Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Sự nhầm lẫn chết người giữa Đảng sâm và cây Thương lục

Sự nhầm lẫn chết người giữa Đảng sâm và cây Thương lục

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Hiện nay trên thị trường đang có nhầm lẫn giữa cây mà người ta gọi là Đảng sâm và cây Thương lục Mỹ. Do hiểu lầm mà giá trên thị trường loại này (Thương lục) trở nên đắt. Lương y Phan Công Tuấn sẽ trao đổi với chúng ta về loại cây đặc biệt này.

Mục lục

  • Về cây Đảng sâm
    • Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Công dụng
  • Nhầm lẫn Đảng sâm và Thương lục
    • Nguồn gốc sự nhầm lẫn
    • Chú ý
    • Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Công dụng
    • Chú ý

Về cây Đảng sâm

Về cây Đảng sâm 1

Hình ảnh cây Đảng sâm

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson
  • Tên thường gọi: Đảng sâm, Ngân đằng, Cây đùi gà, Rầy cáy, Co nhả dòi (Tày), Cang hô (Hmông)

Mô tả

  • Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối) so le hoặc có khi gần như mọc vòng.
  • Cuống lá dài 0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài l-7cm, rộng 0,8-5,5cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy là hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thuỳ, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ.

Công dụng

Dùng làm thuốc bổ. Chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận; mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa, đại tiện lỏng, chân phù đau (Rễ).

Công dụng 1

Hoa và lá đảng sâm

Công dụng 2

Thân rễ cây đảng sâm

Nhầm lẫn Đảng sâm và Thương lục

Nguồn gốc sự nhầm lẫn

Thương lục là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây. Trong nước vốn có sẵn loài Thương lục Phytolacca decandra L. còn gọi là Thương lục Mỹ (Phytolacca americana L.) hay dân gian còn gọi Sâm voi vì cây mau lớn, sau 6 – 7 tháng cho củ to bằng cổ tay hình rất giống củ sâm (sự nhầm lẫn chết người từ đây mà ra). Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin; có sách nêu có axit esculentic.

Chú ý

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược.
  • Một số người nhầm gọi nó là sâm cao ly, nhân sâm, dẫn đến trường hợp ngộ độc, do đó phải hết sức cẩn thận.

Chú ý 1

Hình ảnh cây thương lục

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb.
  • Tên thường gọi: Thương lục, Trưởng bất lão, Kim thất nương

Mô tả

  • Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông.
  • Lá đơn nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm.
  • Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5, màu trắng

Công dụng

Chữa phù thũng, lợi tiểu, bạch đới, ngực bụng trướng (Rễ sắc uống)

Công dụng 1

                          Hình ảnh củ cây Thương lục 

Chú ý

Xin được nói thêm, trong hầu hết các tài liệu dược học của các tác giả như Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Lê Trần Đức, Trần Văn Kỳ… mà chúng tôi tham khảo khi viết về cây thuốc Thương lục đều có ghi chú vấn đề nhầm lẫn chết người này.

Hiện nay củ thương lục được bán ở Hà Nội và chở vào miền Nam bán với tên giả mạo hồng sâm hay phòng sâm. Củ thương lục chính là một vị thuốc công hạ mãnh liệt, có thể gây sảy thai, gây hại thận. Vì vậy rất cần lưu ý khi sử dụng loài này.

Xem thêm:Cách phân biệt Lá Ngón và Chè Vằng ngoài tự nhiên

Nguồn: Trích tạp chí “Cây thuốc quý”

Tác giả: Lê Đào - 13/12/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Đảng sâm

Bài viết liên quan

  • Gừng – Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình

  • Cách làm mứt bưởi đơn giản tại nhà

  • Bạch quả giúp điều hòa mạch máu, tăng cường trí nhớ

  • Sử dụng Đậu đen trong đời sống hằng ngày

  • Món ăn tốt cho người rối loạn tiêu hóa

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