Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Hình ảnh chuẩn cà gai leo, phân biệt với cà dại khác https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-ca-gai-leo-phan-biet-voi-ca-dai.html https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-ca-gai-leo-phan-biet-voi-ca-dai.html#respond Fri, 05 Jun 2020 08:46:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=45995 Cà gai leo là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe đặc biệt là gan, giúp giải độc rượu bia, chữa mụn nhọt, rắn cắn, viêm gan, xơ gan…Do đó, cà gai leo được nhiều người biết đến và sử dụng. Thực trạng hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm cà gai leo chất lượng kém, thậm chí cà gai leo giả gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Vậy làm thế nào để nhận biết cà gai leo đúng chuẩn, phân biệt cà gai leo với các cà dại khác? Cùng tìm hiểu hình dáng chuẩn cà gai leo và cách phân biệt chúng với cà dại khác.

1. Đặc điểm nhận biết cà gai leo

Cà gai leo là cây mọc hoang ở nhiều vùng núi thấp, trung du hay đồng bằng ven biển…Cây được tìm thấy ở mọi nơi kéo dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nên cà gai leo thường phát triển ở các tính phía Bắc, Trung Bộ tiêu biểu như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Cây thường mọc lẫn trong các bụi cây dại khác, ven đường, bờ ruộng…

Cà gai leo có tên khoa học Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanens Hance. Hay chúng còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà quýnh. Trong cây cà gai leo có các thành phần hoá học như: flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid,…

Cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m với đặc điểm:

  • Thân cây nhỏ, thường mọc bám lên thân cây khác hoặc bò gần sát mặt đất, có thể bò. Cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai cong vàng nhạt có phủ lông hình sao
  • Lá cây mọc so le nhau, có hình thuôn hoặc bầu dục. Phiến lá nông dài khoảng 3-4cm, rộng khoảng 2-3cm, mặt trên của lá có màu xanh đậm còn mặt phía dưới lá nhạt hơn và được phủ một lớp lông tơ màu trắng.
  •  Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, chúng thường được dùng để điều chế thành thuốc. Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn hơn, chúng không phổ biến bằng cà gai leo loại hoa trắng và ít được sử dụng hơn. Một số nơi thường trồng để làm hàng rào.
  • Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ.

1. Đặc điểm nhận biết cà gai leo 1

Quả cà gai leo khi chín màu đỏ tươi

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và dây cà gai leo. Thành phần hóa học chủ yếu trong rễ cây cà gai leo bao gồm có alkaloid, tinh bột, flavonoid… với tác dụng hữu hiệu trong điều trị phong thấp, ho khan, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, giảm đau, trị rắn cắn, hay hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Theo đông y, cà gai leo có tính ấm, hơi có độc, vị hơi the có khả năng chữa nhiều bệnh lý về gan như viêm gan B, xơ gan, ung thư gan, tán phong thấp, trị cảm cúm, dị ứng, ho ga, ho lâu ngày, cầm máu, chữa sâu răng, sưng mộng răng…

2. Phân biệt cây cà gai leo, cà dại khác và cà độc dược

Các loài trong họ Cà thường mang nhiều đặc điểm hình thái khá giống nhau, do vậy để xác định chính xác tên danh pháp của loài đó, cần xem xét kỹ và đối chiếu các đặc điểm hình thái đặc biệt là hoa và quả. Dưới đây là bảng so sánh một số cây cà khác nhau

2. Phân biệt cây cà gai leo, cà dại khác và cà độc dược 1

3. Một số hình ảnh cây

Phân biệt cà gai leo và cà dại

Phân biệt cà gai leo và cà dại 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà dại (phải)

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà độc dược (phải)

4. Tác dụng của cà gai leo

Cà gai leo được biết đến là thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bệnh về gan, tăng cường chức năng gan. Dưới đây là một số công dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh:

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan

Chiết xuất cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan thông qua cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan – TS. Nguyễn Thị Minh Khai và cộng sự đã công bố trong đề tài nghiên cứu của mình.

Hỗ trợ điều trị vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt

Sử dụng cà gai leo hãm nước uống hàng ngày giúp tăng cường chức năng gan, giảm các triệu chứng vàng da, mẩn ngứa và mụn nhọt đáng kể.

Hỗ trợ hạ men gan, giải độc gan

Bên cạnh đó, cà gai leo có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, hạ men gan, đào thải các chất độc có trong gan vô cùng hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị tê thấp

Cây thuốc khi kết hợp với một số loại thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị tê thấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cà gai leo giải rượu hiệu quả

Cà gai leo có tác dụng giải rượu hiệu quả , mỗi khi bị say rượu chỉ cần sử dụng trà cà gai leo cơ thể sẽ hồi phục rõ rệt, giảm các cảm giác do say rượu như nôn nao, đau đầu, căng thẳng.

Xem thêm: Cách dùng cà gai leo chữa viêm gan virus, xơ gan

Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo:

Tuy có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ. Ngoài ra, nó có thể khiến quá trình điều trị kéo dài gây ảnh hưởng tới chữa trị và đời sống của người bệnh. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng cà gai leo:

  • Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan còn chưa hoàn thiện để thực hiện chức năng của mình
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng, có thể gây ảnh hưởng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ.

Xem thêm: 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-ca-gai-leo-phan-biet-voi-ca-dai.html/feed 0
Xạ đen giả mà giá như hàng thật – bệnh nhân đến gần cái chết https://tracuuduoclieu.vn/vach-tran-xa-den-gia-lay-tien-that-day-benh-nhan-den-gan-cai-chet.html https://tracuuduoclieu.vn/vach-tran-xa-den-gia-lay-tien-that-day-benh-nhan-den-gan-cai-chet.html#respond Mon, 25 May 2020 09:47:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=45963 Vì đâu các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại trên thế giới và Việt Nam đều đưa ra các bằng chứng về việc xạ đen có tác dụng phòng và điều trị ung thư hiệu quả, trong khi người dân sử dụng lại kêu tiền mất tật mang, càng dùng càng tiến gần tới cái chết? Phải chăng có sự nhập nhèm, đánh lận con đen đang diễn ra ở đây?

Xạ đen – “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê

Dạo gần đây, xạ đen từ một cây dược liệu bình thường thì sau 1 thời gian lăng xê nhiệt tình của bà lang ở Hòa Bình thì nổi lên như một hiện tượng với khả năng đầy lùi bản án ung thư. Và thế là cả vùng quê bình yên bỗng dưng dậy sóng với dòng người ùn ùn đổ về mong một lần được “thần dược” giúp xóa tên khỏi căn bệnh của thời đại.

Không thể để tính mạng, sức khỏe của những người bệnh mang ra đánh cược trong ván bài không rõ đỏ đen như vậy, các nhà khoa học vào cuộc tìm ra sự thật. Người đầu tiên công bố các nghiên cứu về cậy Xạ đen là cố GS.TS Lê Thế Trung – nguyên giám đốc viện bỏng Quốc gia cho biết trước khi nghiên cứu thì ông phát hiện ra rằng, với tên gọi xạ đen thì hiện tại có rất nhiều cây mang tên gọi này, phổ biến và dễ nhầm lẫn nhất là 2 loại:

Đặc điểm Loại 1 Loại 2
Hình ảnh cây Xạ đen - “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê 1 Xạ đen - “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê 2
Tên khoa học Celastrus hindsii Benth Ehretia asperula Zoll. & Mor. – E. hanceana Hemsl.
Tên tiếng Việt Dây gối ấn độ Dót
Tên gọi khác Thanh giang đằng, xạ đen châu Âu
Họ Dây gối (Celastraceae) Vòi voi (Boraginaceae)
Công dụng được biết đến Chữa viêm gan. Thuốc điều kinh, bế kinh, bệnh lậu (Rễ) Cây được dùng chữa u bướu, ung nhọt (Lá)
Phân bố Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cây mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300 m. Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Hoà Bình (Mai Châu), Thanh Hoá (Ngọc Lặc), Nghệ An (Con Cuông)
Mùa quả 8-12 7-11

Hành trình đưa sự thật về “thần dược” xạ đen ra ánh sáng

Xạ đen châu Âu

Cố GS.TS Lê Thế Trung lựa chọn loại 1 với tên gọi Celastrus hindsii Benth (hay còn gọi là xạ đen châu Âu) để nghiên cứu. Kết quả cho thấy, loài cây này chứa 3 hoạt chất: Flavonoid; Quinon và Saponi Triterpenoid có tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do gây nên, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hóa lỏng để đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể và ức chế sự phát triển, di căn của tế bào ung thư ác tính.

Xạ đen châu Âu 1

Nghiên cứu của Viện Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội về tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii)

Xạ đen châu Âu 2

Những nghiên cứu trên thế giới chứng minh công dụng phòng và điều trị ung thư của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii Benth)

Như vậy:

Xạ đen mà cố GS.TS Lê Thế Trung công bố là loài Celastrus hindsii (xạ đen châu Âu) – 1 loại xạ đen hiếm gặp ở Việt Nam. Nhưng sau khi kết quả nghiên cứu được công bố thì lập tức người ta gán cây Xạ đen Hòa Bình cũng có các công dụng này.

