Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tỏi- từ vị thuốc cổ truyền tới ứng dụng trong khoa học hiện đại

Tỏi- từ vị thuốc cổ truyền tới ứng dụng trong khoa học hiện đại

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Mục lục

  • Vị thuốc cổ truyền hơn 6000 năm
  • Công dụng của tỏi
  • Theo các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới
  • Sử dụng tỏi tía đúng cách
  • Sản phẩm có thành phần dầu tỏi trên thị trường hiện nay

Vị thuốc cổ truyền hơn 6000 năm

Tỏi là một gia vị và vị thuốc đã được con người sử dụng từ thời thượng cổ. Người ta đã tìm thấy các bằng chứng về việc con người sử dụng tỏi trong các khảo cổ học hay trong các thư văn với niên đại nhiều nghìn năm trước đây. Sự hiện diện của tỏi trong các lăng mộ Pharaon ở Ai cập cho đến các ngôi mộ cổ tại Trung quốc là một minh chứng về việc sử dụng rộng rãi gia vị này.

Vị thuốc cổ truyền hơn 6000 năm 1

Tỏi được sử dụng cách đây 6000 năm

Người xưa đặc biệt sùng bái tỏi, họ coi tỏi là một “bùa chú” giúp trừ tà ma, phong độc. Văn hoá này vẫn duy trì cho đến bây giờ.

  • Các gia đình vẫn treo những xâu tỏi trước cửa nhà để trừ tà.
  • Những phụ nữ mang thai được đeo những túi bùa làm từ những tép tỏi trước ngực để tránh sinh quái thai.
  • Những trận dịch cúm gây chết người hàng loạt trước đây cũng được các thầy tu “làm phép” trừ tà bằng nước tỏi phun khắp nơi…

==> Thực ra việc sùng bái này hiện nay đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học chắc chắn (sẽ trình bày ở phần sau), còn trước đây người dân sùng bái tỏi bởi những kinh nghiệm thực tế mà tỏi mang lại cho họ.

Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates coi tỏi là một thứ thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể. Galen, một trong những danh y thời xưa thì ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị bá bệnh.Theo Y sĩ Dioscorides thời La Mã, tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm nhuận tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc.

Trong các tài liệu cổ trước đây ghi lại, Tỏi đã được sử dụng để chữa bệnh từ 5.000-6.000 năm về trước tại Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, La Mã…

+ Sách Y học Ai Cập có ghi lại nhiều bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược. Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động.

+ Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tỏi được ghi nhận với tác dụng như làm một vị thuốc bổ, giúp ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe, chữa cảm cúm, các bệnh về da, bệnh về khớp, bệnh trĩ…Người Ấn Độ còn treo các bóng đèn tỏi trên cửa nhà để ngăn cản sự lây lan của căn bệnh đậu mùa. Trong các sách tiếng Phạn cũng đã ghi chép về các tác dụng khác của tỏi như tẩy giun sán, kháng khuẩn và để kéo dài tuổi thọ.

+ Theo học thuyết âm dương của Trung Quốc tỏi được xếp vào nhóm dược liệu có tính dương do có vị cay tính ấm và có tác dụng kích thích cơ thể và được dùng để chữa bệnh trầm cảm.

+ Đông y Việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn.

Công dụng của tỏi

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất có tác dụng trong Tỏi tía, ngoài những công dụng đã được biết đến từ trước còn phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của các hoạt chất này đó là hạ mỡ máu, giảm béo và làm sạch mỡ trong gan.

Các chất sun phít trong tỏi tía có tác dụng làm hết mỡ gan nhanh chóng nhờ ức chế trực tiếp sự tổng hợp cholesterol ở gan.

Theo các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới

  • Dầu tỏi có tác dụng giảm béo mạnh vì nó ngăn cản sự tổng hợp chất béo trong gan, đồng thời kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất mạnh do đó làm tiêu năng lượng dư thừa.
  • Các chất sun phít trong tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm độ nhớt của máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hóa tế bào (những người thường xuyên ăn tỏi sẽ trẻ lại rõ rệt).

Tỏi cũng là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả được công nhận chính thức trên toàn thế giới. Điều đặc biệt là Tỏi tía có tác dụng hạ huyết áp nhưng lại tăng sinh lý cho nam giới. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng nếu làm biến đổi các hoạt chất sun phít của tỏi thì tác dụng trên cũng giảm nhiều hoặc mất hẳn (nấu tỏi chín quá, lên men tỏi…với dấu hiệu nhận biết là mất mùi đặc trưng của Tỏi).

Ý kiến chuyên gia về tác dụng giảm mỡ gan nhờ tỏi tía 2

Tỏi là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả

Sử dụng tỏi tía đúng cách

Mặc dù Tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này. Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của Tỏi.

  • Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi.
  • Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hằng ngày. Tuy vậy cách này không tiện dụng khi dùng và vẫn còn mùi khó chịu. Hiệu quả và cao cấp hơn nữa thì chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi và đóng thành viên nang mềm.

Theo chuyên gia Bùi Quang Thuật, phó viện Trưởng viện công nghệ thực phẩm Quốc gia, chủ nhiệm đề tài Nhà nước về trích ly Dầu tỏi tía (đề tài thực hiện trong vòng 10 năm) cho biết:

Dầu Tỏi tía có tác dụng làm sạch đường hô hấp, làm dễ thở và thở sâu, kháng vi rút và chống cúm hiệu quả. Cách dùng hiệu quả nhất là uống trước khi đi ngủ một liều duy nhất 6-8 viên, vừa tránh được mùi hôi, vừa làm ấm bụng khi ngủ, hạn chế các cơn ho về đêm, kích thích tiêu hóa.

Cũng theo chuyên gia Thuật thì không nên dùng tỏi tía tươi vì gây kích ứng dạ dầy mạnh, giảm thị lực và có mùi khó chịu.

Sản phẩm có thành phần dầu tỏi trên thị trường hiện nay

Dầu tỏi Tuệ Linh là sản phẩm của công ty TNHH Tuệ Linh – một trong những công ty tại Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu.

Sản phẩm có công dụng:

  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể
  • Phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp do virus, các trường hợp cảm cúm và ho.
  • Giảm các triệu chứng gan nhiễm mỡ, cao huyết áp
  • Giảm các chứng bụng, ăn uống khó tiêu
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Sản phẩm có thành phần dầu tỏi trên thị trường hiện nay 1

 

Dầu tỏi Tuệ Linh – viên uống tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol và giảm chất béo triglyceride

Tác giả: admin - 16/10/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: dầu tỏi , tỏi

Bài viết liên quan

  • Cách dùng tỏi trị bệnh thế nào cho đúng?

  • Những công dụng hữu ích của Tỏi bạn nên biết

  • Dầu tỏi tía việt nam- quà tặng quý giá từ thiên nhiên

  • Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược học của tỏi (Allium sativum L.)

  • Nghiên cứu về allicin trong tỏi tía

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