, khó thở không thuyên giảm có có chiều hướng nặng hơn, bạn cần đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt đi kèm khi sử dụng lá tía tô tăng tính hiệu quả của tía tô và tránh triệu chứng nặng hơn:
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
- Bổ sung đủ nước nhiều rau xanh và trái cây tươi cho cơ thể.
- Ăn các món mềm, lỏng, dễ tiêu, tránh ăn các món cay, nóng, khô cứng…
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và chất kích thích.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bài viết trên giới thiệu 9 cách dùng lá tía tô giúp giảm ho, đờm, khó thở hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các cách dùng lá tía tô giúp hỗ trợ điều trị giảm ho, đờm, khó thở, những trường hợp nặng cần khám điều trị chuyên khoa. Vì thế khi bị ho đờm dai dẳng và dùng các cách chữa ho bằng lá tía tô không khỏi bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tìm nguyên nhân nhé.