Đờm, ho, khó thở là triệu chứng phổ biến của một số bệnh đường hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Thay vì sử dụng thuốc, nhiều người tìm đến liệu pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng này. Trong đó, gừng được coi là phương pháp trị liệu an toàn, tự nhiên để trị ho, đờm, khó thở. Để hiểu hơn về tác dụng của gừng cũng như một số cách sử dụng gừng giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, qua bài viết dưới đây, tracuuduoclieu.vn sẽ giúp bạn có thêm thông tin tin cậy.
Mục lục
1. Tác dụng của gừng trong việc trị ho, đờm, khó thở
Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi gian bếp để tăng thêm hương vị trong mỗi món ăn. Bên cạnh đó, nhờ nhiều hoạt chất có trong gừng, nó còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trong đó có bệnh ho.
Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay được dùng trong điều trị ho, tiêu đờm, khử phong tán hàn, giữ ấm cơ thể, đào thải độc tố, kích thích hệ tiêu hóa… Ngoài ra, gừng còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao nên nó còn giúp tiêu viêm, giảm sưng tấy, xoa dịu cơn ho, giảm ngứa và đau rát cổ họng hiệu quả.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, gừng chứa hàm lượng tinh dầu lớn như: Phellandrene, borneol, zingiberol, chavicol, capsaicin, nonanal, citral, zingiberene, methyheptenone… Những hoạt chất này có khả năng điều trị giảm ho, giảm đau rát họng, giảm ngứa họng, tiêu đờm, chống cảm lạnh, ngăn ngừa nôn, buồn nôn. Bên cạnh đó, những hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm và tìm thấy các hợp chất Gingerols, shogaols, 6-gingerol có trong gừng giúp kháng viêm, sát khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu diệt những tác nhân gây hại.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra những hoạt chất gingerol, diphenyl heptan, pararadol trong gừng có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư.
2. 9 Cách trị ho, đờm, khó thở từ gừng
Từ những tác dụng quý báu của gừng qua phân tích trên, bạn có thể dùng áp dụng một số cách dùng gừng chữa ho, đờm khó thở qua gợi ý dưới đây:
2.1. Trà gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng: 1 củ
Cách thực hiện:
- Gừng đem rửa sạch, cạo hết vỏ bên ngoài
- Thái thành lát và đập dập hoặc băm nguyễn
- Cho vào cốc, chế thêm 200ml nước đun sôi, đậy nắp hãm khoảng 10 phút
Cách sử dụng:
- Chắt lấy nước uống khi nước gừng còn ấm nóng
- Mỗi ngày uống 2 lần giúp giảm ho, đờm, khó thở hiệu quả.
2.2. Gừng và đường phèn
Theo Đông y, đường phèn có vị ngọt thanh, giúp làm dịu cơn đau rát họng, giảm đờm, giảm tình trạng viêm nhiễm. Kết hợp gừng và đường phèn sẽ tạo thành bài thuốc trị ho, đờm, khó thở hiệu quả mà bạn nên thử.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng: 1 củ
- Đường phèn: 2 thìa cà phê
Cách thực hiện:
- Gừng đem rửa sạch, cảo bỏ vỏ bên ngoài và thái thành từng lát mỏng, đập dập.
- Cho gừng vào bát con, cho thêm 1 cục đường phèn, đậy nắp.
- Chưng cách thủy khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp.
Cách dùng:
- Để hỗn hợp nguội bớt rồi đem chắt lấy nước uống
- Uống 2 – 3 lần/ ngày. Nên uống từ từ từng thìa nhỏ cho nước ngấm qua cổ họng.
- Còn phần bã gừng đem ngậm, nhai và nuốt.
2.3. Gừng và mật ong
Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả và có tính oxy hóa cao. Vì vậy, mật ong có tác dụng trị ho, viêm họng, làm nhanh lành vết viêm loét ở họng. Mật ong kết hợp với gừng giúp điều trị các vấn đề như cảm lạnh và ho, làm dịu cơn đau họng và giảm đau, giảm viêm.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng: 1 củ
- Mật ong: 2-3 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Gừng đem rửa sạch, cạo hết vỏ và thái thành lát mỏng, đập dập.