Nhờ “nghệ thuật marketing” bậc thầy của bà lang Hòa Bình mà cây xạ đen Hòa Bình trở nên nổi như cồn, khiến cho bất cứ thông tin nào được công bố đều mặc định là của cây xạ đen Hòa Bình.

Xem thêm: Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.)

Xạ đen Hòa Bình

Xạ đen Hòa Bình có tên khoa học là Ehretia asperula và chưa có công trình khoa học nào trên thế giới cũng như trong nước chứng minh tác dụng chữa ung thư của loài cây này. Đây được ví như một hành động “treo đầu dê bán thịt chó” cướp đi hi vọng cuối cùng của những bệnh nhân ung thư đang tuyệt vọng chờ chết.

Để làm sáng tỏ điều này, một lần nữa các nhà khoa học lại vào cuộc. Nghiên cứu của Tiến sĩ Hoa – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã khẳng định xạ đen Hòa Bình không có tác dụng trong việc điều trị ung thư.

  • Nhưng những thông tin nghiên cứu về cây xạ đen Hòa Bình này lại không đến được với đông đảo người dân, khiến cho sự nhập nhèm về cây xạ đen vẫn tiếp tục diễn ra.
  • Chỉ đơn giản search cụm từ “xạ đen Hòa Bình” thì gần như ngay lập tức nhảy ra 3.030.000 kết quả chỉ sau 0,57 giây với vô số quảng cáo chào mời “chính hãng” để lừa những người bệnh nhẹ dạ cả tin tiếp tục tiền mất, tật mang.

Xạ đen Hòa Bình 1

Hình ảnh cây xạ đen Hòa Bình (loài cây bị nhầm lẫn với xạ đen chuẩn châu Âu giúp điều trị ung thư)

Và vì không có tác dụng thật nên xạ đen Hòa Bình dù nổi lên nhanh chóng bởi tài biến hóa của chiêu trò marketing thì sau 1 thời gian dài khi rút lõi rất nhiều tiền của những người bệnh ung thư thì cũng đã chính thức bị tẩy chay, chìm xuồng.

Chỉ tiếc cho cây xạ đen thật với tên gọi Celastrus hindsii Benth (xạ đen châu Âu) – có các thành phần hóa học giúp phòng và điều trị ung thư rất tốt lại bị đánh đồng với loài xạ đen Hòa Bình, khiến bao công sức nghiên cứu của các nhà khoa học đổ sông đổ bể. Chính vì lý do đó mà Viện Dược liệu Trung Ương đã quyết tâm nhân giống lại loài xạ đen châu Âu.

Xạ đen Hòa Bình 2

Vườn nhân giống cây xạ đen Celastrus hindsii (Xạ đen châu Âu) của công ty TNHH Tuệ Linh tại Viện Dược liệu Trung Ương

Toàn bộ Xạ đen châu Âu được nhân giống tại viện Dược liệu Trung Ương được chuyển giao cho Công ty TNHH Tuệ Linh trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP để làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. Để tránh nhầm lẫn, người dân nên tìm kiếm các dược liệu theo tên danh pháp khoa học – tên duy nhất của cây được giới khoa học đặt tên và đã nghiên cứu công dụng như xạ đen chuẩn – Celastrus hindsii.

Một số trang tra cứu thông tin dược liệu uy tín đã được kiểm chứng có thể tham khảo như:

Một số hình ảnh cây Xạ đen châu Âu ngoài tự nhiên

Xạ đen Hòa Bình 3

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m, cành tròn. Lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh.

 

Xạ đen Hòa Bình 4

Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô.

 

Xạ đen Hòa Bình 5

Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, hình xoan ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, dai, gân bên 7 đôi, mép có răng tháp, cuống lá 5-7mm.

 

Xạ đen Hòa Bình 6

Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/vach-tran-xa-den-gia-lay-tien-that-day-benh-nhan-den-gan-cai-chet.html/feed 0
Giảo cổ lam – Thảo dược quý cho con người https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-thao-duoc-quy-cho-con-nguoi.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-thao-duoc-quy-cho-con-nguoi.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:41:59 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-thao-duoc-quy-cho-con-nguoi-284/ Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae.

1. Mô tả cây

1. Mô tả cây 1

Hình ảnh giảo cổ lam theo tiêu chuẩn GACP

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Theo mô tả, đây là cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là Cỏ trường thọ.

Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hằng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.

2. Giảo Cổ Lam với những tác dụng chính

Trong Giảo Cổ Lam có chứa thành phần chính là hợp chất Saponin rất giống trong Nhân sâm và có tới hơn 80 loại saponin (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại). Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Điều này phần nào đã lý giải tại sao từ lâu Giải cổ lam đã được sử dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi. Một số vùng khác ở Nhật Bản, người dân thường dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe.

Riêng tại Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo thông tin thu thập được, người dân nơi đây đã dùng cây này từ nhiều đời nay nhằm tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng, tăng cường sức khỏe. Mẫu cây này sau đó được gửi đến Viện Dược liệu Trung ương và đến các phòng nghiên cứu thực vật lớn trên thế giới và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.

Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.

Giảo Cổ Lam có tác dụng

  • Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
  • Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
  • Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
  • Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
  • Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
  • Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

Giảo Cổ Lam có tác dụng 1

Giảo cổ lam giúp bình ổn huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não

3. Nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam

Bởi có nhiều công dụng tốt và hoạt tính sinh học cao, nên trong nhiều năm qua, Giảo cổ lam được quan tâm vào có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến dược liệu này. Đặc biệt nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy giảo cổ lam làm hạ mỡ máu khi chứa hơn 80 loại saponin có khả năng làm hạ mỡ máu cao, giảm triglyceride, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả được ghi nhận từ 67% đến 93%, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Theo nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 2005, nhà khoa học Samer Magaii thuộc trường đại học Sedney, Úc công bố nghiên cứu khẳng định: Sử dùn Giảo cổ lam làm giảm hàm lượng triglyceride trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này tương đương với atorvastatin (thuốc được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay).

Theo nghiên cứu trong nước

Năm 1999, GS. Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí dược liệu cho thấy: sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần lên tới 71% so với nhóm chứng (không sử dụng giảo cổ lam)

Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu).

  • Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp.
  • Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.

Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14 mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà Giảo cổ lam Tuệ Linh 2g dạng túi lọc), trong thời gian 12 tuần.

  • Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử dụng trà Giảo cổ lam, đường huyết giảm 3 mmol/l so với nhóm đối chứng không sử dụng Giảo cổ lam.
  • Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng một thuốc hạ đường huyết gliclazide trong 4 tuần sau đó chuyển sang sử dụng trà Giảo cổ lam trong 8 tuần cũng giúp làm giảm đường huyết lúc đói là 2,9 mmol/l so với nhóm chỉ sử dụng gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu.

Đồng thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

4. Phát triển nguồn dược liệu chuẩn sạch

Để có nguồn Giảo cổ lam chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, Giảo cổ lam phải là loại Giảo cổ lam 5 lá (Gynostemma  pentaphyllum) được nghiên cứu bài bản và chuyên sâu nhất, uống có vị đắng trước, ngọt sau, uống thanh mát, giúp người khoan khoái, khỏe mạnh.

Trà Giảo cổ lam chất lượng cũng phải là loại trà có nguồn gốc từ vùng dựng vùng dược liệu Giảo cổ lam 5 lá sạch được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, được trồng tại những nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây Giảo cổ lam 5 lá như vùng đất Mộc Châu, Sơn La, được quản lý chặt chẽ các khâu trong quy trình từ lựa chọn cây giống, chăm sóc, nuôi trồng, thu hái, bảo quản… để đảm bảo thu được nguồn dược liệu sạch, có hoạt tính sinh học cao, ổn định, phục vụ tốt nhất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Không chỉ nguồn nguyên liệu tốt, Trà Giảo cổ lam 5 lá chất lượng còn phải chế biến bằng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO. Có như thế, Trà Giảo cổ lam 5 lá mới là món quà Tết tuyệt vời, không chỉ là lời ước nguyện mà nó sẽ giúp những lời chúc sức khỏe năm mới trở thành hiện thực.

Chất lượng của Giảo cổ lam tại Việt Nam không thua kém gì Giảo cổ lam thế giới nên năm 2014, lần đầu tiên Giảo cổ lam 5 lá của Việt Nam được sản xuất bổi công ty TNHH Tuệ Linh đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia. Với đơn hàng xuất sang Bratislava – Thủ đô của Slovakia đã mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thăm dò và khai thác thị trường châu Âu của dược liệu Việt Nam.

Như vậy, với những ưu ái từ thiên nhiên cho dược liệu Việt Nam, bằng các nghiên cứu khoa học rõ ràng, bài bản, Giảo cổ lam nói riêng và các dược liệu Việt Nam nói chung không chỉ phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân trong nước mà còn có thể vươn tầm ra thế giới.

4. Phát triển nguồn dược liệu chuẩn sạch 1

Vùng nguyên liệu giảo cổ lam 5 lá của công ty TNHH Tuệ Linh

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dược liệu Giảo cổ lam

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-thao-duoc-quy-cho-con-nguoi.html/feed 0
Loài sâm quý chứa hoạt chất giúp bổ sung estrogen cực cao https://tracuuduoclieu.vn/phat-hien-loai-sam-quy-chua-hoat-chat-giup-bo-sung-estrogen-cuc-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/phat-hien-loai-sam-quy-chua-hoat-chat-giup-bo-sung-estrogen-cuc-cao.html#respond Wed, 22 Jul 2020 08:28:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46146 Để bổ sung nội tiết tố nữ, lâu nay phái đẹp vẫn thường chọn mầm đậu nành với hoạt chất isoflavonoid (một phytoestrogen có nguồn gốc thực vật). Tuy nhiên, giờ đây, chị em có thêm một lựa chọn mới tối ưu hơn, đó là loài sâm quý chứa hoạt chất giúp bổ sung estrogen tự nhiên gấp 10.000 lần estrogen từ mầm đậu nành.

Loài sâm quý chứa hoạt chất giúp bổ sung estrogen cực cao 1

Hình ảnh củ Sâm tố nữ Việt Nam

Những thông tin khoa học này đã được đưa ra tại hội thảo: “Công bố kết quả nghiên cứu dược liệu sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ, chuyển giao đề tài chiết xuất hoạt chất quý trong sâm tố nữ”, vừa diễn ra Hà Nội.

1. Sâm tố nữ – đột phá mới giúp bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả

Tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thượng Dong đã báo cáo kết quả đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của Sâm tố nữ đối với sức khỏe và sinh lý nữ”. Đề tài đã đưa ra đầy đủ các nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng vượt trội của Sâm tố nữ trong việc bổ sung estrogen từ tự nhiên.

Phát biểu tại lễ công bố, PGS.TS Nguyễn Thượng Dong cho biết: “Sâm tố nữ là thảo dược có thể giải quyết được cả 3 vấn đề: sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ, nhất là các vấn đề thường gặp của phụ nữ sau tuổi 35. Các nghiên cứu tại Bệnh viện Hat Yai (Thái Lan), Đại học Chulalongkorn Thái Lan và Anh Quốc đã cho thấy Sâm tố nữ chứa ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen. Đặc biệt là Deoxymiroestrol – hoạt chất quý  chỉ có duy nhất ở Sâm tố nữ có tác dụng estrogen mạnh gấp 1.000 và 10.000 lần so với 2 hoạt chất chính trong mầm đậu nành có tác dụng estrogen là Genistein và Daidzein. Thảo dược này cũng được chứng minh là an toàn cho người sử dụng.”

Loài sâm quý chứa hoạt chất giúp bổ sung estrogen cực cao 2

PGS.TS Nguyễn Thượng Dong phát biểu tại buổi Hội thảo

Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rằng, việc tìm ra hoạt chất Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ, đã mở ra một liệu pháp bổ sung nội tiết tố mới, đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ tuổi trung niên, trong hành trình chăm sóc sức khỏe và duy trì vẻ đẹp tuổi xuân.

Bác sỹ Lê Thị Kim Dung – Phó Giám đốc viện Sức khỏe sinh sản (RAFH) “Sau tuổi 40, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cơ thể mà nguyên nhân là do sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen Do đó việc bổ sung lượng estrogen bị thiếu hụt là điều vô cùng cần thiết. Việc tìm ra một dược liệu chứa hoạt chất có tác dụng estrogen tự nhiên mạnh như sâm tố nữ là một tin vui đối với các chị em, giúp phụ nữ có thêm giải pháp mới bổ sung estrogen an toàn, hiệu quả.”

2. Ứng dụng công nghệ – Nâng tầm tinh chất sâm tố nữ trong việc chăm sóc sức khỏe nữ giới

Hoạt chất Deoxymicroestrol trong sâm tố nữ tuy rất quý, nhưng là hoạt chất không bền, dễ bị oxy hóa thành chất khác. Nên những cách sử dụng Sâm tố nữ thủ công sẽ không đem lại hiệu quả như kỳ vọng.

Chính bởi vậy, từ năm 2017 – 2018, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất, phân lập các hoạt chất chính trong sâm tố nữ và ứng dụng vào sản xuất”. Đề tài đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận: các nhà khoa học đã phân lập được các hoạt chất chính trong Sâm tố nữ như: Deoxymiroestrol,Miroestrol…; Hơn thế nữa hàm lượng hoạt chất Deoxymiroestrol trong củ sâm tố nữ Việt Nam cao gấp gần 6 lần mẫu sâm tố nữ Thái Lan (nơi được coi là quê hương của sâm tố nữ).

Loài sâm quý chứa hoạt chất giúp bổ sung estrogen cực cao 3

Lễ ký kết chuyển giao đề tài chiết xuất hoạt chất quý trong Sâm tố nữ

Cũng tại buổi Hội thảo ngày 8/11 vừa qua, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chuyển giao độc quyền công nghệ chiết xuất hoạt chất quý trong Sâm tố nữ cho công ty TNHH Tuệ Linh, để ứng dụng vào sản xuất sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh. Sản phẩm là sự kết hợp giữa Sâm tố nữ và các nguyên liệu quý, sẽ giúp giải quyết toàn diện các vấn đề của phụ nữ sau tuổi 35: vừa bổ sung nội tiết tố nữ, cải thiện nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý; vừa giúp tăng cường độ đàn hồi cho da, giúp da đẹp mịn màng, từ đó giúp phụ nữ sẽ trẻ hơn, khỏe hơn, đẹp hơn.

PGS. TS. Trần Văn Lộc (chủ nhiệm đề tài, Trưởng phòng tổng hợp hữu cơ, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) cho hay: “Công nghệ này đảm bảo chiết xuất được hoạt chất quý Deoxymicroestrol trong Sâm tố nữ ở mức độ cao nhất mà với các cách thông thường không thể có được. Tôi hy vọng việc ứng dụng công nghệ  này trong sản xuất sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh sẽ mang đến giải pháp hiệu quả để bổ sung estrogen cho phụ nữ “.

Tham dự hội thảo, chị Hồ Nguyệt Thu (chủ tịch Hội phụ nữ Phường Tứ Liên, Ba Đình, Hà Nội) cho biết.Ở tuổi 44, tôi gặp nhiều dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, tính khí thất thường. Đặc biệt là chuyện vợ chồng thì tôi cũng giảm ham muốn và khô hạn. Tôi khá lo lắng. Tình cờ biết đến sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh, sau 2 tuần sử dụng, tôi thấy bốc hỏa, mất ngủ bắt đầu giảm. Tôi dùng tiếp 2 tuần thì bốc hỏa, mất ngủ không còn nữa. Sinh hoạt vợ chồng được cải thiện rõ rệt. Khoảng 3 tháng sau khi dùng thì tôi còn thấy da mịn, căng hơn, không còn khô ráp.”

Như vậy, việc ứng dụng quy trình chiết xuất Sâm tố nữ để bào chế sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh không chỉ tạo nên bước đột phá mới trong việc chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ mà còn góp phần giúp chị em có thêm thông tin hữu ích để từ đó lựa chọn cho mình những sản phẩm an toàn và hiệu quả.

Nguồn: tienphong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phat-hien-loai-sam-quy-chua-hoat-chat-giup-bo-sung-estrogen-cuc-cao.html/feed 0
Chặng đường 23 năm chữa bệnh viêm gan của trung tá quân đội https://tracuuduoclieu.vn/chang-duong-23-nam-chua-benh-viem-gan-cua-trung-ta-quan-doi.html https://tracuuduoclieu.vn/chang-duong-23-nam-chua-benh-viem-gan-cua-trung-ta-quan-doi.html#respond Tue, 27 Oct 2020 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/chang-duong-23-nam-chua-benh-viem-gan-cua-trung-ta-quan-doi-317/ “23 năm kiên trì chữa bệnh mà không đỡ, nhiều lúc tôi thấy chán nản và bi quan vô cùng. Nào ngờ may mắn được nhà thuốc giới thiệu Giải độc gan Tuệ linh mà tôi đã phục hồi sức khỏe, tìm lại niềm lạc quan vào cuộc sống.” – Đó là những tâm sự chân thành của chú Bùi Minh Sơn, 66 tuổi (trú tại 366 Hà Huy Tập, Gia Lâm, Hà Nội) khi kể về chặng đường vượt qua căn bệnh viêm gan virus của mình.

Chặng đường 23 năm chữa bệnh viêm gan của trung tá quân đội 1

Ảnh chụp chú Bùi Minh Sơn

23 năm lận đận đi tìm phương thuốc chữa bệnh viêm gan virus

“Tôi rất muốn thực hiện các chuyến đi Tây Bắc để thăm lại anh em bạn bè cũ và chiến trường năm xưa nhưng tình hình sức khỏe không cho phép chỉ vì viêm gan virus…” – Chú Sơn nghẹn ngào chia sẻ về chuỗi ngày mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần do mắc bệnh viêm gan B.

