Ho là tình trạng phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người lớn tới người già. Ho có thể kéo dài khiến người bệnh cô cùng khó chịu. Vì vậy, việc tìm kiếm các phương pháp trị ho an toàn, hiệu quả được rất nhiều người quan tâm, trong đó nổi bật là cách dùng các cây thuốc nam trị ho. Vậy chúng là các loại cây nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Mục lục
- 1. Trị ho hiệu quả nhờ cây tía tô
- 2. Cây húng chanh giúp trị ho rất tốt
- 3. Trị ho hiệu quả nhờ gừng
- 4. Đánh bay cơn ho nhờ cây cam thảo đất
- 5. Trị ho hiệu quả nhờ cây quất hồng bì
- 6. Phương pháp trị ho hiệu quả nhờ cúc vạn thọ
- 7. Trị ho hiệu quả nhờ cây bình vôi
- 8. Trị ho hiệu quả nhờ cây mã đề
- 9. Đu đủ đực giúp giảm ho nhanh chóng
- 10. Trị ho hiệu quả nhờ lá hẹ
1. Trị ho hiệu quả nhờ cây tía tô
Một trong những cây thuốc nam trị ho hiệu quả được rất nhiều người biết đến là cây tía tô.
Theo y học cổ truyền, loại cây này có tác dụng vào 3 kinh phế, tâm, tỳ giúp chữa ho, tiêu đờm, long đờm, sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc… nên được dùng chữa ho có đờm hiệu quả.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong tía tô có quercetin, vitamin A, acid rosmarinic… có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, làm giảm cơn ho đáng kể.
– Cách dùng tía tô để trị ho rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm tía tô tươi, đường phèn.
- Thực hiện: tía tô rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp. Thêm chút đường phèn khuấy đều cho tan. Người bị nên uống nhiều lần trong ngày để cải thiện bệnh.
– Cây tía tô khá an toàn, tuy nhiên khi dùng cần lưu ý những thông tin sau:
- Thận trọng khi dùng cho người ho, có đờm, khó thở kèm ra mồ hôi, cảm nóng do dùng tía tô trong trường hợp này có thể làm bệnh nặng thêm.
- Không nên dùng cho người rối loạn tiêu hoá, phân lỏng, phụ nữ sau sinh đẻ.
- Không dùng chung tía tô với cá chép.
- Không sử dụng tía tô trong thời gian dài.
Xem nhiều hơn: 9 cách trị ho dân gian bằng tía tô
2. Cây húng chanh giúp trị ho rất tốt
Không chỉ là một loại rau thơm được dùng phổ biến trong nhiều món ăn, húng chanh còn là một cây thuốc nam chữa nhiều bệnh hiệu quả, trong đó có trị ho.
Theo y học cổ truyền, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, chữa ho, tiêu đờm, cho ra mồ hôi…
Theo y học hiện đại, trong loại cây này có tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp nên giúp giảm ho hiệu quả.
Xem thêm: Thu nhận và một số tính chất có lợi của tinh dầu trong cây húng chanh ở Thừa Thiên Huế
– Cách dùng húng chanh trị ho như sau:
- Chuẩn bị: 30g húng chanh.
- Thực hiện: húng chanh rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể lấy 1 – 3 lá húng chanh cho vào bát nhỏ, thêm chút đường phèn, hấp cách thuỷ rồi ăn cả cái và uống nước. Kiên trì sử dụng sẽ giúp giảm ho kéo dài.
– Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam này chữa ho như sau:
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
- Người có làn da nhạy cảm chú ý khi dùng do lá và thân có lông dễ gây kích ứng.
3. Trị ho hiệu quả nhờ gừng
Gừng là một trong những cây thuốc nam giúp trị ho rất tốt.
Theo y học cổ truyền, gừng có công dụng khử phong tán hàn, trừ ho, tiêu đờm, chống viêm, kích thích tiêu hoá… nên được dùng trong nhiều trường hợp ho, đau rát cổ họng…
Theo y học hiện đại, gừng có nhiều tinh dầu như capsaicin, chavicol, zingiberol… có tác dụng trị ho, giảm ngứa họng, tăng sức đề kháng, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
– Dùng gừng trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng.
- Thực hiện: gừng rửa sạch, thái lát nhỏ (không cần bỏ vỏ), cho vào khoảng 200ml nước sôi, đợi 5 phút rồi uống sẽ giúp giảm ho nhanh chóng.