- Cho gừng vào ấm và chế thêm nước vùa đun sôi.
- Đậy nắp lại hãm như hãm trà khoảng 10 phút.
- Chắt nước ra cốc và cho thêm 2 – 3 thìa cà phê mật ong.
- Khuấy đều uống như uống trà.
- Còn phần bã gừng có thể nhai kĩ rồi nuốt cả cái lẫn bã.
- Nên uống ngày 2 lần sau khi ăn, uống khi nước còn ấm
2.4. Gừng và muối
Theo Đông y, muối có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, làm giảm nhanh tình trạng đau rát, ngứa họng, đỏ ửng và sưng tấy ở cổ họng. Vì vậy, từ xa xưa, muối thường được dùng trong điều trị bệnh ho, đờm, khó thở, viêm họng. Bên cạnh đó, muối còn có tác dụng trị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Gừng và muối kết hợp giúp tăng cường khả năng trị ho, đờm, kháng viêm, chống lại sự tác động của vi khuẩn. Sau đây là cách dùng gừng và muối bạn có thể tham khảo:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng: 1 củ to
- Muối hạt: 5gr
Cách thực hiện:
- Đem gừng cạo phần vỏ và rửa sạch, để ráo nước.
- Thái gừng thành lát mỏng và đập dập
- Cho gừng và muối vào nồi nhỏ đun cùng 400ml.
- Đun đến khi sủi thì vặn lửa nhỏ liu riu đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
Cách dùng:
- Chắt lấy nước chia làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày sáng và tối.
- Nên uống khi nước ấm, nếu nước nguội có thể đem hâm lên cho nóng
- Còn phần bã gừng có thể ngậm, nhai và nuốt.
2.5. Gừng và quả chanh tươi
Quả chanh có vị chua, tính mát, giàu vitamin C giúp thanh nhiệt, chữa ho hiệu quả. Theo Đông y, vỏ quả chanh có vị đắng, hơi the, mùi thơm, tính lạnh giúp thông khí, tiêu đờm. Chanh và gừng là sự kết hợp hiệu quả trị các chứng ho, đờm, ho mạn tính, thanh nhiệt độc, giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm cao. Ngoài ra, sử dụng chanh và gừng thường xuyên còn giúp phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng, đờm đặc khó thở…
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi: 1 củ
- Chanh tươi: 1 quả
Cách thực hiện:
- Gừng cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước và thái thành lát, đập dập.
- Cho gừng cùng 300ml nước đun sôi và tắt bếp hãm thêm khoảng 10 phút.
- Chắt lấy nước và cho thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh.
- Gừng bỏ vỏ, rửa sạch với nước, để ráo, thái mỏng.
Cách dùng:
Nên uống ngày 2 cốc, uống khi hỗn hợp còn ấm.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể thực hiện trà gừng chanh theo cách sau:
- Lấy 1 củ gừng cạo vỏ, rửa sạch và đập dập.
- Quả chanh tươi đem rửa sạch, cạo vỏ xanh bên ngoài
- Cho gừng và vỏ chanh vào cốc, chế thêm 250ml nước sôi vào hãm khoảng 10 phút.
- Chắt lấy nước uống khi còn ấm nóng.
2.6. Gừng và củ cải
Ngoài chế biến thành món ăn, củ cải cũng có tác dụng trị ho, đờm rất tốt. Theo Đông y, củ cải có tính bình, vị ngọt thanh mát giúp trị ho, đờm, khàn tiếng và khắc phục các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi của đường tiêu hóa rất hiệu quả. Để tăng thêm tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp gừng, củ cải trắng và mật ong hoặc đường phèn theo cách sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Củ cải trắng: 1kg
- Gừng: 250g
- Mật ong hoặc đường phèn: 300ml.
Cách thực hiện:
- Chọn những củ cải trắng mới, không xốp đem nạo sạch vỏ, rửa sạch và thái thành miếng đem ép lấy nước.
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ cứng bên ngoài và đập dập.
- Cho nước củ cải và gừng vào nồi đun sủi và vặn lửa nhỏ liu riu khoảng 10 phút.
- Cho thêm mật ong hoặc đường phèn khuấy đều cho tan và tắt bếp.
- Để hỗn hợp nguội bớt, cho vào bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.
Cách dùng:
- Mỗi lần bị ho, đờm, khó thở xúc khoảng 5ml hỗn hợp củ cỉa gừng uống, có thể uống trực tiếp hoặc pha cùng 1 chén nước ấm
- Uống liên tục khoảng 3 – 5 ngày là thấy triệu chứng thuyên giảm
2.7. Gừng và trái lê
Theo Đông y, quả lê có tính mát, vị ngọt có tác dụng giảm ho, nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu đờm, tiêu độc rất hiệu quả. Vì vậy, dân gian từ xưa đã dùng quả lê trị các chứng ho gió, ho khan, ho có đờm, tiêu đờm, giảm khó thở. Lê và gừng trị ho, đờm, khó thở là sự kết hợp hoàn hảo, gia tăng tác dụng trị các chứng bệnh liên quan đến hô hấp, trị ho gió, ho khan, ho có đờm đặc lên gấp nhiều lần.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lê: 2 quả
- Gừng: 1 củ
- Đường phèn: 2 thìa cà phê
Cách thực hiện:
- Lê đem gọt vỏ, rửa sạch, nạo thành sợi nhỏ.
- Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch và đập dập
- Cho gừng và lê vào bát, bỏ thêm đường phèn và hấp cách thủy khoảng 20 phút thì tắt bếp.
Cách dùng:
- Chắt lấy nước hỗn hợp gừng và lê uống 2 – 3 lần/ ngày
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm
Đọc thêm: Ngâm chân bằng gừng nước muối có tác dụng gì?
2.8. Gừng và lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ có tính nhiệt, ấm, ngọt, mạnh cho khí, không chứa độc, có tác dụng rất tốt trong trị các bệnh về hô hấp như: ho, viêm họng, ho có đờm, hen suyễn, khó thở. Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá hẹ chứa các thành phần kháng sinh cực mạnh như: Allicin, Sulfit, Odorin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột cho cơ thể. Chất Saponin có trong lá hẹ giúp tiêu đờm, chữa ho. Do đó, trị ho, đờm, khó thở bằng lá hẹ và gừng rất hiệu quả có thể dùng thường xuyên
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng: 250g
- Lá hẹ: 250g
- Đường phèn: 3 muỗng
Cách thực hiện:
- Lá hẹ đem rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng khúc khoảng 1 đốt ngón tay
- Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
- Cho lá hẹ và gừng vào bát, đổ thêm đường phèn, đậy nắp và hấp cách thủy khoảng 20 phút thì tắt bếp.
Cách dùng:
- Chắt lấy nước uống 2 -3 lần/ ngày.
- Còn bã lá hẹ và gừng nhai và nuốt cả bã.
2.9. Gừng và lá chanh tươi
Theo Đông y, lá chanh có vị ngọt, tính ôn giúp hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Bên cạnh việc sử dụng làm gia vị món ăn, lá chanh còn được dùng trị ho do cảm lạnh, tiêu đờm, giải cảm, hỗ trợ điều trị hen phế quản.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá chanh tươi: 5g
- Gừng tươi: 3g
- Đường phèn: 2 thìa cà phê.
Cách thực hiện:
- Lá chanh tươi đem rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
- Gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch và đập dập
- Cho gừng và lá chanh đá chuẩn bị vào nồi đun cùng 400ml nước
- Đun đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu, cho thêm đường phèn. Đun tiếp đến khi cạn còn 100ml nước thì tắt bếp
Cách dùng:
- Chắt lấy nước, uống nhiều lần trong ngày
- Uống liền 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng cải thiện
2.10. Gừng và sả
Trong Y học cổ truyền, cây sả có vị cay, tính ấm, được quy vào kinh Phế và Vị. Loại cây này có tác dụng chỉ khái, lợi thủy, tiêu thực. Hoạt chất Citral và Geranial trong sả khá nhiều giúp kháng viêm rất tốt. Gừng kết hợp với sả giúp cổ họng được thông thoáng, tiêu đờm, tiêu diệt các vi khuẩn, các loại virus cải thiện các chứng ho, ho khò khè, có đờm, khó thở rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng: 1 củ
- Sả tươi hoặc khô: 1 củ
- Mật ong: 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch và đập dập hoặc thái thành lát mỏng.
- Sả rửa sạch, đập dập và cắt khúc ngắn.
- Cho các nguyên liệu vào nồi dun cùng 400ml nước.
- Đun đến khi sôi và vặn nhỏ lửa liu riu thêm 10 phút còn 100ml thì tắt bếp.
Cách dùng:
- Chắt lấy nước và cho thêm thêm mật ong khuấy
- Uống khi còn ấm, ngày uống 2 lần.
2.11. Gừng và lá bạc hà
Theo Đông y, bạc hà có tính mát, vị hơi cay, mùi thơm dịu mát có khả năng tán phong nhiệt, trị mạo cảm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho hen. Theo Y học hiện đại, lá bạc hà có chứa các chất chống oxy hóa, hàm lượng canxi, vitamin B và kali cao có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hoạt chất menthol trong bạc hà làm dịu các cơn ho, chống ngạt mũi, tiêu tan đờm tống chất nhầy tích cụ trong phổi ra ngoài dễ dàng, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi: 1 củ
- Lá bạc hà: 5 lá
- Chanh tươi: 1/2 quả
- Mật ong nguyên chất: 20gr
Cách thực hiện:
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước và mang thái nhỏ
- Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng và đập dập
- Chanh vắt lấy nước cốt
- Cho gừng, lá bạc hà vào cốc, chế thêm 250ml nước vừa đun sôi hãm khoảng 20 phút
Cách dùng:
- Cho thêm mật ong và nước cốt chanh vào trà gừng lá bạc hà vừa hãm
- Khuấy đều và thưởng thức khi còn ấm
- Nên uống ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ
- Uống liền trong 4 – 5 ngày.
Xem thêm: Một số bài thuốc từ gừng trong dân gian
3. Lưu ý khi dùng gừng trị ho, đờm, khó thở
Gừng được coi là an toàn với hầu hết mọi người, nhưng có một vài người có thể bị dị ứng và trong một số trường hợp nhất định có một số người không nên dùng gừng trị ho, đờm, khó thở như:
- Người có khối u ở bộ phận tiêu hóa, người mắc sỏi mật, bệnh gan, tim, tiểu đường, cao huyết áp… không nên dùng gừng
- Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng gừng trị ho, đờm, khó thở bởi gừng có tính nóng, nếu lạm dụng dễ góp phần gây sảy thai, sinh non. Muốn sử dụng gừng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Khi sử dụng gừng trị ho, đờm, khó thở thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Tránh sử dụng gừng khi bụng đói.
- Gừng là thảo dược tự nhiên, lành tính nhưng tác dụng chậm, vì vậy khi sử dụng trị ho, đờm, khó thở, bạn nên kiên trì sử dụng hằng ngày.
Trong quá trình điều trị ho, đờm, khó thở bằng gừng, bạn cũng cần căn chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để việc điều trị mang lại kết quả nhanh hơn:
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
- Tránh ăn những loại thực phẩm có tính nóng, gây kích thích cổ họng, dễ gây ho như: các loại thực phẩm nhiều ớt, tiêu, mù tạt, dưa, cà nhiều axit.
- Hạn chế các đồ uống có ga, nhiều đường…
- Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa chua… giúp bổ sung vitamin.
- Thường xuyên thể dục thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.
Trên đây là một vài cách trị ho, đờm, khó thở đơn giản từ gừng. Có thể thấy, trị ho, đờm, khó thở thông thường bằng các loại thảo dược từ gừng luôn được ứng dụng bởi tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, với những trường hợp ho, đờm, khó thở ở thể nặng, chúng tôi khuyên bạn không nên dùng gừng thay thế các phương pháp điều trị khác. Bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị cụ thể, mang lại kết quả nhanh hơn và tránh gây biến chứng khó lường.