Chuyện xảy ra từ cuối năm 89 đầu năm 90, từ hồi chú còn công tác tại Phòng chính trị của Học viện hậu cần. Vốn là một người lính, bao nhiêu năm trèo đèo lội suối, rèn luyện trong quân ngũ đã giúp chú có được sức khỏe dẻo dai. Từ một người khỏe mạnh, sốc vác bỗng nhiên cơ thể mệt mỏi khiến chú không có sức lực để làm việc gì. Sau đó chú đi khám thì được biết mình đã mắc bệnh lao.“ Hồi đó bệnh lao phải điều trị theo phác đồ 1 năm: 3 tháng tấn công, 3 tháng củng cố và 6 tháng duy trì nên rất vất vả. Đặc biệt, loại thuốc đặc trị này lại vô cùng nặng và hại cho gan.” – Chú kể lại.

Đợt điều trị kết thúc nhưng chú vẫn mệt mỏi, cảm giác buồn nôn vào mỗi sáng, ăn uống khó tiêu và mỗi khi thời tiết thay đổi lại bị đau tức hạ sườn rất khó chịu. Thấy tình hình không ổn, chú đi khám tại Bệnh viện quân đội 108 thì được bác sĩ kết luận: bệnh lao hiện đã khỏi nhưng lại mắc thêm viêm gan virus. Cầm kết quả trên tay khiến chú không khỏi ngỡ ngàng.

Qua tìm hiểu chú Sơn được biết viêm gan B là một bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy chú rất tích cực điều trị, tuân thủ tuyệt đối theo đúng chỉ định của bác sỹ rồi kết hợp cả thuốc nam để chữa trị. Thế nhưng 23 năm ròng rã kiên trì chữa trị vừa mệt mỏi lại rất tốn kém mà bệnh tình cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu: Men gan và định lượng virus trong máu vẫn cao, hiện tượng mệt mỏi, đau tức hạ sườn vẫn tái diễn khiến nhiều lúc chú cảm thấy chán nản, bi quan.

Nên xem:

– Điều trị viêm gan virus đúng cách sẽ thoát khỏi bệnh

– Bị virus viêm gan B hành hạ 11 năm, thoát khỏi sau 3 tháng

Hành trình tìm lại sức khỏe tuổi xế chiều

Đang trong lúc bế tắc tìm cách chữa bệnh thì tình cờ năm 2013 trong một lần đến hiệu thuốc gần nhà, chú đã biết đến Giải độc gan Tuệ Linh – được kết hợp từ cà gai leo và mật nhân, có tác dụng giải độc, bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị virus viêm gan B. Qua tìm hiểu, chú được biết sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 trên bệnh nhân viêm gan B cho kết quả rất tốt, thậm chí còn ghi nhận trường hợp âm tính với viêm gan virus. Trước những bằng chứng khoa học tin cậy của Giải độc gan Tuệ Linh, chú Sơn quyết định mua về dùng thử xem sao.

Chú Sơn chia sẻ:

“Lúc đầu uống hết 3 lọ mà chưa thấy biến chuyển gì tôi định dừng luôn. Nhưng bác dược sỹ khuyên nên uống duy trì từ 3-6 tháng thì mới có kết quả nên tôi cũng kiên trì uống tiếp. Khoảng 3 tháng sau, tôi thấy người đỡ mệt hơn hẳn, ăn uống ngon miệng, tình trạng táo bón được cải thiện rõ ràng và đặc biệt là hết mất ngủ. Cảm nhận sức khỏe đang biến chuyển tốt lại biết Giải độc gan an toàn, không tác dụng phụ nên tôi quyết định uống kiên trì 1 năm liền (từ tháng 8/2013 đến 8/2014).

Quả thật bất ngờ, tháng 11/2014 tôi đi xét nghiệm lại kết quả viêm gan đã về âm tính, men gan hạ về mức an toàn”.

Hành trình tìm lại sức khỏe tuổi xế chiều 1

Kết quả âm tính virus viêm gan b sau khi sử dụng Giải độc gan tuệ linh

Đây có lẽ là những lợi ích tuyệt vời mà Giải độc gan Tuệ Linh đã mang đến cho chú trong 1 năm đồng hành. Giờ đây khi đã khống chế được bệnh viêm gan virus B, sức khỏe hồi phục, tinh thần phấn chấn, chú Sơn đã có thể thực hiện được sở thích của mình. Đó là: thăm lại chiến trường cũ và anh em bạn bè cùng đơn vị – Niềm vui bình dị tuổi xế chiều.

Chia tay chúng tôi chú không quên chia sẻ:

“ Tôi thật sự cám ơn Giải độc gan Tuệ Linh, nhờ nó mà tôi đã thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau tức hạ sườn, hết sự mệt mỏi đeo bám suốt 23 năm qua. Qua đây tôi cũng muốn nhắn nhủ tới mọi người: Trị bệnh là cả một quá trình và muốn đạt được kết quả người bệnh cần phải có được sự kiên trì. Chúc mọi người sẽ may mắn như tôi”

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chang-duong-23-nam-chua-benh-viem-gan-cua-trung-ta-quan-doi.html/feed 0
Rễ cây mật nhân trị bệnh gì? https://tracuuduoclieu.vn/re-cay-mat-nhan-tri-benh-gi.html https://tracuuduoclieu.vn/re-cay-mat-nhan-tri-benh-gi.html#respond Thu, 25 Oct 2018 01:26:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/re-cay-mat-nhan-tri-benh-gi-402/ Mật nhân được ví là loài cây chữa bách bệnh. Ở Malaysia, người dân coi mật nhân ngang hàng với nhân sâm. Mọi bộ phân của cây mật nhân đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, nhưng rễ cây mật nhân được sử dụng phổ biến hơn cả vì giàu hàm lượng các hoạt chất có lợi bên trong nó. Hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu các công dụng chữa bệnh từ rễ cây mậ nhân. 

Đặc điểm về rễ cây mật nhân

Đặc điểm về rễ cây mật nhân 1

Rễ cây mật nhân là bộ phận quý nhất của cây mật nhân, nó có màu vàng tươi và đặc biệt, rễ không có lõi.

Rễ cây mật nhân thường được phơi khô trước khi được sử dụng, khi rễ cây phơi khô lên nó có mùi thơm ngậy rất đặc trưng. Mùi thơm này có được là do do tinh dầu và các hoạt chất từ thảo dược phát ra

Khi thái lát các miếng rễ cây mật nhân vẫn còn bám phần vỏ rễ màu vàng nhật bên ngoài.

Cây có thớ rễ cây đều nhau và không có các đoạn đứt do mắt hoặc nhánh gây nên.

Rễ cây mật nhân nếu được nhấm thử sẽ có vị đắng gắt, tê đầu lưỡi thì là mật nhân thật.

Xem chi tiết: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân

Mức độ quý hiếm của rễ cây mật nhân được phân làm 3 cấp độ: loại màu vàng, đen và đỏ. Rễ mật nhân màu vàng là phổ biến nhất, rễ mật nhân đỏ và đen quý hiếm hơn, đặc biệt loại màu đỏ cực kỳ hiếm và có giá trị rất cao.

Đặc điểm về rễ cây mật nhân 2

Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Trong các bài thuốc Đông y, mật nhân là loại cây có tính mát, vị đắng, quy về kinh thân và can. Trong cây mật nhân có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ bồi bổ khí huyết. Đặc biệt là hoạt chất anxiolytic giúp giảm stress cực tốt.

Rễ cây mật nhân có thể chế biến bằng cách ngâm rượu, hãm trà hoặc làm cao mật nhân để trị bệnh.

1. Rễ cây mật nhân trị các bệnh về sinh lý nam giới

Tác dụng của rễ cây mật nhân giúp tăng cường sinh lý nam giới. Đây là tác dụng mà không thể không nhắc tới. Trong rễ cây mật nhân có thành phần hóa học Anxiolytic giúp quý ông tăng cường sinh lực, tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ mà không lo tác dụng phụ.

Rễ cây mật nhân giúp điều trị những bệnh về sinh lý như: tinh trùng yếu, tinh trùng ít, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương ở phái mạnh, Giúp kéo dài thời gian quan hệ cho các quý ông, kích thích sự hưng phấn và tăng trạng thái cương dương hiệu quả nhất.

Tác dụng của rễ cây mật nhân giúp kích thích sự tăng tiết hormon testosteron giới tính nam trong cơ thể một cách tự nhiên bởi trong rễ cây mật nhân có hợp chất tritecpenoit, quasinoide, alcaloid giúp cho nam giới ngăn chặn khả năng suy giảm sinh lực khi bước vào độ tuổi trung niên, chống não hóa sinh lý ở nam giới, đồng thời chống lão hóa ngăn ngừa các dấu hiếu suy giảm ham muốn khi có tuổi, giảm thiểu sự xuất tinh sớm, yếu sinh lý hay bất lực.

2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp

2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp 1

Theo nghiên cứu của Đông y, trong thành phần rễ cây mật nhân có tính mát, giúp lợi thiểu, thanh nhiệt đào thải acid uric, giảm những triệu chứng của bệnh gut, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gut, giảm những triệu chứng đau nhức xương của bệnh gút mang lại.

Xem chi tiết: Công dụng chữa bệnh gout của mật nhân

Ngoài ra, những bệnh về xương khớp như đau nhức xương, đau lưng, mỏi gối, đau khớp rễ cây mật nhân giúp hỗ trợ điều trị rất tốt. Trong rễ cây mật nhân có thành phần hóa học giúp giảm đau do nguyên nhân đau khớp, viêm khớp tê nhức khớp gây ra.

3. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do thiếu hụt insulin. Khi dùng rễ cây mật nhân sẽ kích thích tế bào beta ở tuyến tụy sản sinh ra lượng insulin đồng thời làm chậm quá trình máu hấp thụ glucose trong ruột, từ đó ổn định đường huyết và giảm quá trình hấp thụ đường glucose từ thức ăn trong ruột vào máu.

4. Rễ cây mật nhân trị bệnh gan

Theo nghiên cứu trong rễ cây mật nhân có hàm lượng Anxiolytic giúp giảm lo lắng, mệt mỏi. Dùng rễ cây mật nhân kết hợp với cà gai leo, sẽ tạo ra hợp chất giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan tốt cho những người đang điều trị bệnh gan, và phòng ngừa bệnh gan cho những trường hợp thường xuyên phải uống rượu bia.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khi kết hợp cây mật nhân và cây cà gai leo sẽ tạo ra một hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra. Dùng thảo dược này sẽ rất tốt cho người thường xuyên sử dụng rượu bia, xơ gan nhằm phục hồi sức khỏe sinh lý.

5. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiêu hóa

Theo Đông y, rễ mật nhân có tính mát, vị đắng có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém. Ngoài ra rễ cây mật nhân giúp cải thiện những chứng bệnh tiêu hóa: đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy, kiết lị….

Xem thêm: Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý

Rễ cây mật nhân thường được sử dụng ở dạng nào?

Có nhiều cách sử dụng rễ mật nhân để chữa bệnh như:

Pha trà:

Cách 1: Thái lát rễ mật nhân tươi và đổ nước sôi vào ngâm trước khi uống, có thể ủ nhiều lần. Bạn có thể thêm nước vào nấu lại 3 lần rồi bỏ đi khi thấy vị nhạt đi. Hoặc thái lát mật nhân khô đun trực tiếp với nước, sau khi sôi, chờ nguội rồi uống.

Cách 2: Rễ mật nhân được sơ chế, loại bỏ tạp chất và nghiền bột làm thành túi lọc trà. Mỗi lần pha trà có thể dùng túi lọc trà bột rễ mật nhân. Pha uống sáng – tối.

Ngâm rượu:

50 gam nguyên lát có thể ngâm trong 4-6 cân rượu trắng, cộng thêm 10 gam kỳ tử và 5 quả táo tàu đỏ, những người không uống được hoặc không thích uống rượu có thể thêm một lượng đường phèn thích hợp. Nồng độ rượu trắng càng cao thì càng tốt, tốt nhất là khoảng 45 độ, cần ngâm tối thiểu 1 tháng. Chỉ bằng cách này mới có thể chiết xuất hết hoạt chất của mật nhân, uống một cốc nhỏ trước khi đi ngủ mỗi tối. (Xin lưu ý người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, sưng tấy tuyến tiền liệt không nên uống rượu).

Xem thêm: Cách ngâm rượu củ mật nhân tốt nhất

Hầm canh:

Cho 2 – 3 lát mỏng rễ mật nhân tươi vào nấu cháo thịt lợn hoặc thịt gà. Thích hợp cho cả nhà cùng thưởng thức, uống thường xuyên có thể duy trì sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, nước là chất vận chuyển, hãy uống nhiều nước hơn để tinh chất trong lát mật nhân được cơ thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa.

Viên hoàn:

Ngoài 3 cách trên, người ta còn lấy rễ mật nhân chế biến rồi làm thành viên hoàn hoặc nấu cao.

  • Rễ mật nhân rửa sạch, sao vàng, hạ thổ.
  • Đem tán mịn thành bột
  • Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê bột rễ mây nhân( 6g) trộn với 2-3 giọt mật ong, hoàn thành viên nhỏ
  • Ngày uống 1 viên

Để tìm được nguồn rễ mật nhân an toàn, chất lượng không phải dễ. Các bạn có thể sử dụng cao mật nhân thay thế, không tốn thời gian sắc thuốc cũng như mất thời gian ngâm mà vẫn giữ đúng được chất lượng, dược tính của cây mật nhân.

Một số bài thuốc từ rễ mật nhân

Một số bài thuốc từ rễ mật nhân 1

Thân vỏ, rễ mật nhân chữa bệnh gì

Chữa liệt nửa người, chân tay tê dại

  • Rễ cây mật nhân:4g
  • Rễ đinh lăng: 10g
  • Xấu hổ: 8g
  • Dây đau xương:8g
  • Đậu chiều sao: 8g
  • Dây trâu cổ: 8g
  • Cây thần sa: 6g
  • Bạch hồ tiêu: 5g
  • Quế chi: 5g
  • Gừng sống: 3g

Tất cả đem rửa sạch sắc uống

Ngày 3 bát

Chữa âm huyết kém, tê bại nửa người

  • Rễ bách bệnh: 6g
  • Đâu đen: 12g
  • Hà thủ ô: 10g
  • Dây dùi: 8g
  • Rau muống biền: 8g
  • Rễ nhàu: 8g
  • Rễ ô môi: 8g
  • Cỏ xước: 8g
  • Tang chi: 8g
  • Dây kí ninh: 2 g

Tất cả đem sắc nước uống

Chữa bệnh về đau bụng, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu

  • Rễ bách bệnh: 50g
  • Vỏ quýt: 100g
  • Hoăc hương: 100g
  • Củ bồ bồ: 100g
  • Dây mơ: 100g
  • Cam thảo nam: 100g
  • Hậu phác: 100g
  • Củ sả: 50g
  • Củ gấu: 50g
  • Tiêu lốt: 50g
  • Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, sao khô, tán bột
  • Có thể viên cùng nước đem uống
  • Mỗi ngày uống 12g

Nếu dùng cho trẻ em nên tham khảo ý kiến thầy thuốc

Chữa bệnh về sinh lý nam

Rượu ngâm mật nhân

  • Rễ mật nhân: 1kg
  • Rượu tráng ngon: 10 lít
  • Bình có nắp đậy( Bình thủy tinh hoặc bình sứ)
  • Cho mật nhân vào bình và đổ rượu vào, đậy nắp ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng được
  • Nếu muốn rượu ngon hơn có thể cho thêm chuối hột hoặc nho khô vào ngâm cùng để tăng độ ngọt
  • Nên dử dụng mỗi ngày 20-30ml, uống trong hoặc sau bữa ăn.

Những lưu ý khi sử dụng rễ cây mật nhân

  • Một số đối tượng có sức khoẻ nhạy cảm dùng rễ mật nhân có thể gây nguy hại đến tính mạng. Những nhóm không được dùng mật nhân
  • Người bị bệnh gan, mật, dạ dày, tim mạch…
  • Người có sức đề kháng yếu;
  • Phụ nữ có thai;
  • Trẻ em dưới 10 tuổi

Ngoài ra cần chú ý những điểm dưới đây:

  • Không dùng nồi kim loại khi sắc thuốc. Chỉ sử dụng nồi đất để tránh làm giảm dược tính.
  • Cần mua và sử dụng mật nhân theo chỉ định của các thầy thuốc, bác sĩ Đông y.
  • Không uống mật nhân khi sử dụng thuốc Tây y
  • Không nên quá lạm dụng rễ mật nhân, các chuyên gia khuyên chỉ nên uống khoảng 2 – 3 chén rượu mật nhân mỗi ngày. Ngoài ra, sau khoảng 3 tháng sử dụng mật nhân, nên dừng lại khoảng 1 tháng rồi mới uống tiếp.
  • Những người đang sử dụng thuốc insulin, uống rễ mật nhân có thể gây hạ đường huyết trong máu. Biểu hiện hạ huyết áp là sau khi uống mật nhân, họ sẽ bị run rẩy chân tay, chóng mặt.
  • Những người thể trạng quá yếu sử dụng mật nhân sẽ gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, những đối tượng này được khuyên không nên dùng mật nhân.

Tác dụng phụ của cây mật nhân như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp, ngộ độc… có thể xảy ra nếu:

  • Sử dụng rễ mật nhân quá nhiều;
  • Dùng mật nhân tuỳ tiện kết hợp với nhiều loại thuốc Đông y khác;
  • Uống mật nhân không theo chỉ định của thầy thuốc;

Ngoài ra các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/re-cay-mat-nhan-tri-benh-gi.html/feed 0
Ý kiến chuyên gia về tác dụng giảm mỡ gan nhờ tỏi tía https://tracuuduoclieu.vn/y-kien-chuyen-gia-ve-tac-dung-giam-mo-gan-nho-toi-tia.html https://tracuuduoclieu.vn/y-kien-chuyen-gia-ve-tac-dung-giam-mo-gan-nho-toi-tia.html#respond Tue, 10 Mar 2020 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/y-kien-chuyen-gia-ve-tac-dung-giam-mo-gan-nho-toi-tia-428/ Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, thuộc họ Hành. Tỏi mọc ở khắp nơi trên thế giới và từ lâu đã được con người biết đến vừa là loại gia vị không thể thiếu, vừa là loại dược liệu quý chữa trị cảm cúm, ho, đầy hơi khó tiêu… Các chất sun phít trong tỏi tía có tác dụng làm hết mỡ gan nhanh chóng nhờ ức chế trực tiếp sự tổng hợp cholesterol ở gan.