Ngoài ra, người bị ho lâu ngày có thể giã gừng tươi lọc lấy 1 thìa nước cốt, trộn với 1 thìa mật ong, đun nóng, uống thành từng ngụm nhỏ.
– Lưu ý khi dùng:
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.
- Không dùng cho những đối tượng có khối u ở đường tiêu hoá, người bị cao huyết áp, tiểu đường, đau dạ dày, sỏi mật, người bị bệnh gan, tim, người sốt cao, say nắng…
- Người có tạng nóng, hay bị nhiệt miệng, táo bón không nên dùng.
- Hạn chế dùng buổi tối do nóng trong, dễ gây mất ngủ.
Đọc tiếp: 11 cách trị ho đờm khó thở bằng gừng
4. Đánh bay cơn ho nhờ cây cam thảo đất
Cam thảo đất là một trong các cây thuốc nam được sử dụng từ lâu để trị ho.
Theo y học cổ truyền, cam thảo đất có tác dụng giải cảm, trị ho, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc cơ thể…
Theo y học hiện đại, trong loại cây này còn có acid glycyrrhiric và hơn 300 hoạt chất khác giúp kháng khuẩn, đặc biệt là khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hô hấp – một trong những tác nhân gây ho phổ biến.
– Cách dùng cam thảo đất trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g cam thảo tươi.
- Thực hiện: cam thảo rửa sạch, đem hãm với nước sôi, chắt lấy nước uống. Người bị ho nên dùng trong 3 – 5 ngày để cải thiện bệnh.
– Lưu ý khi dùng:
- Không dùng cam thảo đất uống liên tục trong thời gian dài.
- Không sử dụng quá 40g cam thảo đất tươi mỗi ngày hoặc 12g cam thảo khô.
- Không dùng chung cam thảo và nhân trần để trị ho do tác dụng trái ngược nhau gây hại cho sức khỏe.
- Không dùng cho người huyết áp cao hoặc thấp, táo bón, rối loạn tiêu hoá.
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
Có thể bạn nên biết: Cam thảo đất trị ho: Đừng áp dụng nếu chưa biết điều này!
5. Trị ho hiệu quả nhờ cây quất hồng bì
Một trong những cây thuốc nam độc đáo giúp trị ho hiệu quả là từ cây quất hồng bì. Theo y học cổ truyền, loại quả này có tác dụng chữa ho, làm tan chất nhầy (long đờm), cầm nôn, kích thích tiêu hóa… Nó có thể trị nhiều chứng ho khác nhau như ho do ngoại cảm (ho gió), ho gà… nhất là ho ở trẻ em.
– Cách dùng quất hồng bì trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20 – 30 quả quất hồng bì tươi, 1 ít đường phèn.
- Thực hiện: quất hồng bì rửa sạch, bổ đôi, đem hấp với 1 ít đường phèn, chia ra ăn trong ngày sáng, trưa, tối. Người bị ho dùng 2 – 3 lần là thấy tác dụng giảm ho đáng kể.
– Thận trọng sử dụng quất hồng bì trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú.
- Người có thể chất suy yếu, có bệnh nặng mãn tính.
6. Phương pháp trị ho hiệu quả nhờ cúc vạn thọ
Một trong những cây thuốc nam giúp trị ho khác bạn có thể tham khảo là cây cúc vạn thọ. Theo y học, loại hoa này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm đau… nên được dùng để trị ho gà hiệu quả.
– Cách dùng cúc vạn thọ trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g hoa cúc vạn thọ, 10g hoa đu đủ đực, 10g húng chanh, 20g đường phèn.
- Thực hiện: các nguyên liệu hoa vạn thọ, đu đủ đực, húng chanh đem rửa sạch, giã nhỏ cho vào bát, thêm chút đường phèn. Hấp cách thủy bát này trong 10 – 15 phút, để nguội, nghiền nát, thêm chút nước gạn chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Cần phân biệt với các loại cúc khác tránh nhầm làm ảnh hưởng tới hiệu quả trị bệnh.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.
7. Trị ho hiệu quả nhờ cây bình vôi
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả, bình vôi còn là cây thuốc quý giúp cải thiện tốt tình trạng ho có đờm, ho khan, đau họng, hen suyễn, viêm phế quản…
Xem chi tiết: Các công dụng chữa bệnh của cây bình vôi
– Cách sử dụng cây bình vôi để trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 5 g củ bình vôi phơi khô.
