Hà thủ ô là dược liệu đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu nước hà thủ ô để uống, bởi nếu không chế biến đúng cách sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước hà thủ ô để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.
Mục lục
Uống nước hà thủ ô có tác dụng gì?
Hà thủ ô hay còn tên gọi khác là Dạ giao đằng, Khua lình, Má ỏn, Mằn năng ón – cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Chúng được trồng nhiều ở các vùng phía Bắc như: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,… Hà thù ô được chia thành hai loại là: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng (phân theo màu sắc). Theo Đông y, hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt và đắng, tính ôn. Dược liệu này vỏ bên ngoài có màu nâu đen nhưng ở trong có màu đỏ sẫm. Uống nước hà thủ ô đem lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể như:
- Bổ máu: Hà thủ ô có tác dụng tăng lực cho các chứng chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Đồng thời làm kích thích tăng hồng cầu và bạch cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm giác ngủ ngon, ăn ngon miệng, hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường sức khỏe: Hoạt chất Lecithin trong hà thủ ô có thể sinh dịch huyết, chống suy nhược thần kinh, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sinh lý.
- Chữa rụng tóc: Đây là công dụng nổi bật nhất của dược liệu, hỗ trợ cải thiện chứng rụng tóc, tóc bạc sớm. Người bệnh sử dụng hà thủ ô đúng cách khoảng 1-2 tháng sẽ thấy tình trạng rụng tốt cải thiện rõ rệt.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần Anthraquinon giúp kích thích đường ruột, thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, giúp nhuận tràng, chống táo bón, làm giảm các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Tốt cho gan: Hoạt chất Stilbene có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng thải độc gan, ngăn tác hại oxy hóa.
- Giải độc tiêu viêm: Theo đông y, hà thủ ô có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thông tiểu, chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
- Kháng khuẩn, giảm mỡ máu: Trong hà thủ ô có chứa Resveratrol có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm chỉ số LDL cholesterol mỡ xấu, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tai biến.
>>> Xem thêm: 6 tác dụng không ngờ của cây hà thủ ô
Cách nấu nước hà thủ ô đúng cách
Tuy đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không biết cách nấu nước cho đúng thì bạn sẽ không đem lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng không tốt. Dưới đây là cách nấu nước hà thủ ô đúng cách để bạn tham khảo.
Sử dụng hà thủ ô
Cách nấu nước hà thủ ô rất đơn giản như sau:
- Sử dụng hà thủ ô được chế biến (đã cắt mỏng và phơi khô).
- Lấy khoảng 10-15g hà thủ ô chế đem đi rửa qua với nước, cho vào ấm đun.
- Đổ nước xâm xấp rồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 30 phút (lưu ý không dùng bình kim loại).
- Chắt lấy nước uống thay nước lọc. Khi hết bạn có thể pha nước đun thêm cho đến khi nước nhạt thì bỏ đi (chỉ sử dụng nước uống trong ngày).
Dùng bột hà thủ ô
Đối với hà thủ ô dạng bột thì có cách pha như sau:
- Sử dụng hà thủ ô chế (đã cắt lát mỏng, phơi khô) đem đi tán mịn thành bột. Bột hà thủ ô sẽ có màu nâu hồng, vị đắng, có mùi thơm nhẹ.
- Lấy khoảng 1-2g hà thủ ô cho vào cốc, chế thêm nước sôi, khuấy đều cho bột tan hết.
- Uống trực tiếp khi nước còn ấm để hiệu quả tốt nhất. Uống 1-2 lần/ ngày, mỗi ngày không uống quá 4g.
>>> Đọc thêm: Bột hà thủ ô uống thế nào mới đúng?
Một số cách nấu hà thủ ô khác
Ngoài việc sử dụng hà thủ ô để nấu nước uống, người bệnh cũng có thể nấu hà thủ ô bằng nhiều cách khác nhau.
Hà thủ ô, trứng gà
Công dụng: Dùng cho người rụng tóc, huyết hư, khí hư ra nhiều, táo bón, di tinh, tóc bạc sớm, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt.
Nguyên liệu: 60g hà thủ ô, 2 quả trứng gà.
Cách làm: Rửa sạch hà thủ ô và trứng gà với nước. Cho 2 nguyên liệu vào ấm đun chung. Khi trứng chín thì lấy ra bóc vỏ và ăn trứng. Vỏ trứng sau khi bóc thì cho lại vào ấm đun thêm 10 phút. Sau đó chắt bỏ vỏ lấy nước uống.
Cháo hà thủ ô, rau cần
Công dụng: Dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim mạch, giảm quá trình xơ cứng động mạch.
Nguyên liệu: 50g hà thủ ô khô, 100g rau cần, 100g gạo nứt, 50g thịt nạc băm.
Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Sau đó bỏ gạo lứt vào nấu cháo. Khi cháo gần được thì cho thêm thịt nạc, gia vị cho vừa ăn rồi đun thêm 10 phút. Múc cháo ra bát ăn khi còn ấm.
Cháo hà thủ ô, táo tàu
Công dụng: Dùng cho người cao tuổi gan thận yếu, suy nhược thần kinh, người bị thiếu máu não, mỡ máu cao, ấm huyết suy tổn gây ù tai vàng đầu.
Nguyên liệu: 30g hà thủ ô, 3 quả táo tàu, 100g gạo lứt, đường phèn.
Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch đem sắc lấy nước, bỏ bã. Tiếp theo cho gạo lứt, táo tàu và đường phèn vào ninh thành cháo. Ăn 2 lần/ ngày vào sáng, tối.
Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô sắc nước uống
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, thế nhưng người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Các bài thuốc kể trên sử dụng hà thủ ô chế (tức là đã sơ chế, thái lát mỏng và phơi khô).
- Sử dụng đúng liều lượng của từng bài thuốc.
- Hà thủ ô có tính ôn nên khi uống sẽ có cảm giác nóng trong.
- Trong thời gian sử dụng hà thủ ô, người bệnh nên kiêng những thực phẩm như: củ cải trắng, củ hành, củ tỏi, các loại gia vị cay nóng (tiêu, ớt, gừng,…) bởi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh.
- Cần kiêng trì sử dụng hà thủ ô từ 6 tháng trở lên để có hiệu quả rõ rệt.
- Không nên sử dụng hà thủ ô cho người đang bị tiêu chảy, người đang điều trị ung thư, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.