Ý kiến chuyên gia về tác dụng giảm mỡ gan nhờ tỏi tía 1

Tỏi tía chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Mô tả

  • Cây thảo sống hàng năm, cao 30 – 40 cm. Thân hành ngắn, hình tháp gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi, to nhỏ không đều, xếp ép vào nhau quanh mỗi trục lõi, vỏ ngoài của thân hành mỏng, màu trắng hoặc hơi hồng.
  • Lá phẳng và hẹp, hình dài, mỏng, bẹ to và dài có rãnh dọc, đầu nhọn hoắt, gân song song, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn, bao bọc bởi những lá mo có mũi nhọn rất dài; hoa màu trắng hay hồng có cuống hình sợi dài; bao gồm 6 phiến hình mũi mác, xếp thành hai hàng, thuôn; nhị 6, chỉ nhị có cựa dài, đính vào các mảnh bao hoa; bầu gân hình cầu. Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 11.

Phân bố sinh thái

Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cây có nguồn gốc ở vùng Trung A (Tien Shan), ở đây hiện còn loại tỏi đặc hữu mọc hoang dại là Allium longicuspis Regel. Từ 3000 năm trước công nguyên, tỏi được biết đến ở Hy lạp. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỏi cũng là cây trồng từ thời cổ đại. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã đưa cây tỏi từ châu Âu sang châu Mỹ.

Ngày nay, tỏi là cây trồng rộng rãi khắp thế giới, từ vùng có khí hậu nhiệt đới xích đạo (5⁰) đến 50⁰ vĩ tuyến ở cả 2 bán cầu. Trải qua  hàng ngàn năm trồng trọt và chọn lọc, từ loài tỏi ban đầu đã hình thành nhiều giống tỏi khác nhau, tương đương với các  thứ như A. sativum L. var. sativum; var. typicum Regel; var. ophioscoiodon (Link) Doll và var. controversum (Schrader) Moore. Tất nhiên giữa các giống này, chúng khác nhau về kích thước, hàm lượng tinh dầu, năng suất cũng như đặc tính thích nghi với các vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.

  • Ở Việt Nam, tỏi được trồng khắp các địa phương từ nam chí bắc. Hiện đang có 2 nhóm tỏi khác nhau là nhóm tỏi củ nhỏ, thơm, nhiều tinh dầu, được trồng ở các tỉnh phía bắc vào khoảng tháng 1 -2, thu hoạch vào tháng 5 – 6. Nhóm tỏi củ to, trồng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ven biển miền Trung, đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Công dụng của tỏi

Vào năm 1994, hai nhà hóa học người Mỹ Chester J. Cavallito và John Hays Baiely là những người đầu tiên phân lập thành công hoạt chất Allicin – một hoạt chất có nhiều hoạt tính sinh học cao trong tỏi tía. Sau đó, các nhà khoa học Mỹ đã tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để làm sáng tỏ về tác dụng của allcin. Cụ thể là:

Tỏi tía có khả năng điều hòa cholesterol toàn phần như thuốc giảm cân cấp tốc. Bởi hoạt chất allicin trong tỏi tía làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan do ức chế Men HMG – CoA reductase. Đây là men khởi phát giúp hình thành cholesterol nội sinh ở gan, làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ức chế sinh tổng hợp men này sẽ làm giảm tổng hợp cholesterol.

Ngoài ra, allicin trong tỏi tía làm tăng hoạt hóa LDL receptors – giúp thu gom các cholesterol xấu (LDL) trong máu và thải ra ngoài. Do vậy,tỏi tía có tác dụng giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ.

Bên cạnh đó, hoạt chất allicin trong dầu tỏi tía kích thích mạnh việc sử dụng năng lượng của cơ thể, tăng đốt cháy năng lượng dư thừa nên làm tiêu nhanh mỡ toàn thân dư thừa, nhất là mỡ vùng bụng, vùng đùi giuap giam beo sau sinh nhanh chóng. Chính vì thế nên khi ăn tỏi tía, bạn sẽ không còn lo ngại về những ngấn mỡ thừa xấu xí trên cơ thể mình.

  • Do vậy, dầu tỏi tía rất hữu ích cho những người có nguy cơ rối loạn mỡ máu, cholesterol máu cao, người bị gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì,.
  • Đặc biệt dầu tỏi tía phù hợp sử dụng sau đợt Tết khi vừa nạp quá nhiều năng lượng, chất béo, đường và tinh bột.
  • Dầu tỏi tía sẽ giúp tăng cường đốt cháy năng lượng và lượng mỡ dư thừa.
  • Ngoài ra, tỏi tía còn giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ. Vì vậy, đây được xem là “dược liệu vàng giúp khỏe người, đẹp dáng”.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất có tác dụng trong Tỏi tía, ngoài những công dụng đã được biết đến từ trước còn phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của các hoạt chất này đó làhạ mỡ máu, giảm béo và làm sạch mỡ trong gan.

Các chất sun phít trong tỏi tía có tác dụng làm hết mỡ gan nhanh chóng nhờ ức chế trực tiếp sự tổng hợp cholesterol ở gan.

  • Dầu tỏi có tác dụng giảm béo mạnh vì nó ngăn cản sự tổng hợp chất béo trong gan, đồng thời kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất mạnh do đó làm tiêu năng lượng dư thừa.
  • Các chất sun phít trong tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm độ nhớt của máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hóa tế bào (những người thường xuyên ăn tỏi sẽ trẻ lại rõ rệt).

Tỏi cũng là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả được công nhận chính thức trên toàn thế giới. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng nếu làm biến đổi các hoạt chất sun phít của tỏi thì tác dụng trên cũng giảm nhiều hoặc mất hẳn (nấu tỏi chín quá…với dấu hiệu nhận biết là mất mùi đặc trưng của Tỏi)
.

Công dụng của tỏi 1

Tỏi là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả

Sử dụng tỏi tía đúng cách

Mặc dù Tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này. Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của Tỏi.

  • Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi.
  • Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hằng ngày. Tuy vậy cách này không tiện dụng khi dùng và vẫn còn mùi khó chịu. Hiệu quả và cao cấp hơn nữa thì chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi và đóng thành viên nang mềm.

Theo chuyên gia Bùi Quang Thuật, phó viện Trưởng viện công nghệ thực phẩm Quốc gia, chủ nhiệm đề tài Nhà nước về trích ly Dầu tỏi tía (đề tài thực hiện trong vòng 10 năm) cho biết:

Dầu Tỏi tía có tác dụng làm sạch đường hô hấp, làm dễ thở và thở sâu, kháng vi rút và chống cúm hiệu quả. Cách dùng hiệu quả nhất là uống trước khi đi ngủ một liều duy nhất 6-8 viên, vừa tránh được mùi hôi, vừa làm ấm bụng khi ngủ, hạn chế các cơn ho về đêm, kích thích tiêu hóa. “

Cũng theo chuyên gia Thuật thì không nên dùng tỏi tía tươi vì gây kích ứng dạ dầy mạnh, giảm thị lực và có mùi khó chịu.

Sản phẩm có thành phần dầu tỏi trên thị trường hiện nay

Dầu tỏi Tuệ Linh là sản phẩm của công ty TNHH Tuệ Linh – một trong những công ty tại Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu.

Sản phẩm có công dụng:

  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể
  • Phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp do virus, các trường hợp cảm cúm và ho.
  • Giảm các triệu chứng gan nhiễm mỡ, cao huyết áp
  • Giảm các chứng bụng, ăn uống khó tiêu
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Sản phẩm có thành phần dầu tỏi trên thị trường hiện nay 1

Dầu tỏi Tuệ Linh – viên uống tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol và giảm chất béo triglyceride

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/y-kien-chuyen-gia-ve-tac-dung-giam-mo-gan-nho-toi-tia.html/feed 0
Cà gai leo chuẩn hóa GACP – Thêm hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan.html#respond Fri, 28 Sep 2018 01:10:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan-373/ 1. Cà gai leo điều trị viêm gan B – Hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense Hance, thuộc họ Solanaceae (Cà). Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Glycoalcaloid trong Cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật. Hơn thế nữa, điều trị viêm gan B bằng loại cây thuốc không để lại tác dụng phụ.

1. Cà gai leo điều trị viêm gan B - Hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan 1

Cà gai leo – thành trì bảo vệ gan

Bên cạnh việc giúp điều trị bệnh viên gan B, cà gai leo còn có tác dụng giải rượu mạnh. Trước khi uống rượu, người ta nhấm rễ cà gai leo sẽ lâu bị say, khi say chỉ cần uống nước sắc sẽ chóng tỉnh rượu.

Theo PGS, TS Mai Hồng Bàng, Phó Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, để điều trị viêm gan B mạn tính cho đến nay, nhiều nước mới chỉ cho phép sử dụng năm loại thuốc kháng vi-rút và hai nhóm thuốc Interferon. Tuy nhiên, tác dụng kháng vi-rút của các thuốc này còn hạn chế, nhóm interferon gây nhiều tác dụng ngoài ý muốn, giá thành cao.

  • Ðáng chú ý, sau thời gian điều trị (nhất là thời gian điều trị kéo dài), phần lớn các thuốc kháng vi-rút đều nhanh chóng bị kháng thuốc nên tỷ lệ tái phát sau khi ngừng thuốc cao.
  • Do đó, việc tìm thêm một sản phẩm mới có hiệu quả, an toàn và dễ dung nạp để điều trị bệnh viêm gan B mạn tính là yêu cầu cấp thiết.

1. Cà gai leo điều trị viêm gan B - Hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan 2

Viêm gan B – kẻ giết người thầm lặng

2. Các công trình khoa học nghiên cứu về cây Cà Gai Leo

Đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” – Đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid. Đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid).

  • Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng Cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, ngược lại ở nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn.
  • Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Đây là một đóng góp quan trọng của đề tài vì cho đến nay bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động vẫn còn là nỗi lo lắng của nhiều ngành Y tế của nhiều nước

Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3) được thực hiện thử lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động (VGMHĐ) với liều 0,25g, uống 6 viên/ngày, trong 2 tháng so sánh với 90 bệnh nhân nhóm chứng, tại 3 bệnh viện 103, 354 và 108, rút ra các kết luận sau:

  • Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng,…) (P<0,05); Transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn sơ với  nhóm chứng (P<0,05).
  • Sau điều trị những biến đổi về các Marker của virus viêm gan B là rõ rệt  tại 3 bệnh viện 103, 354, 108 (theo thứ tự) là: Mất HBsAg 5,6% (0%, 16,7%, 0%); chuyển đảo huyết thanh 37,8% (23,3%, 26,7%, 63,3%); HBV-DNA<5 copier/ml 62,9% (40%, 6/7 BN, 66,7%). Tại Viện 103: giảm nồng độ HBV-DNA 52%, nồng độ trung bình HBsAg giảm: 5589+358, so với nhóm chứng các tỷ lệ này tại cả 3 bệnh viện là: 0%; 11,1%; 6,3%; 16,7% và 6418-312 với P<0,05.
  • Tại Viện 103, 7 bệnh nhân được điều trị kéo dài 6 tháng kết quả có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs.
  • Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm.

3. Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay

Dù tác dụng của Cà Gai Leo đã được chứng minh trên cả nghiên cứu lẫn thực tế lâm sàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc khai thác Cà Gai Leo vẫn nhỏ  lẻ, chưa có  hệ thống và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới WHO dẫn đến hàm lượng hoạt chất thấp, người bệnh dùng không hiệu quả.

Hiện nay, công ty TNHH Tuệ Linh là một trong số rất ít doanh nghiệp đưa Cây Cà Gai Leo vào mô hình trồng trọt, thu hái đảm bảo quy chuẩn GACP của WHO với vùng trồng rộng 15 ha, quy trình xử lý mẫu đất, mẫu nước được kiểm tra nghiêm ngặt, đặc biệt quá trình phát triển của cây hoàn toàn ORGANIC với nguồn phân bón chính  là  cây đậu tương trồng luân canh chứ không phải bất cứ loại phân bón hóa học khác. Nhờ vậy mà hàm lượng hoạt chất Glycoalcaloid trong Cà Gai leo Tuệ Linh cao vượt trội gấp khoảng 7- 8 lần so với hàm lượng tiêu chuẩn (Kết quả được định lượng bởi Viện Dược Liệu Trung Ương)

3. Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay 1

Vùng trồng Cà Gai Leo Tuệ Linh đạt chuẩn GACP – WHO

Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=IIr85NTr_uY

Với nguồn nguyên liệu Cà Gai Leo đạt chuẩn dồi dào, Tuệ Linh đã mạnh dạn đưa vào sản xuất dòng sản phẩm Cao Khô chuyên biệt từ Rễ cây Cà Gai Leo (nơi có nồng độ Glycoalcaloid cao nhất)  với công nghệ sấy phun, đảm bảo giữ nguyên hàm lượng hoạt chất,  không vón cục, không lắng cặn, không bị tấn công bởi nấm mốc, vi sinh.

Như vậy, sản phẩm Cao khô Rễ Cà Gai Leo có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP – WHO đã mở ra cho người bệnh viêm gan virus và xơ gan một tia hy vọng mới, không chỉ yên tâm về nguồn dược liệu sạch, mà còn đảm bảo hàm lượng hoạt chất luôn đạt mức cao nhất, mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay 2

Quy trình sản xuất cao khô rễ cà gai leo Tuệ Linh

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gan hoặc công dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh gan hãy liên hệ đến Hotline 1800.1190

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan.html/feed 0
Công dụng và cách dùng của sâm cau, vị thuốc quý của mọi nhà https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-sam-cau-vi-thuoc-quy-cua-moi-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-sam-cau-vi-thuoc-quy-cua-moi-nha.html#respond Thu, 15 Oct 2020 00:17:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-sam-cau-vi-thuoc-quy-cua-moi-nha-223/ Sâm cau là cây thuốc quý mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng núi rừng Tây Bắc, có nhiều công dụng đáng chú ý trong chữa bệnh cũng như bồi bổ cơ thể: ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa… Tác dụng tuyệt vời của của sâm cau trong chữa bệnh không phải ai cũng biết, đặc biệt vô cùng phong phú với chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe và cách dùng sâm cau để chữa bệnh như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn biết thêm về các công dụng cũng như cách dùng của sâm cau.

Công dụng và cách dùng của sâm cau, vị thuốc quý của mọi nhà 1

Cây sâm cau

Giới thiệu về cây sâm cau

  • Sâm cau còn là ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan, tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Sâm cau (Hypoxidaceae).
  • Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm hoặc hơn.
  • Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, dạng củ to bằng ngón tay, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ, vỏ thô màu nâu, trong nạc, màu vàng ngà.
  • Lá hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau, dài 20 – 40cm, rộng 2,5 – 3cm, cuống lá dài khoảng 10cm.
  • Cụm hoa có 3 – 5 hoa nhỏ màu vàng, mọc trên một trục ngắn nằm trong kẽ lá, lá bắc hình trái xoan lợp lên nhau. Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5cm, chứa 1 – 4 hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
  • Sâm cau mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi của một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam và cũng tìm thấy trên vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng.

Công dụng của sâm cau

  • Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, tăng khả năng cương cứng; tăng số lượng, hiệu quả và chất lượng tinh trùng.
  • Với người già, có thể dùng sâm cau để chữa đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối đau mỏi, vận động khó khăn.
  • Tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.
  • Dùng làm thuốc bổ, điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
  • Sâm cau còn được dùng để chữa hen và dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy.
  • Hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh.
  • Rễ giã nát để đắp chữa bệnh ngoài da, chữa lở loét.
  • Chữa trị loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu…

Chú ý: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không nên dùng.

Cách dùng sâm cau

Sâm cau ngâm rượu

Sâm cau ngâm rượu dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

  • Chuẩn bị: sâm cau (phơi sấy khô, xắt lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g, rượu 40 – 45 độ 500ml.
  • Cách bào chế: cho sâm cau vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.
  • Sử dụng: Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml.
  • Tác dụng: bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:

  • Chuẩn bị: hà thủ ô đỏ (chế đỗ đen), rễ sâm cau, hy thiêm mỗi vị 50 g.
  • Cách chế biến: Tất cả đem thái lát mong rồi ngâm chung với 650ml rượu trắng trong khoảng 10 đến 15 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống hai lần trước các bữa ăn, uống mỗi lần khoảng 50 ml.

Xem thêm: Tác dụng của sâm cau ngâm rượu

Sâm cau sắc đun nước

Sâm cau sắc đun nước 1

Sam cau cùng các vị thuốc thảo dược

Chữa liệt dương do bị rối loạn chức năng thần kinh:

  • Chuẩn bị: sâm Bố Chính, kỷ tử, sung thằn lằn, ngưu tất, thạch hộc, tục đoạn, ba kích thiên, hoài sơn mỗi thứ 12 g, ngũ gia bì, cam thảo nam, cáp giới mỗi vị 8 g, sâm cau 20gr.
  • Cách chế biến: Tất cả đem rửa sạch, thái lát mỏng sau đó đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp rồi đem sắc với 800ml nước đến khi còn 300-400ml, chia làm ba lần uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Hoặc

  • Chuẩn bị: Óc chó (hồ đào nhục), phá cố chỉ, thục địa, ba kích thiên mỗi vị 16gr, sâm cau 20gr, tiểu hồi hương 4gr
  • Cách chế biên: Tất cả cho đunsắc với 0,8 lít nước đến khi còn 300 – 400ml thì chia 2 lần uống trong ngày trước khi ăn.