- Thực hiện: Rửa sạch của bình vôi, đem đun với 1 lít nước sạch trong khoảng 20 – 25 phút còn khoảng 500ml tắt bếp. Người bị ho có thể chia đều để uống trong ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không dùng quá số lượng được khuyến cáo. Củ bình vôi có chứa hợp chất ancaloit A (roemerin) làm gây tê niêm mạc, giảm nhịp tim. Nếu dùng quá nhiều có thể khiến tích tụ hợp chất này gây ngộ độc, co giật rất nguy hiểm. Tốt nhất lên dùng dưới 30g mỗi ngày.
- Không uống quá nhiều bình vôi trong thời gian dài.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi.
8. Trị ho hiệu quả nhờ cây mã đề
Cây mã đề là một loại cỏ sống lâu năm được người dân sử dụng từ lâu để trị ho lâu ngày, trừ đờm, giảm ho cho trẻ em.
Theo y học cổ truyền, mã đề có công dụng thanh phế, can, phong nhiệt, giúp trị ho hiệu quả.
Theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này có chứa flavonoid, terpenoid, glycoside và tanin… có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ho.
– Cách dùng cây mã đề trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g cây mã đề, 2g cam thảo đất, 2g cát cánh. Có thể thay cam thảo bằng đường cho đủ độ ngọt.
- Thực hiện: các nguyên liệu trên rửa sạch, đun với 300ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa đun trong 30 phút còn 150ml thì chia đều làm 3 phần uống trong ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không dùng cho người đại tiện táo, đi tiểu quá nhiều, thận hư, không thấp nhiệt, nội thương dương khí hạ giáng.
- Không sử dụng kéo dài và liều cao do nguy cơ hạ kali, rối loạn điện giải…
- Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
9. Đu đủ đực giúp giảm ho nhanh chóng
Một trong những cây thuốc nam giúp trị ho rất tốt được rất nhiều người sử dụng là đu đu đực.
Theo nghiên cứu, nó có các hoạt chất sinh học mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau… Vì vậy, hoa đu đủ đực được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau như ho có đờm, ho khan, ho nhiều về đêm, ho gà, ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản…
Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như tannin, flavonoid, polyphenol, glycoside, beta-carotene… giúp kháng viêm, bổ phổi.
– Cách dùng hoa đu đủ đực trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 50g hoa đu đủ đực, 20ml mật ong
- Thực hiện: hoa đu đủ đực rửa sạch, đun với 150ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa, cô cạn còn khoảng 60ml thì tắt đêm. Hòa với mật ong rồi chia uống sáng và chiều. Người bị ho kiên trì sử dụng bệnh sẽ thuyên giảm.
– Khi đu đủ để chữa ho cần chú ý những thông tin sau:
- Không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi do trong hoa đu đủ đực có chứa papain không tốt cho những đối tượng này.
- Không sử dụng quá nhiều đu đủ đực trong thời gian ngắn.
- Không kết hợp hoa và rễ của cây đu đủ đực với nhau.
10. Trị ho hiệu quả nhờ lá hẹ
Cây rau hẹ là cây thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh cho cơ thể, nhổ bật là khả năng trị ho. Loại cây này giúp thông khí ở phổi, điều hòa tạng phủ, ích thận khí… nên thường được dùng để trị ho, viêm họng.
Ngoài ra, trong lá hẹ có nhiều hoạt chất tốt như allicin, quercetin, vitamin C… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cũng rất tốt cho những người thường xuyên bị ho.
– Cách dùng cây rau hẹ trị ho như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, một chút đường phèn.
- Thực hiện: lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào bát thêm chút đường, đem hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín nhừ. Người bị ho nên ăn cả cái lẫn nước mỗi ngày 2 lần, trong 3 – 4 ngày sẽ giúp giảm ho, giảm đau rát họng đáng kể.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không dùng cho những người âm hư hỏa vượng.
- Không dùng kết hợp lá hẹ với mật ong và thịt trâu.
- Không nên sử dụng lá hẹ cho người bị mắc bệnh đường tiêu hóa, nóng trong, mụn nhọt trong người… do nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.
Trên đây là 10 cây thuốc nam giúp trị ho hiệu quả. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn, chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
Đọc tiếp bài viết: