Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tự bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh Covid-19

Tự bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh Covid-19

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc bảo vệ sức khỏe không chỉ nhiệm vụ của chính bản thân mình mà còn là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng để hạn chế sự quá tải của Y tế. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý là một giải pháp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Mục lục

  • Một số thông tin về Covid 19
    • SARS-CoV-2
    • Truyền nhiễm
  • Hỗ trợ ngăn ngừa COVID-19
    • Ăn nhiều trái cây cung cấp Vitamin C
    • Thực phẩm giàu kẽm
    • Mật ong
    • Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc

Một số thông tin về Covid 19

SARS-CoV-2

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome corona virus 2), trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019 (HCoV-19 hoặc hCoV-19) , là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu.

Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa.

Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh.

Truyền nhiễm

Sự lây truyền từ người sang người đã được xác nhận. Có báo cáo đã cho rằng virus lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh.Tuy nhiên, các quan chức tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDCC) ở Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ “không có bất kỳ bằng chứng nào về việc bệnh nhân bị lây nhiễm virus trước khi khởi phát triệu chứng.”

Truyền nhiễm 1

Virus corona có thể lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh

Một nhóm nghiên cứu đã ước tính hệ số sinh sản cơ bản (cũng được gọi là hệ số lây nhiễm cơ bản, của virus nằm trong khoảng từ 5 đến 10. Điều này có nghĩa là một người bị nhiễm virus có thể lây nhiễm cho 5 đến 10 người khác. Các nhóm nghiên cứu khác đã ước tính chỉ số sinh sản cơ bản có thể là từ 2 đến 4,5. Người ta đã xác định rằng virus có thể lây truyền dọc theo một chuỗi gồm ít nhất năm người.

Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%. X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi. Dấu hiệu sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân. Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho).

Hỗ trợ ngăn ngừa COVID-19

Tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc bảo vệ sức khỏe không chỉ nhiệm vụ của chính bản thân mình mà còn là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng để hạn chế sự quá tải của Y tế. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý là một giải pháp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Ăn nhiều trái cây cung cấp Vitamin C

Trong trái cây có nhiều Vitamin C là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả. Có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cam, bưởi, kiwi, quýt… là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao. Góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Thường xuyên uống nước ép giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch cúm.

Xem thêm: Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ

Thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò có tác dụng cao trong việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Ngoài thịt bò thì hàu, tôm cua, thịt gà, sữa chua, hạnh nhân… là các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bạn có thể sử dụng để bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Tăng cường sức đề kháng

Mật ong

Chất chống oxy hóa trong mật ong sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha chế mật ong với lá hẹ, mật ong với quất, mật ong ngâm tỏi sẽ giúp cơ thể tránh khỏi những triệu chứng cảm ho đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn cảm cúm xâm nhập vào cơ thể.

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc

Nhằm góp phần vào việc sử dụng đúng các vị thuốc, cây thuốc trong các bài thuốc này, nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu) đã tổng hợp dữ liệu về hình ảnh một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc để giới thiệu cho những ai quan tâm sử dụng.

Hy vọng rằng, đây là những hoạt động thiết thực góp phần vào công cuộc phòng chống và điều trị dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Việt Nam.

Bạc hà (Herba Menthae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 2
Bạch linh, phục linh (Poria)

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 1
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 2
Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 10

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 17Mùi (Herba Coriandri sativi)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 22
Nhục quế (Cortex Cinnamomi)

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 3
Tỏi (Bulbus Allii sativi)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 27
Tràm (Folium et Cortex Melaleucae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 30

Xem thêm: Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2

Phòng chống dịch bệnh không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai, mà là sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng. Hãy là những người dân trách nhiệm và tuân thủ những nguyên tắc phòng dịch dưới đây:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch chứa cồn, hoặc với xà phòng và nước
  2. Tránh đi lại khi bị sốt hoặc ho.
  3. Thường xuyên khử trùng các bề mặt như bàn, ghế
  4. Nếu cảm thấy khó thở hãy gọi bác sĩ và điều trị ngay lập tức
  5. Hạn chế di chuyển tại các vùng dịch bệnh
  6. Đảm bảo khoảng cách an toàn tại trường học, công sở, địa điểm tôn giáo
  7. Tự cập nhật kiến thức về covid 19 từ các nguồn đáng tin cậy.

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 4

Tác giả: Lê Đào - 24/11/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: cây thuốc , covid , miễn dịch

Bài viết liên quan

  • Những công dụng hữu ích của Tỏi bạn nên biết

  • Chặn đứng Covid -19 tại nhà chỉ với 4 cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả

  • Cách dùng Sả chanh hữu ích mà không phải ai cũng biết

  • Top 5 nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe

  • Ông tiến sĩ mê cỏ cây – Võ Văn Chi

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