Chữa tăng huyết áp (tiền mãn kinh)- mạnh gân cốt và bổ dương bài này còn goi là “Nhị tiên thang” 

  • Sâm cau: 12g
  • Củ ba kích tím: 12g
  • dâm dương hoắc khô: 12g
  • Tri mẫu: 12g
  • Hoàng bá: 12g
  • Đương quy: 12g
  • Cách làm: Tất cả rửa sạch đun với 800 ml nước sắc còn 300ml chia làm 2 lần uốngtrong ngày, uống trước bữa ăn.
  • Dùng dạng Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần hoặc ngâm rượu với 1 lít rượu ngày uống 120 ml chia làm 2 lần uống trước các bữa ăn.

Sâm cau kết hợp với 1 số vị thuốc giúp bổ thận tráng dương

  • Bìm bịp 1 con
  • Tắc kè núi 2 – 3 con làm sạch
  • Sâm cau rừng 50g
  • Ngâm cùng 1.500ml rượu nếp quê
  • Chế biến: Ngâm rượu trong 100 ngày là được. Để càng lâu càng tốt. Ngày dùng 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.

Chế biến thành món ăn chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe

Hầm chung với thịt gà: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối

  • Nguyên liệu cần có: sâm cau 15gr, thịt gà 250gr, dâm dương hoắc 15gr, gia vị các loại.
  • Cách chế biến: Thị gà cắt miếng vừa đủ để ăn, ướp các gia vị trong vòng 20 phút. Rửa sạch 2 loại dược liệu rồi cho vào nồi hầm. Nước hầm giữ ở mức vừa đủ ngập thịt gà. Khi gà chín mềm thì đem ra dùng ngay khi đang còn nóng.

Hầm chung với thịt lợn: Có tác dụng bổ thận tráng dương, chủ trị dương nuy, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường

  • Chuẩn bị: Sâm cau 15 g, thịt lợn 200g, gia vị nêm vừa miệng
  • Cách làm: thịt lợn rửa sạch, thái vừa phải như kho, ướp gia vị để khaongr 15-20phuts cho ngấm. Sâm cau rửa sạch, tất cả cho vào nồi đất, hầm với lượng nước vừa phải cho mềm. Ăn ngon khi nóng

Xem thêm:Công dụng và cách dùng của sâm cau

Những chú ý khi dùng sâm cau

  • Tuy sâm cau có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh và bồi bổ cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể dùng được sâm cau.
  • Bản thân loại thảo dược này cũng có độc tính, tuy trước khi ngâm rượu sâm cau đều đã qua công đoạn khử độc nhưng trong rượu vẫn luôn tồn tại một lượng rất ít. Chính vì vậy không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều sâm cau trong thời gian dài vì có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc nhẹ.
  • Một vấn đề khác cũng liên quan tới vấn đề liều lượng dùng là nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức, vì vậy không nên chỉ quan tâm tới những công dụng quý của sâm cau mà lạm dụng dược liệu này.
  • Trong Đông y cũng khuyên những người hư yếu, bị âm hư hỏa vượng không nên dùng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-sam-cau-vi-thuoc-quy-cua-moi-nha.html/feed 0
Cách dùng giảo cổ lam – Lời khuyên từ chuyên gia https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-giao-co-lam-loi-khuyen-tu-chuyen-gia.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-giao-co-lam-loi-khuyen-tu-chuyen-gia.html#respond Thu, 15 Oct 2020 00:39:59 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-giao-co-lam-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-426/ Cho đến nay người ta không còn quá xa lạ với những công dụng tuyệt vời mà Giảo cổ lam mang lại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là việc sử dụng Giảo cổ lam của người dân đa phần còn mang tính tự phát, cách nhận biết đúng loại cây, cách dùng giảo cổ lam thế nào cho hiệu quả… thì còn hạn chế.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó GĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược Tuệ Tĩnh để tìm hiểu rõ hơn về loại cây này.

Cách dùng giảo cổ lam - Lời khuyên từ chuyên gia 1

Hình ảnh Phó Giáo sư  – Tiến sĩ Nguyễn Duy Thuần

PV: Xin kính chào PGS.TS Nguyễn Duy Thuần. Thưa ông, hiện người dân đổ xô đi mua giảo cổ lam về sử dụng mà ít người biết được rằng đâu mới là giảo cổ lam thật? Điều này có đúng không? Và làm thế nào để nhận biết cây giảo cổ lam? Thưa PGS

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:

Đúng là trong thời gian qua, tôi thấy rất nhiều người tìm mua giảo cổ lam khô về sắc nước uống, do vậy mà cũng rất nhiều người rao bán loại dược liệu này. Tuy nhiên giảo cổ lam lại rất dễ bị nhầm lẫn với các cây thuộc họ Nho (Vitaceae), không có tác dụng gì thậm chí còn gây tiêu chảy khi sử dụng. Người dân vì không có hiểu biết nên rất dễ bị các đơn vị, cá nhân, vì lợi ích trước mắt mà làm giả, làm nhái, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.

Cách dùng giảo cổ lam - Lời khuyên từ chuyên gia 2

Hình ảnh cây Giảo cổ lam 5 lá

Để biết đâu là giảo cổ lam thật, nhất thiết chúng ta phải dùng cây tươi, khi đã phơi khô hoặc chế biến thì không có cách gì phân biệt được. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm sau để nhận biết:

  • Giảo cổ lam là cây thuộc họ bầu bí, có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (pentaphyllya có nghĩa là 5 lá), khác với loài cùng chi như Gynostemma pubescens có 7 lá chét ( hay gọi là giảo cổ lam 7 lá ) hay Gynostemma laxum có 3 lá chét ( giảo cổ lam 3 lá ). Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.
  • Giảo cổ lam là cây thân dạng thảo, lá kép hình chân vịt, mặt trên có màu xanh thẫm và mặt dưới có màu xanh lá cây, mép lá có răng cưa. Cây giảo cổ lam leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, còn cây họ nho leo bằng tua cuốn mọc đối diện lá. Đây là đặc điểm khác biệt nhất của 2 họ này.
  • Đặc biệt cây giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng.

Chỉ khi sử dụng giảo cổ lam thật thì mơí đem lại hiệu quả cho người bệnh.

PV: Cách dùng giảo cổ lam như thế nào là tốt nhất thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:

Ở Việt Nam, Giảo cổ lam đã được nghiên cứu trong suốt hơn 10 năm qua và đã chứng minh được nhiều công dụng quý với sức khỏe như: làm hạ mỡ mãu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tăng cường chức năng gan, giải độc và bảo vệ gan, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ…

Ngoài ra gần đây, các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện ra chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá, không thấy hiện diện trong 3 lá và 7 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên Adenosin lại không chiết xuất được bằng nước nóng theo cách sắc thông thường mà phải dùng hệ dung môi ethanol: nước theo tỷ lệ 50:50 ở nhiệt độ và áp suất thích hợp. Do vậy, cách dùng  giảo cổ lam theo truyền thống là phơi khô, sắc uống như trong nhân dân hiện nay không phát huy được hết các hoạt chất quý trong giảo cổ lam. Vì thế chúng ta có thể sử dụng giảo cổ lam dưới dạng đã được chiết xuất của các đơn vị sản xuất uy tín để cho hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

PV: Vâng. Vậy, với một dược liệu quý như giảo cổ lam, chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?

Cách dùng giảo cổ lam - Lời khuyên từ chuyên gia 3

Hình ảnh vùng nguyên liệu Giảo cổ lam tuệ linh

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:

Đúng vậy, Việc khai thác giảo cổ lam trong tự nhiên rất dễ bị nhầm lẫn với các loại cây khác không có giá trị về mặt dược học, đồng thời về lâu dài sẽ gây ra nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này. Do vậy việc bảo tồn, phát triển nguồn nguyên liệu này là vô cùng cần thiết.

Tôi được biết, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu Giảo cổ lam theo tiêu chuẩn quốc tế tại Mộc Châu, Sơn La. Việc làm này vừa giúp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời phục vụ cho xuất khẩu ra các nước châu Âu, vừa giúp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh đó Công ty TNHH Tuệ Linh còn là đơn vị được GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội chuyển giao đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về dược liệu này.

PV: Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ hết sức hữu ích của PGS. Hy vọng những thông tin này của ông sẽ giúp bạn đọc sáng suốt hơn trong việc lựa chọn và biết cách dùng Giảo cổ lam sao cho hiệu quả nhất cho sức khỏe của mình và gia đình.

Nhằm bảo tồn một dược liệu quý và cũng là để đáp ứng nhu cầu sử dụng Giảo cổ lam chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong cộng đồng Việt, Công ty TNHH Tuệ Linh đã chọn vùng đất Mộc Châu, Sơn La (nơi có khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với sự phát triển của cây Giảo cổ lam) để đầu tư xây dựng chuẩn hóa vùng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ vùng nguyên liệu này, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh, không chỉ đảm bảo sạch mà còn được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO để giữ được tối đa các hoạt tính sinh học của Giảo cổ lam 5 lá.

Uống TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh mỗi ngày sẽ giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu; Làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch; Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp; Giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type  2; Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc; Tăng khả năng làm việc, giảm căng thăng mệt mỏi.

Cách dùng giảo cổ lam - Lời khuyên từ chuyên gia 4

Sản phẩm từ lá Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, đường huyết, lưu thông máu não

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-giao-co-lam-loi-khuyen-tu-chuyen-gia.html/feed 0